Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
本文地址:http://web.tour-time.com/html/99e495412.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Karkh, 21h00 ngày 23/1: Thất vọng cửa dưới
Hà đạt 1.590/1.600 SAT ngay trong lần thi đầu tiên hồi đầu tháng 6, tương đương 29,82/30 theo công thức quy đổi của Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Năm nay, điểm chuẩn ngành này là 28,69. Ngoài ra, nữ sinh còn đạt IELTS 8.5.
Với việc đặt ngành Phân tích kinh doanh (BA) của trường là nguyện vọng 1, Hà chắc chắn trúng tuyển.
Thủ khoa đầu vào ĐH Kinh tế Quốc dân đạt điểm SAT gần tuyệt đối
Diane và Dennis trong lễ cưới đầu tiên năm 1961.
Chia ly
Tôi mang thai trong tuần trăng mật ở San Diego. Chúng tôi nhanh chóng đón 2 con trai, cách nhau 17 tháng (Curtis chào đời năm 1962, còn Keith năm 1963).
Khi đó, Dennis vừa đi học, vừa có công việc full-time. Còn tôi vừa chăm con, vừa làm nội trợ. Mỗi khi Dennis đi làm về, tôi muốn trò chuyện nhưng anh ấy thường kêu mệt, ăn tối rồi đi ngủ như thói quen.
Tôi nghĩ mình cần có người chia sẻ nhiều hơn nên chúng tôi dần trở nên xa cách. Năm 1965, tôi và Dennis ly hôn sau 4 năm chung sống. Những năm sau đó, chúng tôi không gặp lại nhau nhiều vì Dennis nhập ngũ năm 1967.
Anh ấy không thể thường xuyên đưa Curtis và Keith đi chơi vào cuối tuần vì phải đóng quân ở các bang khác nhau. Sau khi xuất ngũ vào năm 1969, Dennis tái hôn 2 lần.
Dennis và Diane ly hôn năm 1965, sau 4 năm chung sống. |
Anh ấy sống chung với người vợ thứ hai 31 năm cho đến khi cô ấy qua đời. Sau đó, anh ấy ở cùng vợ ba 17 năm trước khi cô ấy mất vào năm 2017.
Trong khi đó, tôi tái hôn với chồng người Anh John Jubilee Emerson và sinh thêm 4 người con.
Sau khi chồng qua đời vào năm 1982, tôi làm mẹ đơn thân, nuôi dạy 6 đứa trẻ khi con út mới 4 tuổi.
Thật bi thảm khi cả hai người con của tôi với Dennis đều qua đời khi còn rất trẻ. Keith mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) vào những năm 80 và tự tử năm 1989. Khi đó, bệnh nhân AIDS rất ít hy vọng qua khỏi.
Curtis bị thương khi phục vụ trong quân đội. Dù trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và điều trị y tế, con tôi qua đời năm 2001, ở tuổi 38.
Lần duy nhất tôi và Dennis gặp lại nhau trong suốt 54 năm là tại đám tang của con trai chúng tôi, sau đó ở hôn lễ cháu gái.
Tháng 11/2019, tôi phải nhập viện vì bị ngã. Dennis đã gửi hoa cho tôi. Khi đó, tôi nói với con gái rằng điều này hơi kỳ lạ. Nhưng con tôi chỉ nói: “Mẹ à, bác ấy không cầu hôn mà chỉ gửi hoa cho mẹ thôi!”.
Con gái tôi sống ở Las Vegas, chỉ cách nơi Dennis ở hơn 1 km. Tôi phát hiện họ kết bạn qua Facebook và giữ liên lạc. Nhờ đó, anh ấy biết về hoàn cảnh của tôi.
Tháng 12/2019, tôi đến thăm con gái ở Las Vegas trong 4 ngày. Khi con bé đi làm vào ban ngày, Dennis gọi điện mời tôi đi ăn trưa. Ban đầu, tôi cảm thấy hơi lúng túng, nhưng chúng tôi chỉ trò chuyện về những người bạn cũ, quá khứ và hiện tại. Chúng tôi có đủ thứ để kể cho nhau nghe trong hơn 50 năm xa cách.
3 ngày sau đó, anh ấy tiếp tục rủ tôi đi ăn trưa. Sự kết nối giữa chúng tôi phát triển từ đó.
Sau khi tôi trở về nhà ở Washington D.C., Dennis gọi điện cho tôi mỗi ngày. Khoảng thời gian đó, tôi phải nghỉ hưu vì sức khỏe không tốt. Tháng 2/2020, tôi quyết định chuyển đến Las Vegas để được ở gần con gái.
Mối quan hệ giữa tôi và Dennis nảy nở trở lại.
Tái hợp
Tôi dọn đến Las Vegas khoảng 1 tuần trước khi đại dịch Covid-19 khiến mọi thứ đóng cửa. Không có nhiều lựa chọn, Dennis lái xe đưa tôi đi dạo quanh thành phố.
Tháng 6/2020, tôi phải đến bệnh viện để điều trị. Khi trở về nhà, Dennis đến, ngủ trên ghế dài và chăm sóc tôi.
Anh ấy lau nhà, giặt quần áo, nấu bữa tối... khiến trái tim tôi tan chảy. Kể từ đó, chúng tôi “yêu lại từ đầu” và mong được ở bên nhau.
Chúng tôi đều đã 77 tuổi nên việc lên xuống cầu thang trong nhà Dennis khá bất tiện. Anh ấy bán nhà để mua nơi khác sống cùng tôi.
Trong đại dịch, niềm vui của chúng tôi là xem tổ ấm mới được xây dựng từng viên gạch. Chúng tôi hào hứng lên kế hoạch trang trí nhà và mua đồ nội thất mới.
Dennis và Diane tái hôn ở tuổi 77, sau 55 năm chia tay. |
Vào “buổi hẹn hò” đầu tiên ở Las Vegas, Dennis và tôi tâm sự với nhau rằng cả hai không muốn tái hôn lần nữa. Nhưng khi trở thành một cặp, chúng tôi nói về tương lai và đi mua nhẫn.
Tôi không nghĩ có lời cầu hôn chính thức, nhưng chúng tôi cùng chọn nhà trước khi mua nhẫn cưới.
Chúng tôi kết hôn lần hai vào ngày 11/11/2020 - trùng hôm chúng tôi kết hôn lần đầu năm 1961.
Kế hoạch là 4 người con của tôi sẽ đưa mẹ vào lễ đường. Nhưng thật không may, chúng mắc Covid-19 ngay trước đám cưới.
Vào đêm trước hôn lễ, Thống đốc Steve Sisolak ban hành lệnh hạn chế tụ tập đông người. Do đó, lượng khách dự hôn lễ của chúng tôi giảm dần. Nhưng đó vẫn là dịp tràn ngập niềm vui.
Tôi không chắc mình là vợ đầu tiên hay thứ tư của Dennis nữa. Anh ấy nói rằng ngày 11/11/2021, chúng tôi sẽ kỷ niệm 60 năm kết hôn. Tôi nghĩ có sự gian lận dễ thương ở đây!
Dennis bị ung thư hạch không Hodgkins nhưng vẫn sống khỏe mạnh. Anh ấy hiện đã ngừng hóa trị, còn tôi đi lại khá hơn sau cú ngã. Không ai hoàn toàn hồi phục nhưng chúng tôi có thể tự lo cho bản thân.
Khi kết hôn lần đầu năm 18 tuổi, chúng tôi mới ra trường. Bây giờ, cả hai đều trải qua đời sống hôn nhân với người khác và có đủ điều kiện để tận hưởng cuộc sống.
Tính cách hài hước giúp cuộc sống của chúng tôi rất tự nhiên và tự do là chính mình. Mọi thứ thật sự ấm áp.
Khi xa nhau, Dennis luôn nghĩ rằng chúng tôi sẽ kết nối lại, nhưng tôi thì không. Lúc mới ly hôn năm 22 tuổi, tôi sẽ nghĩ thật điên rồ khi ai đó nói tôi và Dennis tái hôn 55 năm sau đó. Điều này thật ngoài sức tưởng tượng.
Tôi cũng sẽ không có thêm 4 người con khác nếu chúng tôi sống cùng nhau. Tôi yêu chúng vô cùng.
Trong đám cưới lần hai của chúng tôi, một người bạn của Dennis đọc lời chúc phúc tại tiệc chiêu đãi. Anh ấy nói rằng mối quan hệ của chúng tôi đã đi một vòng trọn vẹn. Chúng tôi ở bên nhau khi còn trẻ và khi đã già, cả hai trở lại với nhau.
Đôi khi, người ta già đi và ngừng tin rằng tương lai vẫn còn điều diệu kỳ nào đó. Nhưng chúng tôi đã ở đây, về lại bên nhau và sẻ chia những năm tháng sau này.
Vợ chồng ông M. đang chuẩn bị đi dự đám cưới thì nhận được thông tin cả hai trở thành F1. F0 của họ là khách vào ăn tại quán cơm nhà ông, vài ngày trước.
">‘Tôi tái hôn với chồng cũ sau 55 năm chia tay’
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm.
Mâm cỗ mặnbao gồm:
1. Bánh chưng
2. Giò
3. Chả
4. Xôi gấc (xôi các loại)
5. Thịt gà
6. Rượu (bia, thức uống khác)
Mâm cỗ ngọtbao gồm:
1. Bánh kẹo
2. Mứt tết
3. Hoa
4. Đèn (nến)
5. Hương
Khi cúng giao thừa trong nhà gia chủ và một số thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ.
Đầu tiên, gia chủ cần khấn thần Thổ - vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó, gia chủ khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Bài cúng giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.
">Mâm lễ cúng giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đầy đủ nhất mang lại may mắn
Nhận định, soi kèo Huế vs Khánh Hòa, 15h00 ngày 24/1: Bất phân thắng bại
Nhanh chóng, đoạn video thu hút hơn 1,1 triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Bên dưới phần bình luận, không ít người tỏ vẻ thích thú trước sự hài hước và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan của cụ bà đã cận kề tuổi 90.
Hoàng Quân (22 tuổi), cháu trai bà Tư, cho biết giai đoạn Covid-19 năm 2021, Quân tạm thời được nghỉ học nên về quê ở cùng gia đình.
"Hằng ngày, thấy bà nội chỉ quanh quẩn trong nhà, tôi mới nảy ra ý tưởng chỉ cho bà xem điện thoại thông minh. Lúc đầu, bà cũng ngại ngùng vì không theo kịp nhưng một lúc sau lại cảm thấy thích thú. Từ ngày biết dùng điện thoại, bà thường xuyên gọi điện cho con cháu, tự mở nhạc nghe, thậm chí còn lướt mạng xã hội rồi cười khoái chí", Quân nói.
Cuối năm 2021, trong một lần quay video để đăng tải lên mạng xã hội, chàng trai 22 tuổi nhờ bà nội đóng 1 vai trong tiểu phẩm của mình. Cụ bà lập tức đồng ý và cùng cháu lên ý tưởng, học thoại và diễn xuất.
Thoạt đầu, hai bà cháu phải quay đi quay lại nhiều lần do chưa quen đứng trước ống kính. Thế nhưng, chỉ cần Quân hướng dẫn về ý tưởng, cách diễn đạt sao cho tự nhiên, bà Tư đều gật đầu, làm lại nhiều lần mà không một câu than vãn.
Không những vậy, bà còn cầu toàn, đòi cháu trai quay thêm nếu cảm thấy cảnh quay chưa được chỉn chu.
Ban đầu, Quân ngỏ lời quay video hát cải lương nhưng bà nội từ chối vì chưa tự tin. Mãi một lúc sau khi cháu trai thuyết phục, bà Tư mới thử sức. Bất ngờ là đoạn video ấy được cư dân mạng ủng hộ nhiệt thành. Nhiều người còn xúc động vì sự mộc mạc của bà gợi nhớ đến người thân của họ.
"Vốn dĩ, tôi chỉ muốn đăng tải video lên mạng để lưu giữ kỷ niệm giữa hai bà cháu, nhưng không ngờ được cư dân mạng ủng hộ, khen ngợi. Video đầu tiên đăng tải đạt 3 triệu lượt xem, nhiều người khen ngoại lớn tuổi mà minh mẫn, nhanh nhẹn quá", Quân chia sẻ.
Đọc những bình luận tích cực, bà Tư càng thấy thích thú. Từ đó, cứ cuối tuần, bà và cháu trai lại quay video cùng nhau. Nội dung đăng tải trên mạng xã hội của hai bà cháu thường xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống thường nhật ở vùng quê yên bình, với những câu thoại gần gũi, hài hước. Cả hai cũng thường xuyên quay video quảng cáo cho thương hiệu đồ bộ của con trai bà Tư. Nhờ vậy, sản phẩm của gia đình được ủng hộ ngày càng nhiều.
Nhiều nhãn hàng liên hệ ký hợp đồng quảng cáo nhưng Quân đều từ chối vì anh chỉ muốn dùng kênh TikTok tạo năng lượng tích cực với bà nội, người thân và người xem.
Khi Quân quay lại TPHCM để tiếp tục học tập, bà Tư hôm nào cũng trông mong cháu trai cuối tuần về nhà, gọi điện thoại hỏi nội dung video sẽ quay để bà kịp chuẩn bị.
"Nội từng là một người luôn cảm thấy cô đơn vì tuổi già, lúc nào cũng nằm một chỗ nhớ con cháu đi làm xa, dẫn đến nhiều bệnh. Nhưng kể từ khi quay TikTok, nội trở nên vui vẻ hơn, tự biết cách giải trí, kết nối với những người xung quanh. Để đảm bảo sức khỏe cho bà nội, tôi cũng chỉ quay video vào cuối tuần, hai bà cháu cũng chỉ dành 1-2 tiếng là hoàn thành", Quân chia sẻ.
Bà Tư có 9 người con, hiện sống cùng gia đình con trai út. Trước đây, cụ bà cả đời bươn chải, lăn lộn khắp các cánh đồng để nuôi các con. Qua bao nhiêu vất vả, Quân bộc bạch, bà nội chưa từng than vãn, lúc nào cũng yêu thương và dành tất cả những gì mình có cho con, cháu.
">Bà nội U90 thành "ngôi sao" TikTok, an hưởng sau một đời nuôi 9 con
Căn nhà nhỏ của ông Tôn Thất Quỳnh Phú (66 tuổi, ở đường Nguyễn Chí Diễu, TP Huế) hiện có hàng chục chiếc đồng hồ lớn, nhỏ.
Ông Phú bên cạnh những chiếc đồng hồ yêu thích nhất. |
Đây chính là thành quả suốt 15 năm ông Phú đã dày công tìm tòi, thu thập đồ cổ ở khắp nơi.
Ông Phú chia sẻ, để có được bộ sưu tập đồng hồ như hiện tại, từ năm 2006, ông đã phải đi khắp nơi sưu tầm. Đỉnh điểm, lúc nhiều nhất số đồng hồ lên đến 100 chiếc. Đến bây giờ, ông đã bán khoảng 50 - 60 chiếc. Số còn lại, có giá trung bình từ 10-30 triệu đồng/chiếc.
Đa số bộ sưu tập đồng hồ của ông Phú có nguồn gốc từ các nước châu Âu như: Pháp, Đức, Ý, Nga, Thụy Sỹ... Trong số này, đồng hồ cổ có xuất xứ từ Pháp chiếm ưu thế hơn cả, đó là hàng loạt các thương hiệu tên tuổi đang hiện hữu trong ngôi nhà của ông như: Odo, Girod, Vedette, Kienzie, đồng hồ tủ đứng Comtoise...
|
“Sau năm 1975, nhiều đồ vật rất có giá trị bị lưu lạc khắp mọi nơi. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều để tìm mua bằng được các cổ vật. Khi mua được món đồ mình tâm đắc, tôi rất phấn khích và tự nhủ rằng phải ra sức để phục hồi lại những món đồ đó về hiện trạng ban đầu”, ông Phú kể lại.
Hàng ngày, ông Phú phải vệ sinh, tra dầu mỡ thường xuyên. Lúc tra dầu mỡ, ông tự mày mò, rồi cố ghi nhớ từng công đoạn của mỗi chiếc đồng hồ.
Chiếc đồng hồ tủ đứng bằng gỗ là đồ vật có giá trị nhất trong bộ sưu tập đồ cổ của ông Phú. |
“Càng ngày, tôi càng quen với các công đoạn, bản thân tôi cũng tìm hiểu, nghiên cứu thêm. Đến giờ, tôi đã có thể sửa được nhiều loại đồng hồ khác nhau như những người thợ thực thụ”, ông Phú niềm nở nói.
Những kỉ niệm khó quên
Suốt 15 năm sưu tầm đồng hồ cổ, ông cũng đã có những kỉ niệm không thể quên.
Ông Phú kể lại: “Dù thời gian đã trôi xa nhưng tôi vẫn không quên món đồ đầu tiên do tự tay tôi tìm mua được. Đó là chiếc đồng hồ treo tường hiệu Odo được mua từ một anh chàng mua bán ve chai.
Cận cảnh một chiếc đồng hồ được thiết kế độc đáo và rất tinh tế.
|
Lúc mua, nó đã bị hỏng, rã rời từng mảnh vụn. Sau đó, tôi đã dành thời gian tự mày mò, sửa lại. Không uổng công, cuối cùng, chiếc đồng hồ đã chạy được bình thường”.
Cách đây khoảng 10 năm, ông Phú được người quen giới thiệu tìm về phố cổ Bao Vinh (TP Huế) để mua một chiếc đồng hồ treo tường bằng gỗ.
Người bán ở trong ngôi nhà 2 tầng có cầu thang khá nhỏ hẹp. Vì quá ưa thích món đồ cổ, ông muốn chính ông là người leo lên tận nơi để lấy chiếc đồng hồ và đưa xuống.
|
Một tay ông Phú bê chiếc đồng hồ, tay còn lại vừa vén màn vừa vịn lan can để bước xuống cầu thang trong niềm hân hoan tột độ. Cảm xúc đó đã để lại ấn tượng sâu đậm đến bây giờ, khiến ông nhớ mãi. Đến bây giờ, có người trả giá chiếc đồng hồ này với giá 20 triệu đồng nhưng người đàn ông này không muốn bán.
Món đồ yêu thích nhất của ông là chiếc đồng hồ Baumann 1670 Buco bằng gỗ với một quả lắc và những sợi dây dài.
Điều đặc biệt là mọi bộ phận của chiếc đồng hồ này từ răng cưa cho đến những chi tiết nhỏ khác đều được làm bằng gỗ.
Những món đồ giá trị trong căn nhà ông Phú.
|
Ông Phú cũng quan niệm, từ những chiếc đồng hồ cổ, ông tìm thấy được những giá trị xưa cũ như gợi nhắc về những kỉ niệm một thời.
Lại có lần, ông Phú nhận một chiếc đồng hồ được khách gửi qua bưu điện. Nhận hàng, ông phát hiện chiếc đồng hồ của ông đã bị vỡ kính và linh kiện. Ông Phú phải chịu toàn bộ chi phí để phục hồi. Lúc đó, ông vừa buồn vừa tiếc vì đó là chiếc đồng hồ có giá trị.
“Cũng có khi mình cần tiền quá nên mình đã bán đi vài chiếc đồng hồ đồ cổ giá trị. Đến lúc mình cần mua, dẫu cố gắng cũng không mua được. Điều đó khiến những người đam mê đồ cổ như tôi khá day dứt", ông tâm sự.
Hương Lài
Có duyên với cổ vật, nhất là trang phục cung đình triều Nguyễn, anh Hoàng dành cả đời để đi tìm những giá trị xưa cũ.
">Ngôi nhà đầy ắp đồng hồ cổ của người đàn ông xứ Huế
Không chỉ là truyền thống hay vì lý do tiết kiệm không gian trong các căn hộ nhỏ, ngủ trên mặt đất còn có một số lợi ích sức khỏe khá ấn tượng.
1. Nó có thể làm giảm đau lưng
Ngủ trên một bề mặt phẳng, cứng sẽ tốt cho lưng của bạn và có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau đã đeo bám bạn trong nhiều năm. Trong khi ngủ trên một chiếc giường mềm chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nhưng nệm có thể bắt đầu lún xuống theo thời gian, khiến cột sống của bạn bị cong và dẫn đến đau lưng.
Trên thực tế, các chuyên gia y tế thậm chí còn khuyên bạn nên đặt ván ép dưới nệm nếu nó quá mềm. Ngủ trên sàn cũng sẽ giữ cho cột sống của chúng ta thẳng và ngăn cơ thể bạn bị ép vào một vị trí không tự nhiên.
2. Cải thiện tư thế
Nếu bạn ngủ đúng tư thế và cột sống được hỗ trợ thích hợp, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc giữ lưng thẳng trong ngày. Khi cột sống buộc phải cong theo bề mặt nằm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm thay đổi hình dáng cột sống, dẫn đến dáng đi có thể bị gù, còng lưng.
3. Có thể cải thiện lưu thông máu
Khi bạn ngủ trên sàn nhà sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu, vì trọng lượng của bạn được phân bổ đều và ít áp lực hơn lên các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Ngủ theo tư thế tự nhiên cũng sẽ ngăn ngừa được tình trạng tê và ngứa ran do máu lưu thông kém. Nếu nằm cuộn tròn hay nằm sấp có thể khiến máu lưu thông kém, gây tê bì, ngứa chân tay, nặng hơn có thể gây ra các vấn đề tim mạch.
4. Giúp bạn dậy đúng giờ
Nếu bạn cảm thấy khó rời khỏi chăn gối và ra khỏi giường vào buổi sáng, bạn không hề đơn độc. Nhiều người gặp khó khăn khi chuông báo thức kêu và muốn nhấn nút báo lại.
Khi bạn ngủ trên sàn nhà, bạn sẽ có được giấc ngủ đúng chất lượng và cảm thấy không thoải mái đến mức bạn muốn nằm đó cả ngày.
5. Giá cả phải chăng
Một người bình thường chi khoảng 1 nghìn USD (khoảng 23 triệu đồng) cho một chiếc nệm và việc chọn sai, phải thay thế có thể khiến bạn tốn thời gian và năng lượng. Ngủ trên sàn nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền vì bạn sẽ không cần phải mua nệm và giường để lắp nệm.
Ai nên tránh ngủ trên sàn nhà?
Sàn nhà là bề mặt cứng nhất mà bạn có thể nằm ngủ và mặc dù không có nệm có nhiều lợi ích, nhưng nó không được khuyến khích cho một số nhóm người.
Người bị dị ứng: Bởi vì sàn chứa bụi bẩn, lông động vật… những người dễ bị dị ứng có thể bị ho và chảy nước mũi.
Người mắc các bệnh về xương khớp: Nếu bạn bị rối loạn xương nghiêm trọng, ngủ trên sàn nhà có thể gây hại nhiều hơn là có lợi vì nó có thể gây áp lực nhiều hơn lên khớp của bạn.
Người cao tuổi: Do khả năng vận động giảm dần theo tuổi tác, người lớn tuổi có thể gặp khó khăn khi ngồi dậy, đứng lên trên sàn.
Người dễ bị cảm lạnh: Nếu bạn thấy mình thường thức dậy vào ban đêm vì lạnh, tốt hơn là nên tránh ngủ dưới sàn, vì nó có thể khiến bạn bị cảm lạnh.
Ngọc Trang(Theo Bright side)
“Khi tôi còn đi học, tôi hiểu rằng nếu bây giờ bạn lắng nghe những đàn anh lớn tuổi của mình, thì khi bạn có tuổi, mọi người sẽ lắng nghe bạn”.
">Lý do người Nhật Bản thường ngủ trên sàn nhà
友情链接