Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1: Đôi công hấp dẫn
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Soán ngôi đối thủ
Công an TPHCM sẽ thành lập Phòng An Ninh mạng trong năm 2021 (Ảnh: Báo Công an TPHCM) Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, không chỉ tội phạm công nghệ cao mà hiện nay các hoạt động tội phạm tệ nạn xã hội diễn ra rất nhiều trên không gian mạng như mại dâm, cờ bạc, ma túy…Đồng thời, các đối tượng thù địch đã lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc, chống phá Nhà nước Việt Nam.
Trước tình hình đó, Công an TPHCM đã báo cáo Bộ Công an về việc thành lập Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trực thuộc Công an Thành phố và sẽ sớm ra mắt trong năm 2021. Đơn vị này sẽ là lực lượng nòng cốt phối hợp với các lực lượng khác của CATP, là chủ công trong công tác đấu tranh với các hoạt động tội phạm trên không gian mạng.
Như vậy, sau Hà Nội và Huế, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là địa phương thứ 3 trong cả nước thành lập Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trước đó, tại lễ công bố thành lập Phòng PA05 tại Huế, Đại tá Trương Sơn Lâm - Cục Phó Cục PA 05 cho biết, hiện nay, thế giới đang chuyển mình nhanh chóng sang nền kinh tế số, vì vậy môi trường an ninh mạng được ứng dụng trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
Tại Việt Nam tình hình an ninh mạng diễn biến hết sức phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, không ngừng nâng cấp, cải tiến các dòng mã độc hoặc sử dụng các công cụ, phương pháp để tấn công mạng, gián điệp mạng…
"Tội phạm sử dụng CNC trên không gian mạng hoạt động hết sức phức tạp như: đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán vật liệu nổ, mua bán bằng cấp giả… gây thiệt hại nhiều tỷ đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân. Và thực trạng này đã trở thành thách thức, nhức nhối trong công tác đảm bảo an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng CNC"- Đại tá Trương Sơn Lâm khẳng định.
P.V
Nam Định: Thực hiện các phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ được phê duyệt
Sở TT&TT Nam Định sẽ xác định cấp độ ATTT của các hệ thống đang được ứng dụng, thực hiện những phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ được phê duyệt trong năm tới.
" alt="Công an TP.HCM sắp có Phòng An Ninh mạng PA 05" />Các giải pháp của Viettel Cyber Security Vấn đề lớn mà các doanh nghiệp nội đang phải đối diện, theo ông Nam, là người dùng cuối vẫn đang quen với các sản phẩm truyền thống như diệt virus, tường lửa, bảo mật email và chỉ biết đến các nhà cung cấp các sản phẩm này, mà chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này dẫn tới doanh thu của thị trường Việt Nam là khoảng 70 triệu USD vào năm 2019 (tăng trưởng 15-18%/năm) nhưng sản phẩm ngoại chiếm tới 65-70% doanh thu. Nếu chia thị phần, các sản phẩm độc lập như tường lửa, diệt virus chiếm tới 85% thị phần trong khi các dịch vụ như pentest, tư vấn, kiểm thử chỉ chiếm 10%. Phần còn lại thuộc về các dịch vụ giám sát ATTT.
Theo ông Nam, VCS hiện đang cung cấp cả ba giải pháp, dịch vụ nói trên và chiếm 15% thị phần toàn thị trường, cao nhất trong số các doanh nghiệp nội. Để làm được điều này, VCS đã chuyển từ mô hình kinh doanh trực tiếp sang phân phối cho nhà cung cấp, nhờ đó giúp VCS mở rộng thị phần nhanh hơn.
Nhìn về phía trước, ông Nam đánh giá dịch Covid-19 đã có những tác động nhất định đến thị trường. Tuy nhiên, thị trường đang rất rộng mở với sự chuyển dịch sang điện toán đám mây, Internet vạn vật và bảo mật dữ liệu cá nhân. Đây là cơ hội để không chỉ VCS mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực ATTT có thể chuyển mình và bắt kịp thời đại.
Phương Nguyễn
VNPT phải dẫn dắt chuyển đổi số và an toàn trên không gian mạng
Tại hội nghị triển khai kế hoạch 2021 của VNPT (sáng 16/12), Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định VNPT phải đảm nhận vai trò lịch sử dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia, đảm bảo cho sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
" alt="Doanh nghiệp ngoại 'nuốt' 70% doanh thu ngành an toàn thông tin của Việt Nam" />Học tập là nguyên nhân nhiều nhất khiến sinh viên tự tử Một quan chức của trường cho biết bản hợp đồng này chỉ là “quy tắc ứng xử trong ký túc xá” mà 5.000 tân sinh viên của trường Cao đẳng Thành phố thuộc ĐH Công nghệ Đông Quan phải ký xác nhận khi nhập học.
Tài liệu được gọi với cái tên “Thỏa thuận quản lý sinh viên và tự rèn luyện” này nhấn mạnh đến trách nhiệm pháp lý trong những vụ tự tử hoặc thương tích của sinh viên trong trường. Tuy nhiên, văn bản lạnh lùng này của nhà trường đã khiến các bậc phụ huynh có phần không yên tâm khi để con cái học tập tại đây.
“Tôi cho rằng dạng thỏa thuận này là sự vô trách nhiệm và không công bằng. Tôi nghi ngại rằng nó sẽ gây ảnh hưởng đến hành vi của sinh viên” – bà Li, một phụ huynh chia sẻ nỗi lo khi cậu con trai bắt đầu nhập học tại đây. “Trường nên cung cấp các dịch vụ tư vấn và những hỗ trợ khác cho sinh viên, thay vì cố gắng che chắn mình khỏi những trách nhiệm trước khi có bất cứ chuyện gì xảy ra”.
Tuy nhiên, ĐH Công nghệ Đông Quan không phải là trường hợp duy nhất. Năm 2012, một trường đại học ở Tế Nam cũng từng yêu cầu 20.000 sinh viên ký một bản cam kết tương tự.
Theo đánh giá, những nguyên nhân khiến sinh viên thường làm chuyện dại dột nhất là do chuyện tình cảm tan vỡ hoặc không xin được việc làm.
Thực ra những bản cam kết này xuất phát từ trường hợp của Lie Wei – một nữ sinh viên 21 tuổi tử tự vào năm 2009 do trầm cảm và xấu hổ khi không xin được việc làm sau khi ra trường. “Tôi không biết đọc, biết viết nên tôi muốn con gái đi học đại học” – bà Wang Shuxian, mẹ Lie Wei nói. Bà cho biết cô con gái còn từng nhận được học bổng. “Tôi nghĩ đi học sẽ thay đổi cuộc đời nó. Nó sẽ không phải làm ruộng nữa”.
Ở Trung Quốc, hành động tự tử của các em gây ra nhiều áp lực hơn cho cha mẹ do chính sách một con của nước này, khiến họ về già sẽ không có chỗ nương tựa.
Năm 2011, trong số 20 triệu sinh viên của nước này có 40 trường hợp được báo cáo là đã tự tử. Tỷ lệ tự tử trung bình của Trung Quốc là khoảng 23 người trên 100.000 người – tương đương cứ 2 phút lại có 1 người tự tử.
Không thể nói không có vấn đề khi 40% sinh viên Trung Quốc từng có ý định tự tử, trong khi nghiên cứu của Ủy ban Giáo dục Thượng Hải cho biết học tập là nguyên nhân phổ biến nhất của các vụ tự tử ở thành phố này vào năm 2009-2010.
- Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)
- Trọng Tuấn thể hiện điệu hát chèo "Đường trường trên non" tại kỳ thi cuối kỳ. Video: NVCC.
Về nước học tiếp vì đam mê thôi thúc
Nguyễn Trọng Tuấn (SN 1996) được sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa Việt Yên (Bắc Giang) - một trong những cái nôi tạo nên mảnh ghép "văn hiến Kinh Bắc”.
Niềm đam mê với chèo của Tuấn không chỉ đến từ những niềm vui được trình diễn trên sân khấu, mà còn khởi nguồn từ truyền thống gia đình. Ông bà và các thế hệ tiền bối trong gia đình cậu là những diễn viên chèo và đã từng thành lập các gánh chèo làng.
Vì vậy, sau 3 năm đi làm việc ở nước ngoài, Tuấn quyết định dừng kiếm tiền, trở về Việt Nam để theo đuổi nghệ thuật truyền thống. Cha mẹ Tuấn dù không trực tiếp làm nghệ thuật nhưng rất yêu thích và hoàn toàn ủng hộ con trai.
"Đó là động lực mang tính quyết định cho sự lựa chọn của mình" - Trọng Tuấn chia sẻ.
Trước khi bước vào thế giới của chèo, Tuấn đã có một quãng thời gian học trung cấp chuyên ngành hát dân ca quan họ. Tuy nhiên, niềm đam mê với những vai diễn sân khấu đã thôi thúc anh quyết định chuyển hướng. Năm 2019, anh thi và trúng tuyển vào Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, trở thành một trong số không nhiều những người trẻ tuổi theo đuổi chuyên ngành Diễn viên chèo, khoa Kịch hát dân tộc.
Trong thời gian học ở đây, với sự chăm chỉ và khát khao cống hiến, Tuấn đã gặt hái được nhiều thành tích như giải Nhì trong cuộc thi tài năng sinh viên khoa Kịch hát dân tộc (2022), và 2 giải Nhất cuộc thi hát dân ca quan họ của huyện Việt Yên (2022, 2023)...
Luyện tập thâu đêm, mong trở về quê cống hiến
Nhìn lại chặng đường 4 năm đại học, Tuấn tự nhận thấy bản thân đã trưởng thành và thay đổi rất nhiều.
"Việc học tập và rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp của trường đã giúp mình tiếp thu kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một diễn viên chèo đích thực. Trong 4 năm, mình luôn cố gắng vượt qua nhiều thách thức, dành thời gian không chỉ để học trên giảng đường mà còn rèn luyện thể hình và giọng hát".
Trọng Tuấn và bạn bè thường luyện tập suốt đêm để chuẩn bị cho các buổi thi hay hội diễn. "Thỉnh thoảng, sau những buổi tập khuya, chúng mình ra ngoài uống nước và trò chuyện đến tận 1-2h sáng, sau đó lại rón rén trèo qua hàng rào ký túc xá về phòng. Đó là những đêm gắn kết và đầy ý nghĩa trong thanh xuân của mình".
Tại buổi lễ tốt nghiệp ngày 28/4 vừa qua, Trọng Tuấn vào vai Hoàng tử Vương Tùng trong vở "Lời ru hai người mẹ". Vở kịch có nội dung: Với âm mưu đoạt ngai vàng, Thứ phi cùng con trai đã tìm cách hãm hại Hoàng tử Vương Tùng. Tuy nhiên, với sự phò trợ của các vị trung thần, hoàng tử đã thoát khỏi âm mưu gian xảo, đoạt lại ngôi báu và trừng trị kẻ ác.
"Vai diễn của em có chiều sâu và cảm xúc, hãy tiếp tục rèn luyện để trở thành một diễn viên thực thụ, đạt đến độ chín và trưởng thành hơn trong nghề" - NSND Thúy Ngần, đạo diễn kiêm giảng viên hướng dẫn, đã nhận xét về vai diễn của Trọng Tuấn như vậy.
Chính vai diễn này đã góp phần giúp Tuấn trở thành thủ khoa chuyên ngành Diễn viên chèo của trường.
Chia sẻ với VietNamNet, Trọng Tuấn cho biết tới đây, anh muốn trở về quê hương và đầu quân cho Nhà hát Chèo Bắc Giang để có cơ hội làm nghề và sống với nghệ thuật. Đồng thời, Tuấn mong sẽ lan tỏa để chèo được yêu mến hơn.
Đối với Tuấn, chèo không chỉ đơn thuần là một hình thức biểu diễn mà còn là một cách thể hiện và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Anh tin rằng chèo có khả năng mang lại niềm vui và sự thư giãn cho khán giả, đồng thời truyền tải những giá trị văn hóa sâu sắc.
Tuấn cũng rất mong được đóng góp vào sự phát triển của chèo, từ việc biểu diễn trên sân khấu cho đến tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử, ý nghĩa của loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Tử Huy
Tuổi thơ từng bị trêu chọc vì cái tên của thủ khoa trường Nhân văn Hà Nội
Gen Z này không chỉ nổi bật với khả năng nói thành thạo tiếng Hàn như người bản địa, đạt GPA 3.80, giành nhiều loại học bổng hay trở thành thủ khoa đầu ra 2023, em còn gây ấn tượng với cái tên của mình." alt="9X Bắc Giang học chèo, tốt nghiệp thủ khoa ĐH Sân khấu điện ảnh sau 3 năm XKLĐ" /> - -Shimizu Masaaki là phó giáo sư ngành Việt Nam học của ĐH Osaka, Nhật Bản. Ông từng học tiếng Việt ơ Hà Nội vào những năm 1990. Nhân dịp khoa Tiếng Việt (ĐHQG Hà Nội) sắp kỷ niệm 45 năm thành lập, ông đã có bài viết nhớ lại một thời sinh viên của mình.
Vào những năm đầu của thập niên 90, việc xin visa sang Việt Nam còn rất khó khăn, tôi đã phải huỷ bỏ 2 vé máy bay trước khi lên đường sang Việt Nam chỉ bởi vì cái tội vừa mới nghe tin trường mình kí kết hợp đồng với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mà đã phấn khởi đến mức chưa có visa đã lật đật đi mua vé máy bay.
Nhận được tin đã có visa rồi thì tôi lên xe đến Tokyo luôn để xin visa tại Đại sứ quán Việt Nam. Trong khi chờ đợi nhân viên đại sứ quán tới, tôi đã gặp một cụ già mặc áo bà ba tuyệt đẹp. Cụ ấy khuyên tôi bằng tiếng Việt rằng đến Việt Nam thì phải mang theo Seirogan (loại thuốc trị bệnh tiêu chảy). Tôi nghĩ chắc là cụ bà đã sống ở Nhật lâu ngày nên mới cẩn thận như vậy chăng. Tôi cầm hộ chiếu có in visa, chào bà cụ rồi về thẳng Osaka luôn.
Shimizu Masaaki (giữa) khi còn là sinh viên ở B7bis. Ảnh do tác giả cung cấp.
Sau khi chia tay bạn bè, người thân ra tiễn tôi ở sân bay Osaka, máy bay cất cánh bay sang Bangkok vì hồi đó chưa có chuyến nào bay thẳng đến Hà Nội. Qua 2 ngày quá cảnh ở Bangkok, tôi đã đặt chân đến sân bay Nội Bài, nơi tôi có nhiều kỉ niệm nhất đứng thứ hai sau B7bis. Ông tài xế chở tôi đến phố Đại Cồ Việt. Tôi còn nhớ trên đường đến đấy ông đã đố tôi mấy câu tiếng Việt cực kì khó nghe và nói “đây là tiếng Việt thật sự!”. Cuộc sống ở Hà Nội của tôi bắt đầu như vậy.
Kí túc xá B7bis không những vừa là nơi ăn ở vừa là nơi học, mà còn là nơi lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với các nhà Việt Nam học trên thế giới, trong đó có cả học giả Nhật Bản. Hồi đó tôi không hề biết giáo sư ở phòng bên cạnh là một học giả cực kì nổi tiếng và có công lao to lớn trong giới Việt Nam học tại Mĩ mà chỉ biết đó là thầy Ô-ha-rô (tức là GS Stephen O’Harrow) hay đến phòng mình uống trà trò chuyện với nhau mà thôi. Nhưng đối với tôi B7bis cũng là một nơi có đủ điều kiện để hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá “bình dân” của Việt Nam. Đặc biệt là các chú bảo vệ đã dạy cho tôi nhiều điều hết sức quan trọng trong cuộc sống ở Hà Nội. Sau khi học xong giờ học trên lớp – hồi đó phần nửa bên trái của kí túc xá là lớp học và các văn phòng khoa tiếng Việt, còn phần nửa bên phải là phòng ăn, căng tin và căn phòng nghỉ của lưu học sinh – tôi thường chạy đến phòng bảo vệ uống trà và nói chuyện. Chính các chú bảo vệ là người đã chỉ cho tôi cách hút thuốc lào và cho tôi nếm thịt chó, và họ cũng đã giới thiệu cho tôi thợ làm đàn ghi-ta thật giỏi.
Thời gian học ở B7bis chỉ độ khoảng nửa năm, nhưng trong một thời gian ngắn như vậy mà tôi đã được học khá nhiều môn, và giá trị của những môn mà tôi đã được học đến bây giờ vẫn chưa phai đi chút nào. Trước tiên là môn tiếng Việt do thầy Lê Văn Phúc giảng dạy. Tôi quen với khuôn mặt của thầy Phúc từ trước thông qua băng video tiếng Việt trung cấp do thầy Tomita soạn trong thời gian thầy Phúc sang dạy tiếng Việt ở Đại học Ngoại ngữ Osaka. Đến năm 1990 thầy vẫn còn trẻ trung và vui vẻ như trong băng video. Thầy hay kể cho tôi nghe về những ngày thầy dạy ở Osaka. Điều đó đã làm cho tôi cảm thấy như đang ở nhà, tạo ra một bầu không khí ấm áp trong giờ của thầy.
Môn thứ hai là Phương ngữ tiếng Việt của cô Hoàng Thị Châu. Môn này cũng làm nền tảng cơ sở rất quan trọng cho việc nghiên cứu của tôi bây giờ. Có một hôm thầy Ô-ha-rô đến phòng tôi nói chuyện phiếm như thường ngày. Thầy chợt cầm lấy một quyển sách tôi để trên bàn và hỏi “Cô giáo này là ai?”. Tôi trả lời đó là cô Hoàng Thị Châu dạy phương ngữ học cho tôi. Sau đó thầy chép lại tên sách và tác giả. Nghe nói mấy tháng sau cô Châu được thầy Ô-ha-rô mời sang thuyết trình về chuyên môn ở chỗ thầy. Chắc đó cũng là một cơ duyên mà kí túc xá B7bis đã tạo nên chăng? Khoảng chừng mười năm sau, khi tôi nghe được tin sách Tiếng Việt trên các miền đất nước của cô – chính là sách giáo trình cho giờ học của tôi và anh Kasuga – đã nhận được Giải thưởng Nhà nước, thì tôi sang Việt Nam luôn để chúc mừng cô và tặng một chút quà của anh Kasuga và tôi như là học trò cũ của cô.
Còn một môn nữa là Ngữ âm tiếng Việt do thầy Mai Ngọc Chừ phụ trách. Tôi còn nhớ rất kĩ những lời giảng thật dễ hiểu của thầy Chừ, mặc dù nội dung giờ của thầy lúc nào cũng gồm những lí thuyết rất phức tạp nên nhiều khi khó hiểu. Đến bây giờ cách giảng dạy của thầy Chừ vẫn là những bài giảng kiểu mẫu mà tôi bắt chước theo cho những giờ dạy của mình ở trường.
Những ngày sinh viên ở B7bis
Trong thời gian ở Việt Nam, một trong những sự kiện khiến cho lưu học sinh thấy buồn và nhớ nhà nhất là chuyện bị bệnh. Tôi cũng có một lần bị sốt nên phải nghỉ giờ của cô Châu. Nhưng hồi đó chưa có máy điện thoại di động như hiện nay. Tôi không biết làm sao nên cứ nằm thiêm thiếp trên giường thì trong giấc mơ tôi nghe thấy tiếng của ai đó nghe quen quen. Tôi mở mắt ra thì hoá ra đó là tiếng của cô Châu. Cô mang theo hoa quả đến tận phòng của tôi và vừa gọt vỏ cam vừa hỏi thăm sức khoẻ tôi. Tôi quá xúc động nhưng hồi đó tôi chưa thể biểu đạt hết trăm phần trăm cảm nghĩ của mình bằng tiếng Việt. Thực ra lúc đó tôi cảm thấy như mình đang được ẵm trong vòng tay ấm áp của người mẹ. Đó cũng là một kỉ niệm không thể nào quên được ở B7bis.
Sau khi tôi thực tập phương ngữ Nam bộ ở miền Nam từ cuối tháng 10 năm 1990 đến đầu tháng 3 năm 1991, tôi nghe tin thầy Nguyễn Tài Cẩn đã về nước sau khi dạy xong ở Pháp nên tôi trở về Hà Nội luôn để xin được gặp thầy và được học mấy buổi với thầy. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô khoa tiếng Việt và khoa Ngôn ngữ, đặc biệt là của thầy Trần Trí Dõi, tôi được gặp thầy Cẩn và được học mấy buổi với thầy. Thầy đọc rất kĩ những câu hỏi tôi gửi đến thầy trước và trả lời cho tôi thật tử tế. Tôi vẫn nhớ thầy vừa cầm điếu thuốc lá Nga vừa trình bày lí thuyết lịch sử ngữ âm tiếng Việt cho tôi. Cũng có một hôm thầy dẫn tôi đến nhà thầy và học luôn trong phòng đầy sách. Trong thời gian đó, khu Bách khoa đã có nhà khách mới gọi là “A2”. Thực ra nó đầy đủ tiện nghi hơn B7bis, như nước nóng, máy điều hoà, v.v. nên tôi đặt phòng ở đấy. Nhưng rốt cuộc thì hàng ngày tôi vẫn lại sang B7bis gặp bạn cũ ăn cơm nói chuyện với họ, chỉ đến tối khuya thì tôi mới về A2 để ngủ mà thôi.
Nghe nói những quán phở, quán bún chả ở phố Đại Cồ Việt hiện nay hoàn toàn không còn nữa. Còn nhớ có một buổi tối, tôi ngồi ở phòng bảo vệ và than đói bụng, thì chú bảo vệ lập tức chạy đi mua bánh mì cho tôi. Không biết tiếng rao “bánh mì nóng” quen thuộc mỗi buổi tối bây giờ có còn không. Những hàng quán, những tiếng rao…, rất nhiều, rất nhiều hình ảnh và âm thanh trong không gian B7bis vẫn còn mãi trong kí ức của tôi, và đó chính là động cơ làm cho tôi phấn khởi trong việc dạy tiếng Việt ở Osaka.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn đã cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp, không thể nào quên ở B7bis và tôi xin gửi lời chúc mừng 45 năm thành lập Khoa Tiếng Việt của chúng ta ngày đó – Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt của ngày hôm nay.
- Shimizu Masaaki
Gandham Kiran, 18 tuổi, ở Pillalamarri, bang Telangana, bị hôn mê vào tuần trước do viêm gan nặng. Gia đình Kiran được các bác sĩ cho hay, sinh viên này trong tình trạng thực vật, không còn cơ hội sống sót.
Tuy nhiên, khi mẹ của Kiran đang quấn người cậu trong tấm vải liệm, bà thấy nước mắt của cậu con trai được cho là đã chết chảy ra, bà liền thông báo cho mọi người.
"Tôi bị sốc và gọi họ hàng để mọi người gọi cho một bác sĩ địa phương", bà Saidamma nói với báo Hindustan Times. "Bác sĩ nói, mạch của con trai tôi vẫn đập và rất may là chúng tôi đã không rút ống thở của cháu".
Trước đó, khi các bác sĩ tại một bệnh viện tư ở gần Hyderabad nói, Kiran không còn cơ hội sống sót, gia đình vẫn quyết định duy trì hệ thống cung cấp oxy để cậu có thể trút hơi thở cuối cùng ở quê nhà, bà Saidamma nói.
Trong vòng ba ngày sau sự việc trên, Kiran đã hồi phục nhanh chóng, cậu bắt đầu nói và được các bác sỹ chữa trị.
Trước đó, một thanh niên 20 tuổi khác cũng ở Ấn Độ tên là Mohammad Furqan cũng được tuyên bố đã chết. Tuy nhiên, trước khi chôn, cơ thể Furqan bắt đầu động đậy. Gia đình đã đưa cậu tới bệnh viện và các bác sĩ xác nhận, Furqan trong tình trạng nguy kịch nhưng chưa chết.
Hoài Linh
" alt="'Xác chết' khóc trước khi bị chôn rồi sống lại nhanh chóng" />
- ·Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 24/1: Bùng nổ
- ·Khám phá cuộc đời những cây bút vĩ đại nhất thế giới
- ·Kinh hoàng cảnh tường bất ngờ sập, suýt chôn vùi cô gái đang dạo bộ
- ·Viết chữ đẹp đã lỗi thời?
- ·Nhận định, soi kèo Saint
- ·Bác sĩ bỏ cả ngày nghỉ thuyết phục người nhà cho bệnh nhân ở viện điều trị
- ·Nhã Phương 4 năm cưới Trường Giang: Đứng tên các tài sản, ở biệt thự nghìn m2
- ·Lừa đảo bằng Deepfake AI ngày càng nguy hiểm
- ·Nhận định, soi kèo Prostejov vs Trencin, 16h15 ngày 23/1: Điểm tựa sân nhà
- ·Độc giả phản hồi giờ giảng của GS Ngô Bảo Châu
- Đó là những căn nhà mà người chủ cũ đã qua đời do tự tử, sốc thuốc, bị giết... Do sống một mình, nên các thi thể lâu bị phát hiện hơn bình thường. Bán được những căn nhà như thế không hề dễ và Okuma Akira được coi là bậc thầy môi giới trong lĩnh vực địa ốc đặc biệt này.
VietNamNet TV
" alt="Gặp bậc thầy môi giới nhà 'ma ám'" />
Món quà đầu tiên được gửi tặng đến em Nguyễn Thị Ô Xin. Bị sưng lá lách cần phảiphẫu thuật sớm nhưng em Ô Xin vẫn cương quyết không chịu nhập viện với lýdo chi phí điều trị quá lớn. Dù đau bệnh, em đã vượt qua kỳ thi đại học vớisố điểm rất cao và nhận tin đỗ 2 trường ĐH trên giường bệnh.
Ngay sau khi đọc thông tin trên báo, FPT Shop và Nokia Việt Nam đã đến tận nhà ÔXin và trao tặng laptop Toshiba Core i3, với mong muốn động viên em tiếp tụccông việc học tập và theo đuổi ước mơ “trở thành một bác sĩ tài giỏi để tự chămsóc sức khỏe cho bản thân và chữa bệnh cho mọi người…”.
Từ trái qua: đại diện FPT Shop và Nokia Việt Nam, thầy Hiệu trưởng của trường cấp 3 em Ô Xin đang học, tiếp đến là bé Ô Xin và mẹ. Ông Ngô Quốc Bảo (FPT Shop) và bà Lê Ngọc Anh Phượng (Nokia Việt Nam) cùng đi bộ để mở đầu cho chương trình : “Đồng hành cùng sinh viên” do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Nokia Việt Nam và FPT Shop đi bộ để mở đầu cho chương trình : “Đồng hành cùng sinh viên” do báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Phát triển Kinh doanh FPT Shop cho biết: “Qua chuỗisự kiện tài trợ lần này, FPT Shop hy vọng có thể khởi động tinh thần tương thântương ái ngay ở tấm lòng mỗi nhân viên/ cán bộ công ty, công nghệ càng cao -tinh thần càng sâu. Trên tinh thần đó, bên cạnh hợp tác chiến lược trong kinhdoanh, chúng tôi tin rằng việc đồng hành cùng Nokia Việt Nam lần này sẽ là mởđầu cho nhiều hoạt động ý nghĩa khác hướng đến cộng đồng của FPT Shop và NokiaViệt Nam, cũng như với các đối tác trong tương lai.”
Bà Lê Ngọc Anh Phượng, Giám đốc Marketing Nokia Việt Nam, cho biết: “Nokia ViệtNam rất vui mừng cùng đồng hành với FPT Shop trong chương trình hỗ trợ cho cácbạn tân sinh viên xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi cho rằng,chương trình vừa mang lại cho các bạn sinh viên nguồn động lực lớn lao để tiếptục vượt qua khó khăn, học tập và phấn đấu thật tốt, vừa thể hiện sự tích cựctham gia vào các hoạt động xã hội đầy ý nghĩa của Nokia Việt Nam và FPT Shop.Nokia Việt Nam và FPT Shop sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội hợp tác cùng nhautrong các chương trình gắn kết với người tiêu dùng Việt Nam trong thờigian sắp tới.
Quà tặng Nokia Asha 501 là dòng điện thoại mới nhất từ Nokia, với 6 gam màu trẻ trung, hai SIM và là sản phẩm dành cho các bạn trẻ năng động với kho ứng dụng phong phú và pin bền bỉ. Sản phẩm đã có mặt tại FPT Shop trên toàn quốc. Chi tiết sản phẩm có thể xem tại: http://www.nokia.com.vn/asha501
Để hỗ trợ tốt nhất các sinh viên, học sinh mùa tựu trường, FPT Shop cũng vừa thông báo chương trình bán hàng ưu đãi: laptop Core i3 thế hệ thứ 2, đồng giá chỉ 8.090.000 đồng hoặc 8.490.000 đồng từ các thương hiệu như Asus, Acer, HP, Lenovo, Toshiba… Ngoài ra, các bạn còn có 100% cơ hội giảm thêm từ 100.000-300.000 đồng qua vòng quay may mắn.
FPT Shop cũng sẽ hỗ trợ lãi suất trả góp lên đến 16%. Như vậy, với mức trả trước 30% giá trị máy, tức là chỉ từ 2.237.000, chi phí trả góp chỉ từ 373.000 đồng/tháng, các khách hàng FPT Shop, đặc biệt là tân sinh viên có thể sắm ngay một laptop có cấu hình khá mạnh - laptop core i3-3120, 4GB Ram, ổ cứng 500GB.
Xem thêm các chương trình ưu đãi hỗ trợ tân sinh viên tại: http://fptshop.com.vn/fpt-shop-so-huu-ngay-laptop-core-i3-chi-voi-373000-dongthang/?tra=1&cam=b2s&source=vietnamnet
" alt="FPT Shop & Nokia VN đồng hành cùng tân sinh viên vượt khó" />
Mạnh TríKhi MC Đinh Tiến Dũng chuẩn bị đọc đáp án, Tú Oanh quay mặt đi vì hồi hộp, chị sợ mình xui dại Thuỳ Anh. Tuy nhiên khi biết mình đã đưa ra câu trả lời đúng giúp Thuỳ Anh giành 14 triệu đồng, diễn viên Tú Oanh còn hét to hơn cả người chơi chính. Điều này khiến MC rất bất ngờ. Anh nói hiếm khi mà có tới hai người cùng ôm nhau hò hét như vậy khi tham gia chương trình Ai là triệu phú.
Thuỳ Anh đi đến được câu hỏi thứ 10 và dùng đến quyền trợ giúp cuối cùng. Cô gọi điện cho nhà báo thân thiết để giúp tìm đáp án cho câu hỏi liên quan tới bức tượng Zinneke Pis ở Brussels, Bỉ. Tin tưởng vào sự trợ giúp của người anh thân thiết, Thuỳ Anh không ngần ngại nghe theo và chọn đáp án B trong khi câu trả lời là C.
Cô không giấu nổi sự ngạc nhiên và không ngờ mình đã nghe theo gợi ý sai. Thuỳ Anh tỏ ra tiếc nuối và chia sẻ với MC Đinh Tiến Dũng rằng mình muốn xin thi lại Ai là triệu phú vào giữa năm để sửa sai nhưng lập tức bị người dẫn chương trình dội một gáo nước lạnh.
Trả lời sai câu hỏi thứ 10, Thuỳ Anh từ 22 triệu đồng chỉ nhận về tấm séc 2 triệu đồng và rời chương trình - số tiền mà theo MC Đinh Tiến Dũng chỉ đủ để cô mời diễn viên Tú Oanh đi ăn bánh ngọt chứ không đủ để mời một bữa mặn.
Clip: VTV
Đời thực sexy của mỹ nhân sắp gây sóng gió trong 'Chúng ta của 8 năm sau'Trong phần 2 'Chúng ta của 8 năm sau', Thùy Anh vào vai Như Ý, trợ lý của Lâm và cũng là tình địch của Dương." alt="Tú Oanh trợ giúp cho Thuỳ Anh nhưng hét to hơn cả người chơi ở Ai là triệu phú" />Danh sách những mục yêu thích trên tài khoản của nghị sĩ Petr Bystron, thành viên đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức, cho thấy, ông có thể là người hâm mộ một nội dung mà nhiều người cho là không thích hợp và phản cảm. Tuy nhiên, bê bối liên quan tới phim khiêu dâm lại đem lại lợi ích cho nghị sĩ này.
Dù ông Petr Bystron tỏ ra không liên quan gì tới tài khoản đăng "phim con heo" mang tên Sarah trên Twitter song một phóng viên đã phát hiện ra nghị sĩ này ấn nút thích một trong các video sex.
Trong chương trình "Kontraste" của đài truyền hình ARD, người dẫn đã đặt câu hỏi với chính trị gia 46 tuổi trên Twitter rằng liệu có phải tài khoản của ông bị tin tặc tấn công hay ông thực sự thích các đoạn video khiêu dâm.
Ba tiếng sau, đội ngũ trợ lý của nghị sĩ trên xác nhận, vụ việc trên là do tin tặc và khẳng định họ đã bỏ "thích" trên tài khoản đăng video khiêu dâm, theo Sputnik.
Tuy nhiên, một số người coi giải thích là lời xin lỗi không đâu vào đâu. Một người dùng Twitter đùa: "Chắc tin tặc thích video đó? Có phải không?.
Tuy nhiên, đội ngũ trợ lý của nghị sĩ trên dường như chấp nhận "sự cố" với một thái độ đặc biệt: khi đời giáng cho bạn một bê bối khiêu dâm, hãy hưởng lợi từ nó. Theo đội ngũ trợ lý của ông Petr Bystron, số lượng người theo dõi tài khoản Twitter của nghị sĩ này đã tăng tới 12.000.
Hoài Linh
" alt="Nghị sĩ Đức hưởng lợi từ sự cố thích phim khiêu dâm" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Nahda, 20h30 ngày 23/1: Khó tin cửa dưới
- ·Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình
- ·Bé trai Hà Nội đi cấp cứu với nửa bàn tay gần như đứt rời
- ·Đáp án môn Toán thi tuyển sinh lớp 10 Đồng Nai 2019
- ·Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
- ·Đội ngũ bảo mật cần ứng dụng AI để đẩy nhanh tốc độ ngăn chặn tấn công mạng
- ·Cá tính cùng jean lỡ
- ·Đại học cấm mặc đồng phục thể dục vào giảng đường
- ·Nhận định, soi kèo Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1: Đối thủ yêu thích
- ·Bí ẩn nơi thở cũng có thể gây chết người