|
Cụ thể, Bộ TT&TT trao tặng cho tỉnh Tây Ninh 200 bộ truyền thanh thông minh, trong đó MobiFone đóng góp 50% thông qua việc giảm giá bán sản phẩm.
Tại hội nghi, ông Nguyễn Đình Tuấn – Thành viên HĐTV Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã có những chia sẻ về các sản phẩm ICT của MobiFone cũng như một số định hướng trong tương lai: “MobiFone là một đơn vị về IT và có những sản phẩm tương đối đặc trưng. Hiện tại MobiFone đang cung cấp các sản phẩm truyền thanh thông minh cho rất nhiều tỉnh trên cả nước.
|
Thiết bị “loa phường kiểu mới” của MobiFone |
Tại Tây Ninh, năm ngoái MobiFone cũng cung cấp dịch vụ trên 10 trạm và mang lại những hiệu quả rất tốt. Đặc biệt là sẽ giảm rất nhiều chi phí cho những trạm phát thanh cũ sử dụng công nghệ FM, phải có người trực. Hệ thống này của MobiFone sử dụng mạng viễn thông nên có thể đặt bất cứ điểm nào, có thể là sát đường biên. Đồng thời, với hệ thống trí tuệ nhân tạo AI, chúng ta có thể chọn những phát thanh viên tự động với giọng miền Bắc, miền Trung hay miền Nam phù hợp với đặc điểm địa lý, văn hóa vùng miền.”
Theo ông Đình Tuấn, MobiFone hiện cũng có những sản phẩm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời giá tiền của các sản phẩm này so với nước ngoài chỉ khoảng 30%. Đây chính là hai lĩnh vực đang được MobiFone triển khai hết sức mạnh mẽbên cạnh lĩnh vực viễn thông truyền thống.
Về đề xuất dùng chung cơ sở hạ tầng giữa 3 nhà mạng, MobiFone ủng hộ để cắt giảm tối đa chi phí đầu tư để tập trung nguồn lực phát triển ICT. MobiFone cũng sẵn sàng hỗ trợ tỉnh Tây Ninh trong vấn đề chuyển đổi số với thế mạnh về truyền thông thông minh, du lịch. Bên cạnh đó, MobiFone cũng bày tỏ niềm tin tưởng và kỳ vọng Tây Ninh tiếp tục đồng hành một cách mạnh mẽ hơn để cùng MobiFone phát triển lĩnh vực viễn thông cũng như phát triển dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
Phương Dung
" alt="Tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 200 bộ “loa phường kiểu mới” của MobiFone"/>
Tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 200 bộ “loa phường kiểu mới” của MobiFone
|
Ông Đặng Tùng Sơn – P.TGĐ CMC Telecom nêu rõ quan điểm muốn chuyển đổi cần thay đổi - Mà trước hết là sự thay đổi ở bộ phận lãnh đạo. |
Đánh giá tình hình hiện tại, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi hơn so với khó khăn. Đầu tiên cũng như quan trọng nhất đó là sự hỗ trợ, thúc đẩy từ phía chính phủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của kinh tế nước nhà. Tiêu biểu gần đây nhất trong giai đoạn 2019-2020, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ TT&TT đã kịp thời ban hành Nghị quyết 52 yêu cầu Chính phủ phải đi tiên phong trong chuyển đổi số hay quyết định số 749/QĐ-TTg về chương trình hỗ trợ Chuyển đổi số quốc gia. Đây thực sự là nền tảng vững chắc giúp lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có được tâm thế vững chắc để chuyển mình, mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn.
Lợi thế tiếp theo mà doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tận dụng là hạ tầng số quốc gia, bao gồm hạ tầng viễn thông lớn mạnh với băng thông ổn định, an toàn, dễ dàng kết nối nhanh chóng cả trong và ngoài nước cũng như hạ tầng điện toán đám mây.
Quan trọng hơn hết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi “lên mây” đó là khả năng cung ứng điện toán đám mây của các đơn vị công nghệ trong nước.Tại Việt Nam hiện nay đã và đang có các doanh nghiệp đi đầu về Cloud như CMC Telecom, VNG, Viettel, FPT, VNPT. Trong đó, việc xây dựng hệ sinh thái mở như CMC Telecomsẽ là nền tảng linh động để hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng được hết những ưu thế sẵn có, những ứng dụng phù hợp với nhu cầu kinh doanh đa dạng từ nhiều nhà cung ứng công nghệ trên thế giới.
Ông Sơn cũng đưa ra các số liệu thú vị về thị trường cung ứng điện toán đám mây và hệ thống Data center. Hiện toàn Việt Nam có khoảng 27 Data Center (DC) tiêu chuẩn quốc tế.Trong khi đó bình quân số lượng DC tiêu chuẩn phục vụ các nền tảng đám mây nước ngoài (như AWS, Microsoft, Google) trong khu vực và trên thế giới hiện là 138DC/140 quốc gia. Chưa kể hiện có 270.000 máy chủ ảo trong nước phục vụ cho 97 triệu dân Việt so với 2,5 triệu máy chủ ảo của các nhà cung cấp nước ngoài cung ứng trên thế giới thì hiệu suất đang cách khoảng 20 lần. Điều này có thể chỉ ra được sức cung ứng của thị trường trong nước cũng như năng lực hạ tầng ICT tại Việt Nam hiện rất cao và hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Thách thức lớn nhất được các diễn giả chia sẻ chung đó chính là sức ép về hệ thống bảo mật dữ liệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp tài chính – ngân hàng. Là doanh nghiệp về dịch vụ thanh toán trực tuyến, ông Nishikawa Shinichiro – GĐ cấp cao khu vực ĐNA của NTT Data Global nhấn mạnh về bộ tiêu chuẩn bảo mật thanh toán thẻ PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) là bắt buộc, đặc biệt khi xu thế phát triển của việc thanh toán không- tiếp – xúc đang tăng trưởng nhanh chóng.
|
Các diễn giả thể hiện đồng quan điểm trong việc doanh nghiệp cần có giải pháp xử lý về sức nặng bảo mật. |
Các diễn giả trong 2 phiên thảo luận của sự kiện đều thể hiện đồng quan điểm về sứ mệnh quan trọng của nguồn nhân lực CNTT. Sự phát triển của AI hay điện toán đám mây không lấy đi công việc của bất kỳ cá nhân nào. Mà ngược lại, nó là quan hệ cộng hưởng, hỗ trợ lẫn nhau để tối ưu hóa hiệu quả cuối cùng. Do đó, để xây dựng được đội ngũ CNTT chất lượng cao thì các tập đoàn công nghệ lớn cần chú trọng đầu tư vào nguồn lực sinh viên trẻ, giúp các bạn sớm tiếp cận được các kiến thức mới như Big Data, AI, Data Science.
Nhận định về tốc độ phát triển của các chủ thể công nghệ trong nước, ông Sơn nói thêm: Sự xuất hiện của những tên tuổi lớn trong làng công nghệ toàn cầu tại Việt Nam như Google, Apple, Facebook, Microsoft, Amazon, Baidu, Alibaba, Tencent sẽ là đòn bẩy gián tiếp giúp các doanh nghiệp công nghệ kết hợp chặt chẽ với nhau hơn trong quá trình tiến tới tương lai. Song song đó, việc kinh doanh không biên giới hay sự cạnh tranh tại chính thị trường nội địa sẽ là yếu tố tác động lớn đến tốc độ phát triển công nghệ tại Việt Nam. Tập đoàn CMC cũng sẽ đón đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng hạ tầng mở theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tầm Việt Nam thành Digital Hub của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện nay, để hỗ trợ các doanh nghiệp cùng chuyển đổi thành công lên mây, CMC Cloud đã mở cổng kết nối, tiếp nhận các vấn đề từ doanh nghiệp với các chuyên gia CNTT tại đây. Truy cập thêm fanpage CMC Cloud để cập nhật thường xuyên các giải pháp CNTT cho doanh nghiệp.
Phương Dung
" alt="Đánh thức sức mạnh nội lực có đưa Việt Nam trở thành con rồng châu Á?"/>
Đánh thức sức mạnh nội lực có đưa Việt Nam trở thành con rồng châu Á?
|
TSMC sẽ không nhận đơn hàng mới của Huawei từ ngày 15/5 |
Với quy định kiểm soát xuất khẩu thắt chặt của Mỹ, các công ty chip không thuộc Mỹ cũng phải nộp hồ sơ xin cấp phép để sử dụng công nghệ và công cụ từ Mỹ khi cung ứng sản phẩm cho Huawei - hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc.
TSMC và các nhà sản xuất chip khác không được phép xử lý các đơn đặt hàng mới từ Huawei hoặc công ty thiết kế chip HiSilicon sau ngày 15/5 nếu không có giấy phép. Ngoài ra, các đơn hàng đã có phải hoàn tất trước ngày 14/9.
Giới hạn mới trong quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đã trói chặt Huawei, khi hầu hết các nhà sản xuất chip trên thế giới đều đang sử dụng trang thiết bị hoặc phần mềm của Mỹ.
|
CEO Huawei Nhậm Chính Phi |
Ông Liu không tiết lộ việc liệu TSMC có nộp hồ sơ xin cấp phép để tiếp tục cung cấp chip cho Huawei hay không. Người phát ngôn của TSMC cho biết bình luận của Chủ tịch TSMC dựa trên các quy tắc hiện hành và không rõ liệu sẽ có bất kỳ thay đổi nào nữa từ chính phủ Hoa Kỳ hay không.
Mặt khác, ông Liu cũng cho biết hãng đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác khác để tận dụng tối đa năng lực của công ty.
TSMC dự báo doanh thu trong quý 3 (tháng 7-9) có thể đạt 11,2 - 11,5 tỷ USD, tăng hơn 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng này kỳ vọng tăng trưởng doanh thu lên hơn 20% cho cả năm 2020.
|
Huawei không có sự lựa chọn nào thực sự tốt để thay thế cho TSMC |
Một báo cáo gần đây của Tập đoàn Credit Suisse, Thụy Sĩ cho biết, nhà sản xuất chipset TSMC của Đài Loan sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2021 dù đã cắt đứt quan hệ kinh doanh với Huawei.
Trước đó, hôm 14/5 vừa qua, TSMC đã thông báo kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip lớn nhất thế giới tại bang Arizona, Mỹ. Tổng chi phí cho dự án Arizona của TSMC, bao gồm chi phí tài sản cố định, là xấp xỉ 12 tỷ USD, kéo dài từ năm 2021 tới 2029.
Hải Nguyên (tổng hợp)
Dấu hiệu Huawei thấm đòn trừng phạt của Mỹ
Sau hơn một năm kể từ khi chính quyền Tổng thống Donal Trump áp đặt lệnh trừng phạt lên Huawei, tốc độ tăng trưởng về doanh số smartphone của nhà sản xuất Trung Quốc đã có dấu hiệu chậm lại.
" alt="Ác mộng thực sự đến với Huawei"/>
Ác mộng thực sự đến với Huawei
Mới đây, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành văn bản Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; đồng thời cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới nhà để ở. Văn bản có hiệu lực từ ngày 15/8.Theo đó, đối tượng được vay vốn gồm: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong đơn vị, cơ quan thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân; Công chức, viên chức, cán bộ theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Về điều kiện vay vốn, người vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn; phải có đủ vốn tự có tối thiểu 20% giá trị Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở xã hội đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội; có tối thiểu 30% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành đối với vay vốn để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới nhà để ở; có đủ nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội; có đủ hồ sơ chứng minh về thực trạng nhà ở, đối tượng, điều kiện cư trú và thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định; có giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng khác.
|
Từ ngày 15/8, người dân có cơ hội vay tiếp Nhà ở xã hội lãi suất 4,8%/năm. Ảnh minh họa |
Đối với vay vốn để mua và thuê mua nhà ở xã hội: Phải có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với vay vốn để cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới hoặc nhà để ở: Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất nơi đăng ký thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai; đồng thời có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Ngoài ra, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay yêu cầu sau: Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội: Phải bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay, người vay vốn và chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng 3 bên về phương thức quản lý và xử lý tài sản bảo đảm. Đối với vay vốn để cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới nhà để ở: Bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Tính đến hết ngày 31/12/2016, lãi suất cho vay của chương trình là 4,8%/năm theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 06/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Còn về hạn mức cho vay thì tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới nhà để ở, mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Theo Tiền phong Online
" alt="Cơ hội vay tiếp Nhà ở xã hội lãi suất 4,8%/năm từ 15/8"/>
Cơ hội vay tiếp Nhà ở xã hội lãi suất 4,8%/năm từ 15/8