Những nhà giáo dục, quan tâm tới giáo dục trăn trở về ngành trong năm 2016, dự đoán những điểm mới trong năm 2017Tiến sĩ Phạm Thị Ly: Phải tập nghĩ mình sẽ nhận thành quả hoặc lãnh hậu quả quyết định của chính mình
|
TS Phạm Thị Ly Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Giáo dục Đại học
|
Trong năm qua, giáo dục phổ thông với thành tích PISA tiếp tục đạt được ở mức cao, nhưng không được đón nhận như một niềm vui hay tự hào, vì những bất cập trong thực tiễn giáo dục vẫn đang là mối quan ngại, nổi bật là việc chạy theo thành tích, áp lực học hành quá tải và thiếu kỹ năng sống.
Thông tư 30 về đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học là một hướng đi đúng, nhằm giảm nhẹ áp lực điểm số, thành tích và hướng tới cải thiện chất lượng học tập của học sinh, đã bị nhiều giáo viên và phụ huynh phản đối mạnh mẽ. Tương tự như vậy là chương trình giáo dục tiểu học mới VNEN…
Điều này cho thấy đưa cái mới vào thực tiễn giáo dục khó khăn như thế nào. Để cải thiện chất lượng giáo dục, không chỉ cần ý tưởng đúng, chủ trương đúng, mà phải có những chính sách có tính chất nền tảng hơn…
Đối với giáo dục đại học, việc tiếp tục mở rộng uyền tự chủ cho các trường là xu hướng tiến bộ, đòi hỏi các bên phải có đủ năng lực để thực thi một cách có hiệu quả.
Nhưng trong bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý phải tập trung vào việc đòi hỏi sự minh bạch, và người học phải rèn luyện khả năng đánh giá và chọn lọc thông tin, và phải làm quen với cách nghĩ, không ai khác ngoài chính mình sẽ hưởng thành quả hay lãnh hậu quả những quyết định của mình, không thể dựa vào ai khác.
Các trường ngoài công lập tiếp tục gây lo ngại với những tranh chấp về quyền sở hữu và điều hành. Những tranh chấp đó cho thấy những khoảng trống trong chính sách, đòi hỏi nhà nước phải cải thiện. Trong khu vực ngoài công lập, không những việc quản trị hệ thống đang có vấn đề, mà quản trị cấp trường cũng rất có vấn đề.
Tôi nghĩ năm 2017, niềm tin đối với giá trị tấm bằng đại học tiếp tục suy giảm, gây khó khăn cho việc phát triển giáo dục đại học, nhất là khu vực ngoài công lập. Các trường bị tranh chấp có thể sẽ bị suy yếu. Những trường có năng lực lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn mới có thể kịp thời thích ứng với những thay đổi của bối cảnh.
Tiến sĩ Trần Đình Lý: Con tàu đổi mới phải chấp nhận sự tròng trành
|
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM |
Ngành giáo dục phải có định hướng chiến lược trung hạn và dài hạn rõ ràng, minh bạch, có lộ trình, phân đoạn, phân vai tránh những sự đổi mới không mang tính dài hạn, loay hoay. Tôi tin rằng khi xã hội và người học hủng hộ từ quan điểm đến cách làm sẽ không có những than phiền mà toàn tâm toàn ý thực hiện sứ mệnh cao cả.
Quan sát giáo dục đại học hiện nay cho thấy, số lượng trường đại học ở Việt Nam chưa nhiều, tỷ lệ sinh viên/một vạn dân là 250 và còn thấp so với chiến lược đặt ra trước đó. Tuy nhiên cần phải nghiêm khắc xem xét và đánh giá lại những trường học để lại tai tiếng cho ngành giáo dục.
Tôi nghĩ năm 2017 sẽ có những đầu tư vào chất lượng. Xu thế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế của các trường đại học. Các trường đào tạo theo hướng hội nhập, trường không đủ sức cạnh tranh sẽ bị giảm thị phần, thậm chí đóng cửa. Việc đổi mới căn bản, toàn diện phải cân nhắc nhưng cũng phải quyết liệt. Con tàu đổi mới phải chấp nhận sự tròng trành, chứ không sóng yên biển lặng.
Nhạc sĩ Sỹ Luân: "Tiên học lễ, hậu học văn" đã biến mất
|
Nhạc sĩ Sỹ Luân, Giám đốc Trung tâm văn hóa-nghệ thuật Trườn ĐH Công nghệ TP.HCM |
Dường như khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn đã biến mất khỏi các trường học. Sinh viên đến trường không còn biết gỡ nón, cúi đầu chào thầy cô. Các emcũng vô cảm với xã hội, xả rác, nói tục, kênh kiệu, đánh nhau, mất hết cả tư cách lề lối đạo đức. Trong khi đó, giáo viên lại bận rộn với giáo án, cơm áo gạo tiền nên không nhắc nhở các em.
Mặt khác, giáo dục vẫn còn thô ráp trong những cuốn giáo trình thiên về thuyết, khiến một bộ phận sinh viên trở nên thụ động, nhút nhát. Các em đang khép kín tâm hồn, hời hợt với cuộc sống, mỗi em là một smartphone và thế giới ảo của riêng mình.
Bản thân tôi mong muốn mang đến cho sinh viên cơ hội được phát triển các kỹ năng mềm cần thiết để thư giãn trong quá trình học tập. Hi vọng ngành giáo dục có những đổi mới tích cực để sinh viên, học sinh xác định rõ hướng đi của mình, biết mình có những thế mạnh gì. Và hơn hết, đừng xem hoạt động văn hóa – nghệ thuật trong trường đại học, các cơ sở giáo dục chỉ là hoạt động vui chơi thông thường, chỉ để phát triển tài lẻ, mà hãy xem đó là cách để phát triển toàn diện người học, giúp sinh viên – học sinh tự tin thể hiện mình.
PGS.TS Đỗ Văn Xê : Không nên đổi mới nữa cho đến khi ổn định
|
Ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ |
Giáo dục cần có sự cải tiến để đạt được kết quả ngày càng tốt hơn nhưng cũng cần sự ổn định để tránh xáo trộn. Quan sát 20 năm qua, giáo dục cải tiến nhiều hơn sự ổn định nên người dân hoang mang, các hoạt động về giáo dục chưa có nền tảng vững chắc.
Tôi cho rằng, đầu tàu ngành giáo dục đã rất năng động khi có sự thay đổi đáng kể, nhất là quy chế thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ. Nhưng mong lãnh đạo ngành giáo dục nên bám chặt vào những đổi mới để đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp và không nên đổi mới nữa cho đến khi mọi việc đi vào ổn định.
Điểm mấu chốt là bỏ bớt các việc không liên quan nhiều đến giảng dạy và học tập như thi học sinh giỏi các dạng, thì giáo viên giỏi, thi sáng kiến, sáng chế, tách các việc mang tính hành chính sự vụ ra khỏi nhiệm vụ của giáo viên... để giáo viên có thể tập trung tối đa thời gian vào việc giảng dạy, học sinh tập trung tối đa vào việc học tập. Thầy làm việc của thầy, trò làm việc của trò, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ giảng dạy làm các việc hành chính.
Nhà báo Ngô Kinh Luân: Những nhà làm giáo dục phải xác định lại vai trò của mình trong kiến tạo con người
|
Nhà báo Ngô Kinh Luân, Báo Công an nhân dân |
Năm 2016 có những ồn ào xuất phát từ câu chuyện ngoài tri thức như tranh cãi xung quanh việc cấm dạy thêm, bắt quả tang giáo viên dạy thêm, nữ nhà giáo được điều đi làm tiếp tân, nữ sinh đánh nhau quay clip, đưa trò chơi trực tuyến vào nhà trường… Những cố gắng của những vị làm quản lý công tác giáo dục vẫn chưa khiến tôi thấy điều này đang hiện hữu.
Tiên quyết cho sự phát triển của một quốc gia, cho nhận thức của nhân dân, sự văn minh của một xã hội, phát triển bền vững của một kinh tế, rường cột phải là giáo dục. Một quốc gia chỉ có thể phồn vinh nếu những cá nhân sinh sống trong quốc gia đó được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, đúng đắn và đi kịp với sự phát triển tri thức của thế giới.
“Đi mãi thì thành đường”, không có gì là không thể làm được. Tôi cho rằng, vấn đề chính là những nhà làm giáo dục, từ quản lý đến giáo viên phải xác định lại vai trò của mình, nhận thức đúng sứ mệnh của mình trong công tác kiến tạo con người mới, truyền thụ nhận thức tư duy để tạo ra những tri thức mới.
Hy vọng điều đơn giản này sẽ được lắng nghe và thực hiện.
Lê Huyền
" alt="Đổi mới giáo dục: Mong đợi gì ở giáo dục 2017?"/>
Đổi mới giáo dục: Mong đợi gì ở giáo dục 2017?
Im lặng hay lên tiếng? Từ khi biết chuyện tới giờ trong lòng tôi sục sôi câu hỏi này.Cô giáo của con nhìn tự tin và đàng hoàng, nhà cửa khang trang, xe cộ đầy đủ.
Vậy mà cô vẫn bày trò...
|
Ảnh minh họa trên Báo Giáo dục Việt Nam
|
Sau một tháng học trước khi khai giảng chính thức, đến đón con, cô giáo đã bóng gió nói rằng cháu học hơi yếu so với các bạn, bố mẹ cần tăng cường kèm cặp. Đã kinh qua 3 năm học đầu đời của con, tôi hiểu ngay cô đang muốn nói chuyện gì, nên cũng thẽ thọt mà nói rằng “Vợ chồng em bận quá, nếu cô có thời gian kèm cháu thì cho em gửi”.
Thế là cô bảo tôi đưa con tới nhà học thêm. Lớp VIP, 4 học sinh, học phí cũng VIP luôn, tận 200 nghìn đồng mỗi buổi. Mấy tháng trước thì mỗi tuần hai buổi. Tới lúc sắp thi học kỳ cô bảo phải tăng thời gian, mỗi tuần lên tới 4, 5 buổi.
Với giá học như thế rồi, cô nói thế rồi, nên lúc đầu tôi cũng yên tâm thật. Nắng cũng như mưa, cun cút đưa con tới nhà cô, cũng xa xôi chứ chẳng gần nhà tẹo nào.
Cho đến một ngày, bỗng dưng con bảo: “Toàn... con cô dạy mẹ ạ”. Tôi không tin, còn nghĩ bụng chắc hôm đó cô bận nên con cô ra trông giúp một tí”.
Nhưng buổi sau hỏi, con vẫn bảo “Con cô dạy, toàn cho bọn con bài tập để làm”. Nên tôi bắt đầu nghi nghi. Nên một hôm, tôi lén đến đón sớm hơn hẳn để… nhìn trộm. Quả nhiên trẻ con không biết nói sai. Cô bé sinh viên con cô đang ngồi… xem điện thoại, 4 “học sinh VIP” cắm mặt làm bài. Chỉ đến sát giờ ra về, cô giáo mới ra ngồi lại, để “ngụy trang”.
Hôm qua và cả hôm kia cũng thế. Tuần sau thi học kỳ rồi, cô lại nhắn đưa con đến để cô kèm. Cứ tưởng sát giờ thi, cô sẽ khác vì cô bảo kéo dài giờ học thêm nửa tiếng nữa, nhưng không ngờ cô lại vẫn để con dạy.
Lúc đón con tôi thử hỏi “Cháu tiếp thu ra sao hả chị?”. Mặt cô tỉnh bơ, nhận xét như đúng rồi. Tôi toan nói hụych toẹt, vì thật tình thấy uất lắm rồi. Chỉ vì vài triệu bạc mà lại mong nhàn nhã, mà cô bày trò gian. Nhưng lại nuốt nghẹn, vì lo con bị trù, nên cố nhịn.
Dọc đường về cứ ấm ức vì thấy mình hèn. Hèn ngay từ lúc ngoan ngoãn cho con đi học thêm, tự lừa mị mình rằng học cô, thay vì gia sư, sẽ tốt hơn vì cô trò sẵn gần gũi, hiểu nhau, cô lại có khả năng sư phạm. Hèn vì tự ca bài “người tử tế việc tử tế” với mình rằng thôi thì cũng là phần nào giúp cô cải thiện đồng lương cho một cái nghề vất vả...
Cơ mà, tôi vào thế khó thật rồi, để được sống đúng như mình muốn.
Im lặng hay lên tiếng? Trong lòng tôi sục sôi câu hỏi này.
Nếu lên tiếng, có hai tình huống có thể xảy ra. Trong trường hợp tôi nói thẳng với cô, chắc cô không nề hà gì mà bảo hôm đó bận quá nên có nhờ cháu ra trông hộ một tẹo. Nhưng từ đó thì con tôi sẽ ra sao? Có bị trù dập không?
Quay lén lấy bằng chứng thì quá dễ dàng với các thiết bị công nghệ như hiện nay. Nhưng gửi bằng chứng cho ai? Cho hiệu trưởng của cô? Có thể cô bị kỷ luật, nhưng sẽ vẫn dạy tiếp lớp học chính, và con tôi sẽ bị trù. Nếu chuyển qua lớp khác, con tôi vẫn “có vết” ở trong trường, cô giáo nào cũng nhìn nó với ánh mắt… kỳ thị, vì có phụ huynh chơi một cú “hoành tráng” như vậy.
Còn nếu tung “bằng chứng” lên mạng xã hội, thì tôi chẳng lường hết được những chuyện gì tiếp theo…
Nếu im lặng: Im lặng rồi tiếp tục đưa con tới học thêm, con tôi sẽ yên ổn qua học kỳ tới, rồi lên lớp 5 là chuyển qua cô giáo khác. Im lặng và tìm cách xin con nghỉ học thêm một cách êm thấm nhất? Có lẽ cô giáo sẽ khó chịu, bằng mặt nhưng không bằng lòng, và con cũng sẽ bị trù…
Trong một cái nghề rất dễ giở mấy trò trù dập tinh vi, không ai bắt được vào đâu. Nếu là mình thì còn có khả năng tự vệ khi bị trù, nhưng trẻ con, lại nhát như con tôi, nghe chừng là khó.
|
Tiết lộ đề cho học sinh tại lớp học thêm (Ảnh Báo Tuổi trẻ). |
Ví dụ nhé, trường công có quy định đảo vị trí học sinh để đảm bảo công bằng cho 50 em/ lớp, nhưng trên thực tế, từ ngày con tôi học thêm ở nhà cô thì luôn được cô ưu tiên xếp ngồi hai bàn đầu dù mắt sáng như sao và cao chả kém bạn nào.
Không học thêm, có khi mạt kiếp cô cho ngồi cuối lớp. Mà với lớp 50 đứa, cứ ngồi tận dưới đó, cô lại chỉ chăm chắm vào dạy thêm, sẽ rất khó theo được bài.
Hai năm rồi, cũng nhờ đi học thêm các cô nên điểm thi của con cao, nhờ được khoanh vùng đúng tủ, được cô dặn “cứ về học thuộc bài văn này”…
Hay một cách… bạo hành tinh vi, mà năm trước tôi đã nếm mùi với cậu con trai nhỏ. Đó là sau vụ cô giáo để con bị lạc sau giờ học, khiến cả nhà được một phen kinh hoảng, cô giáo không những không ân hận lại còn mặt nặng mày nhẹ, ra ý như nhà mình làm ảnh hưởng uy tín của cô.
Tôi vừa lo vừa ức, gặp hiệu trưởng trình bày cả tiếng xin chuyển lớp, nhưng kết quả là cô hiệu trưởng bò ra khuyên tôi không nên làm thế. Nào là "làm thế là xáo trộn tâm lý của con và ảnh hưởng uy tín của cô"… Nào là "còn các cô khác nhìn vào, khổ thân, mà cô ấy thật ra tốt, chỉ không khéo"... Nào là "thôi em ạ, còn mấy tháng nữa rốn nốt, chị cam đoan, chị đảm bảo"... Tôi cả nể, lại thôi.
Nhưng từ đó, thay đổi duy nhất là cô chuyển từ nặng nhẹ sang cười gượng mỗi khi giáp mặt, và nói những câu giả lả, cười nịnh rất thô. Còn thì cậu con vẫn ngán ngẩm việc đến lớp, mẹ thì hiểu ở lớp cô làm trò gì với nó vì trường công không có camera… Cho đến năm nay đổi qua cô khác, con mới háo hức đi học và về kháo chuyện ở lớp.
Nhớ ngày xưa mẹ tôi cũng dạy cấp 1. Thời đó vất, để lo cho được đám con ăn học, mỗi sớm mẹ phải dậy từ 4h sáng đi rải bánh mì cho các quán ngoại ô, cách nhà cả chục cây số rồi tất tưởi về đi dạy. Thế mà tối nào mẹ cũng ngồi cặm cụi soạn bài và chấm vở học sinh đến khuya. Có lần thương mẹ quá mà không biết làm sao, tôi đành xin... chấm vở học sinh giúp mẹ, thì mẹ bảo: "Thôi làm thế người ta biết mang tiếng ra...".
Vậy nên, tôi im lặng thôi. Để giữ sự bình yên cho con. Nhưng tôi phải nói với con sao đây, về sự gian dối của người lớn…
Phụ huynh Minh An
Mời bạn đọc chia sẻ các tình huống khó xử, các kinh nghiệm giải quyết tình huống đã trải qua theo địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn các bạn
|
" alt="Dạy thêm học thêm: Sao tôi lại hèn đến thế này?"/>
Dạy thêm học thêm: Sao tôi lại hèn đến thế này?