Netflix và các gã khổng lồ streaming vào tầm ngắm quản lý của chính phủ Anh
Theàcácgãkhổnglồstreamingvàotầmngắmquảnlýcủachínhphủtrận đấu đội tuyển anho đó, các đơn vị hoạt động streaming tại Anh có thể bị phạt lên tới 5% doanh thu nếu bị phát hiện trình chiếu các nội dung độc hại, theo thông tin từ Bộ Kỹ thuật số, Văn hoá, Truyền thông và Thể thao (DCMS).
Đây là tín hiệu cho thấy chính phủ đang cập nhật các quy định quản lý việc phát sóng và sản xuất chương trình. Quy định này sẽ được trình lên nghị viện Anh vào tháng 5 và có hiệu lực từ 2024 nếu được thông qua.
Các quy định hiện tại chủ yếu chỉ quản lý được những nhà phát sóng chính, trong khi đó chưa “chạm” được vào các công ty cung cấp dịch vụ như Disney+, Amazon Prime Video, Netflix và Apple TV.
Quy định mới sẽ đảm bảo “các dịch vụ VoD (Video on Demand) thu lợi nhuận từ người xem tại Anh”, sẽ “là chủ thể bị quản lý chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ người xem khỏi các yếu tố độc hại”, Bộ DCMS cho hay.
Đồng thời, quy định mới đối với PSB sẽ “công nhận nhiều hình thức nội dung phát sóng”, có thể bao gồm các nội dung liên quan đến văn hoá, mọi mặt đời sống người dân tại Anh, thông tin kinh tế quan trọng được sản xuất bởi những nhà sản xuất độc lập trên khắp nước Anh, cũng như các nội dung có tác động dân chủ như tin tức và các vấn đề thời sự.
Trước đó, chính phủ Anh cũng nhắc tới các series phim truyền hình quốc tế phổ biến như Doctor Who, I May Destroy You, Great British Bake Off, Top Gear… “đã phản ánh tầm nhìn về nước Anh hiện đại” và cho rằng điều này có thể bị tác động nếu không có sự can thiệp nhất định.
“Toàn cầu hoá phát sóng có nghĩa là thêm nhiều nội dung cho người xem được xây dựng ở các địa điểm không cụ thể hoặc ngoài nước Anh, với dàn diễn viên quốc tế, giao tiếp bằng tiếng Anh. Điều này tạo ra nguy cơ khiến các chương trình made-in-UK trở nên khó phân biệt so với các show được sản xuất tại những nơi khác và kém phù hợp với người dân hơn, đồng thời làm giảm sức mạnh mềm của Anh ở nước ngoài”, Bộ này cho biết.
Vinh Ngô(Tổng hợp)
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
Vai bà L. chi chít vết bỏng tấy đỏ, mưng mủ, đau rát sau khi đốt ngải, đốt hương chữa đau vai gáy. Ảnh: Hồng Đặng Bác sĩ khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang thăm khám và điều trị. Theo các bác sĩ, đây không phải lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận trường hợp bị bỏng da, hoại tử sau đốt ngải, đốt hương.
Các bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể có vấn đề về xương khớp nên đi khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp. Phương pháp điều trị dân gian như đốt ngải, đốt hương... dù khi thực hiện người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu hơn nhưng thực tế không mang lại hiệu quả trong việc điều trị đau mỏi vai gáy hay đau của thoái hóa khớp.
Đau cổ vai gáylà tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.
Bệnh đau cổ vai gáy khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi... Bệnh thường xuất hiện sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh. Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
'Giải cứu' bé sơ sinh có 6 vòng dây quấn vai cổ hiếm gặpBé gái ở Quảng Ninh chào đời với cân nặng 2,8kg, có 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm 1 vòng quanh vai, rất hiếm gặp." alt="Bỏng da, đau nhức sau đốt ngải, hương, chữa mỏi vai gáy" />MC Hoàng Trang VTV trong ngày mẹ ruột được phong NSND. Gia đình luôn luôn là ưu tiên số 1 của tôi
- Theo dõi MC Hoàng Trang có thể thấy chị đúng chuẩn người phụ nữ “nữ công gia chánh” khi ngoài công việc là lao vào nội trợ, bếp núc, cắm hoa. Chị từng chia sẻ được truyền cảm hứng những điều này từ mẹ - NSND Hà Vy?
Mẹ tôi suốt thời tuổi trẻ là đi diễn leo đèo lội suối, đến khi về hưu rồi vẫn đi dàn dựng, tổ chức biểu diễn, thu âm, dạy học... Thế nhưng tôi chưa bao giờ thấy mẹ mình lơ là gia đình một phút nào. Gia đình đối với mẹ luôn là ưu tiên số 1.
Chỉ cần có thời gian, chỗ yêu thích nhất của mẹ tôi chính là cái bếp. Thú vui của bà là nấu thật nhiều món ngon và nhìn mọi người ăn là đã thấy no không cần ăn. Mẹ tôi cũng là một người duy mỹ, thích cái đẹp và ưa sự gọn gàng. Vậy nên mẹ suốt ngày dọn nhà, không bao giờ thấy rảnh rỗi.
Tất bật đối với bà có khi là một niềm vui. Nhiều lúc tôi nghĩ có khi rảnh rỗi quá là mẹ tôi phát ốm. Ở bên cạnh mẹ lâu quá nên tôi ảnh hưởng. Cũng có lúc lười biếng, mệt mỏi thì không nấu cơm, cả nhà cùng thống nhất gọi đồ về ăn. Nhưng đa phần, tôi luôn luôn cố gắng vào bếp, bởi chồng con bảo: Cơm mẹ nấu là ngon nhất!
- Có mẹ là NSND nổi tiếng, chị có cảm thấy áp lực?
Tôi thấy cuộc đời mình hạnh phúc nhất bởi sinh ra là con gái mẹ Vy. Tôi có một người mẹ tuyệt vời. Đi đâu tôi cũng giới thiệu rằng tôi là con mẹ Vy. Thứ áp lực duy nhất nếu có, có lẽ là làm sao để xứng là con mẹ Vy.
Mẹ tôi không phải là nghệ sĩ nổi tiếng nhất nhưng có nhiều cống hiến, làm nghệ thuật hết mình, luôn luôn học hỏi. Tôi không xinh cũng không hát hay như mẹ, nấu ăn càng thua xa. Nhưng có một điều chắc chắn tôi giống mẹ y hệt. Đó là thái độ sống và phong cách sống: thẳng thắn, chân thật, không màu mè, yêu - ghét rõ ràng.
- MC Hoàng Trang là mẫu người phụ nữ của gia đình hơn là công việc?
Tôi không biết như thế nào mới được coi là mẫu phụ nữ của gia đình nhưng chắc chắn gia đình luôn luôn là ưu tiên số 1 của tôi. Tất cả những thứ khác đều xếp từ thứ hai trở đi. Vì yêu nghề và đôi khi cuộc sống, tôi rất bận rộn với các chương trình, dự án và những bộ phim.
Ngoài chương trình ở Đài, tôi còn nhận làm thêm nhiều việc khác như viết kịch bản văn học, làm phim, làm phóng sự, dẫn chương trình…. tất cả những gì phù hợp với chuyên môn mà tôi có thể cống hiến sau khi đã hoàn thành mọi nhiệm vụ của cơ quan. Thế nên quỹ thời gian của tôi luôn ở trong tình trạng hạn hẹp.
Vậy nhưng chỉ cần không phải đi công tác, tôi yêu ngôi nhà của mình lắm. Đi chơi phải có cả gia đình, nếu không tôi sẽ khó mà cảm thấy vui. Thường phụ nữ thích tụ tập chị em bạn dì, đi chơi xa mà không có chồng con để có thế giới riêng còn tôi lại không nằm trong số đó. Không phải vì chồng cấm mà vì tôi không thích đi như thế.
Tôi luôn thấy niềm vui sẽ chỉ trọn vẹn khi ở cạnh mình là những người thân. Những kỳ nghỉ dù dài hay ngắn, tôi thường dành trọn cho gia đình, tranh thủ mọi lúc để gần chồng, con, bố mẹ, anh chị em họ hàng.
Do đặc thù nghề nghiệp hay phải đi công tác xa nhà để làm chương trình, nên tôi cảm thấy khoảnh khắc quý giá nhất là khoảnh khắc được ở nhà, nghe con cười, nhìn con ăn. Cũng có thể bởi vì tôi luôn luôn bị ám ảnh mình bận rộn quá, ít thời gian các con tôi sẽ thiệt thòi. Thế nên ngoài công việc, tôi chỉ thích ở nhà, rất ít khi tụ tập cà phê. Nếu có mời bạn bè ăn cơm, tôi cũng thích mời về nhà, tự nấu nướng, vừa đỡ ồn ào, vừa vui và an toàn nữa. Tôi thuộc tuýp nghiện nhà.
Nếu rỗi quá, tôi sẽ bị ốm
- Có khi nào chị cảm thấy áp lực và quá bận bịu vì ôm đồm nhiều việc như vậy?
Đúng là tôi ôm đồm nhưng đó là tự nguyện. Tính tôi thích bận rộn giống mẹ. Tôi nghĩ ai cũng cần sự nghỉ ngơi nhưng nếu rỗi quá, tôi sẽ bị ốm. Áp lực chắc chắn có, thậm chí thường xuyên. Như tháng 4 này chẳng hạn, tôi đi công tác liên miên, quá nhiều chương trình đang chờ, năm nay tôi còn phải bảo vệ luận văn tốt nghiệp Cao học nữa.
Và tôi lại tham lam, vẫn thích nhà mình đẹp nên dọn dẹp, cắm hoa, trang trí nhà cửa. Áp lực thường chỉ là thứ khách quan tác động và tôi cố gắng để hoàn thành tất cả mọi việc trong khả năng có thể. Nếu mệt quá, tôi sẽ tự nghỉ ngơi. Tôi nghĩ chỉ có duy nhất một thứ không thể quyết định được là nhiệm vụ của cơ quan. Làm truyền hình bạn phải luôn luôn cố gắng bởi chương trình là một chuỗi không bao giờ dừng lại.
Từ "ôm đồm" là rất đúng với tôi, tôi đang tập để bớt ôm đồm đi nhưng với người tham lam như tôi thì e rằng hơi khó!
- Khán giả nói chị lúc nào cũng giàu năng lượng, Hoàng Trang tự nhận xét điều này như thế nào?
Ngay cả bạn bè hay khán giả của tôi cũng thường hỏi tôi rằng sao lúc nào cũng giàu năng lượng thế? Thực ra chính những người tôi gặp, những nơi tôi đến, những câu hỏi đặt ra trước mắt tôi đã làm nên con người Hoàng Trang hôm nay. Tôi luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt muốn khám phá, háo hức và tò mò.
Nghề báo cho tôi cơ hội được chạm vào nhiều thứ mà người khác khó để tiếp cận. Tôi biết ơn những chuyến đi để thực hiện các chương trình văn hóa, lịch sử, tôi có nhiều hiểu biết, trở nên giàu có bởi vốn sống phong phú. Và tôi nghĩ điều giá trị nhất tôi có được khi được tiếp cận với văn hóa và lịch sử ở góc nhìn nghề nghiệp chính là một cuộc sống đầy sắc màu, không ngày nào giống ngày nào. Tôi là một người rất cả thèm chóng chán, vừa hay công việc của tôi khiến mọi thứ luôn luôn mới mẻ. Thế nên công việc này mới giữ chân tôi được đến bây giờ!
Tôi không thẩm mỹ gì ngoại trừ làm răng sứ
- Trong 1 bài phỏng vấn, chị từng chia sẻ bản thân không phải là người quá đầu tư vào ngoại hình trong khi hiện nay công việc truyền hình cần có ngoại hình?
Ngoại hình không phải là thứ tôi ưu tiên nhất trong nghề nghiệp. Không phủ nhận ngoại hình ngày càng trở nên quan trọng và đóng vai trò thành công rất lớn trong mọi nghề nghiệp chứ không riêng truyền hình. Với tôi, vẻ đẹp không nằm ở quần áo mà ở sự phù hợp. Tôi không quá đầu tư vào ngoại hình mà ưu tiên nội dung chương trình.
Tôi vẫn nói với quay phim rằng quan trọng nhất là nhân vật, nhân vật đẹp bởi là trung tâm. Người dẫn chỉ là kết nối. Tuy nhiên trong mọi bối cảnh, tôi luôn luôn cố gắng chỉn chu nhất. Tôi có thể dẫn chương trình ở sân khấu lớn, cũng có thể bước xuống ruộng để trò chuyện với người nông dân mà vẫn thấy mình phù hợp. Sự đầu tư của tôi nằm ở tư duy suy nghĩ làm sao để mỗi lần xuất hiện không thiếu đi sự tôn trọng khán giả.
Còn ở bên ngoài, tôi mặc đơn giản, cũng không thích trang điểm đậm khi đi ra ngoài. Tôi không thẩm mỹ gì ngoại trừ làm răng sứ do men răng không đẹp.
Mẹ hay chê tôi xuề xòa nhưng tôi lại cảm thấy mình rất tự do, vì tôi không bị hình ảnh trên tivi của mình làm cho bên ngoài mất tự nhiên. Tôi quan điểm tôi làm một nghề như bao nhiêu nghề nghiệp khác, chẳng qua đặc thù của truyền hình khiến tôi được biết đến nhiều hơn một chút nên tuyệt đối không hề có khái niệm nổi tiếng.
Tôi và chồng cực kỳ ít điểm chung
- Ông xã là phiên bản cùng dấu hay trái dấu với chị?
Hoàn toàn trái dấu. Tôi và chồng có cực kỳ ít điểm chung. Tôi lãng mạn và bay bổng, anh ấy khô như ngói. Tôi duy mỹ và cầu toàn, anh ấy lại xuề xoà. Tôi ăn mặn, anh ăn nhạt. Tôi rất ghét người hút thuốc lá nhưng anh ấy mãi không thể nào bỏ được thuốc lá…
Nhưng trái dấu mới hút nhau. Vợ chồng tôi đã trải qua rất nhiều thăng trầm, phải kết luận rằng thực sự là duyên nợ. Dù có khác nhau như thế nào, đến bây giờ chúng tôi vẫn ở bên nhau, gần 20 năm.
- Sau nhiều năm bên nhau, vợ chồng chị vẫn giữ được tình cảm ngọt ngào, bí quyết là gì?
Chồng tôi là người ít nói, hình như chẳng bao giờ anh ấy nói rằng anh ấy yêu tôi mặc dù tôi rất muốn nghe câu này. Anh ấy bảo các con rằng: "Đàn ông nói ít thôi. Hãy chứng minh bằng việc làm". Có lẽ anh ấy cảm thấy rất đau đầu khi có người vợ như tôi. Tôi thích nghe những lời ngọt ngào còn anh chẳng bao giờ nói. Tôi quan niệm rằng yêu phải nói như "đói thì phải ăn". Nhưng xem ra mọi "chiêu" của tôi đều chưa tác dụng lắm vì anh ấy vẫn ít nói như thế. Tôi hay gọi chồng tôi là “khúc củi biết bay”.
- Biến cố lớn nhất trong hôn nhân của chị và cách chị vượt qua?
Cuối năm 2021 chồng tôi bị tai nạn rất nặng. Đó là quãng thời gian vô cùng vất vả, thậm chí còn cảm thấy tương lai mù mịt. Nhưng anh ấy đã hồi phục ngoài sức tưởng tượng. Còn tôi cố gắng chăm sóc anh bằng tất cả tình yêu, tình thương và sự chia sẻ.
Tôi thấy may mắn vì có nhiều bạn bè tốt, nhiều mối quan hệ tốt, còn anh ấy may mắn vì có vợ tháo vát, luôn đưa ra những quyết định đúng và cần thiết vào những lúc sinh tử. Chẳng hiểu sao lúc đó tôi mạnh mẽ thế mà có lẽ bởi chẳng còn cách nào khác. Tôi nghĩ tất cả những điều đó có được là do phúc ấm tổ tiên.
Chuyện của chúng tôi đúc kết lại vỏn vẹn hai chữ 'duyên nợ'. Mọi sự khác biệt về tính cách đều có thể vượt qua nếu có tình thương và trách nhiệm. Yêu đương nhiều lúc phai nhạt nhưng chúng tôi cùng có trách nhiệm và nghĩ về những điều lớn hơn, chẳng hạn tương lai của con, sự gắn kết giữa 2 gia đình, nhìn vào cái được của đối phương mà bỏ qua những điều còn chưa hợp. Quan trọng nhất là khi đã lựa chọn cố gắng cả hai tự sửa mình và lắng nghe nhiều hơn.
Minh Huệ
Không gian sống của MC Hoàng Trang VTV
Ảnh: NVCCKhông gian sống của BTV Hoàng Trang gây ấn tượng bởi sự ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên. Cô cũng được đồng nghiệp ngưỡng mộ tài nấu ăn và trang trí món ăn độc đáo.
" alt="MC Hoàng Trang VTV lần đầu tiết lộ về mẹ ruột là NSND và biến cố gia đình" />- - Về thăm Trường Mầm non Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, hơn 100 đại biểu tới từ 23 tỉnh thành phía Bắc đã vô cùng ấn tượng với sự tự tin, nhanh nhẹn của những đứa trẻ vùng cao nơi đây.
Học sinh lớp 5 tuổi ở Trường Mầm non Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Nguyễn Thảo Trẻ học - cô học - phụ huynh học
Trường Mầm non Thải Giàng Phố là trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà. Với 7 điểm trường, trong đó 6 điểm lẻ, trường có 14 lớp với 360 trẻ thì có tới 359 trẻ là người dân tộc thiếu số (DTTS). Trẻ em dân tộc Mông chiếm 98% học sinh.
Với đặc điểm kinh tế, xã hội đó, việc những đứa trẻ 3-4 tuổi nói sõi tiếng Việt là điều đáng tự hào của những cô giáo đang đứng lớp ở Thải Giàng Phố.
Cô giáo Đào Linh Ngân về trường đã được 10 năm. Những ngày đầu về trường, cô được phân công dạy lớp 3 tuổi.
“Cô và trò bất đồng ngôn ngữ. Tôi là người Kinh, không biết tiếng Mông. Tên của trẻ cũng khiến tôi khó nhớ. Trẻ cũng không hiểu cô nói gì. Cô hỏi ‘Cháu tên là gì?’, trẻ cũng nói ‘Cháu tên là gì?’. Cô nói cao giọng, trẻ cũng lên cao giọng”.
Do không nói được tiếng Mông những ngày đầu, việc dạy trẻ tiếng Việt càng trở nên khó khăn hơn. “Trừ con em cán bộ, còn lại ở nhà bố mẹ nói 100% tiếng Mông với trẻ” – cô Ngân cho biết.
Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, cô Ngân và các cô giáo của Thải Giàng Phố phải kiên trì từng ngày, mỗi tiết học.
Thực hiện mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS, ngoài các hoạt động vui chơi, học tập hằng ngày, các cô giáo trường Thải Giàng Phố cho trẻ học thêm 15 phút mỗi ngày. Trong 15 phút ấy, các cô cho trẻ tiếp xúc với 3 từ quen thuộc, sau đó phát triển từ thành câu.
Cô Nguyễn Thị Duyên – hiệu trưởng nhà trường – cho biết, đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số rất bổ ích với giáo viên và có ý nghĩa quan trọng với học sinh. Bởi vì nếu học sinh có vốn tiếng Việt tốt thì sẽ nhận thức tốt được tất cả các hoạt động khác, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.
Cô Duyên chia sẻ, bố mẹ trẻ hầu hết đã học hết lớp 12, nói được tiếng Việt nhưng do thói quen nên ở nhà vẫn còn nói tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế, công việc của các cô giáo không chỉ là dạy tiếng Việt cho trẻ, mà còn phải vận động, tuyên truyền bố mẹ tích cực nói tiếng Việt với con ở nhà.
Học sinh Trường Mầm non Thải Giàng Phố rất tự tin và dạn dĩ trước người lạ. Ảnh: Nguyễn Thảo Tham gia chuyến tham quan mô hình tăng cường tiếng Việt tại các trường mầm non huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, đại diện các tỉnh miền núi phía Bắc cũng chia sẻ về tình hình và đề xuất cho đề án sau 3 năm thực hiện.
Cô Phan Thị Thu Hằng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, ngôi trường có 100% giáo viên và học sinh là người dân tộc Tày – cho rằng, mỗi trường, mỗi khu vực vùng cao sẽ có những đặc thù khác nhau.
“Dạy trẻ khó một thì khi trao đổi với phụ huynh khó hơn nhiều lần. Phụ huynh ở khu vực chúng tôi hầu hết đi làm ăn xa, trẻ ở nhà với ông bà”.
“Ở khu vực của chúng tôi, không khó khăn lắm trong việc dạy tiếng Kinh nhưng lại khó khăn trong việc dạy nói chuẩn. Vì dân địa phương vẫn hay nói ngọng, ví dụ như ‘quên’ thì nói thành ‘quyên’, lẫn lộn dấu sắc và dấu ngã. Hay chính bản thân giáo viên là người bản xứ cũng nói ngọng. Vì thế, các cô giáo cũng phải được yêu cầu sửa ngay”.
Cô giáo Hoàng Thị Sử, người Mông, giáo viên Trường Mầm non Thải Giàng Phố trong tiết dạy tiếng Việt cho trẻ. Ảnh: Nguyễn Thảo Cùng chung khó khăn như các địa phương khác, cô Liễu Thị Dứa – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Xuân Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn – chia sẻ, học sinh của cô cũng 100% là người DTTS, nằm ở xã thuộc vùng vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo là 46,7%.
“Một lớp có thể có học sinh của nhiều dân tộc khác nhau nên ban đầu các cô không thể hiểu trẻ nói gì. Đã có trường hợp ở điểm lẻ, cô giáo phải nhờ học sinh tiểu học sang phiên dịch giúp khi trẻ đòi đi vệ sinh mà cô không hiểu. Trường đã đưa ra giải pháp phân công cả cô giáo biết tiếng dân tộc và cô giáo không biết tiếng vào dạy cùng một lớp”.
Theo cô Dứa, yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập rất quan trọng trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ. “Khi trẻ được tri giác chữ tiếng Việt thì trẻ sẽ nhớ nhanh hơn. Ở các điểm lẻ, trang thiết bị luôn khó khăn hơn, nên khi tổ chức hoạt động trải nghiệm tiếng Việt bao giờ cũng không thuận lợi bằng điểm chính”.
Khó khăn tìm nguồn kinh phí
Các đại biểu là giáo viên, hiệu trưởng, cán bộ ngành mầm non các tỉnh phía Bắc về dự hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Ảnh: Nguyễn Thảo Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS được tổ chức tại tỉnh Lào Cai, một số đại biểu đã có những đề xuất về mặt chính sách.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Bắc Kạn là một tỉnh nghèo, nguồn kinh phí để triển khai đề án tăng cường tiếng Việt hoà vào nguồn ngân sách chung và rất hạn chế”.
“Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch ngân sách hằng năm để thực hiện nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt để sang bảo vệ với Sở Tài chính, nhưng quá trình bảo vệ rất khó khăn. Có những lúc xây dựng 10 mà bảo vệ được 1, 2 đã rất quý rồi.
Vị này cho biết, thành công nhất trong 3 năm triển khai đề án tăng cường tiếng Việt là bảo vệ được kinh phí để mở 2 lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non và tiểu học. Hiện tại, Sở vẫn tiếp tục đề xuất xin kinh phí nhưng cho đến nay, Sở Tài chính vẫn trả lời là ‘rất khó khăn, đang cố gắng cân đối’. "Đó là một khó khăn mà chúng tôi cảm thấy rất nan giải. Về phía Sở Giáo dục thì chỉ có thể hỗ trợ về mặt chuyên môn”.
Với Lai Châu, phòng mầm non đã tham mưu với tỉnh có những chính sách riêng như: chính sách hỗ trợ nhân viên nấu ăn, chính sách hợp đồng giáo viên để bổ sung những nơi còn thiếu.
Trong năm học này, Lai Châu thiếu 257 giáo viên mầm non, nên chủ yếu chỉ bố trí được 1 cô/ lớp.
Trẻ 5 tuổi hoạt động trong giờ kể chuyện. Ảnh: Nguyễn Thảo Tiếp xúc thực tiễn, cô Liễu Thị Dứa (Lạng Sơn) phản ánh, theo nghị định 86, trẻ mẫu giáo, hộ nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ ăn trưa nhưng trẻ nhà trẻ lại không được nhận hỗ trợ này. “Phụ huynh thấy con mình không được hưởng chế độ ăn trưa thì không đưa con ra lớp nữa, mà chờ đến 3 tuổi. Trong khi việc trẻ ra lớp sớm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ”.
Ghi nhận các ý kiến, đề xuất tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu và tìm giải pháp quản lý, chỉ đạo chuyên môn nhằm thực hiện đề án một cách hiệu quả hơn.
Thứ trưởng cũng khẳng định: “Việc tăng cường tiếng Việt, trở thành nhiệm vụ quan trọng số một đối với trẻ DTTS trước tuổi đi học tiểu học. Đây là công việc mà chương trình giáo dục mầm non cần phải thực hiện nhằm chuẩn bị cho trẻ học tốt ở chương trình lớp 1 cũng như cho việc học tập suốt đời, tìm kiếm các cơ hội việc làm, hòa nhập với cộng đồng và có đóng góp cho xã hội”.
Clip: Tiết học kể chuyện bằng tiếng Việt của trẻ 5 tuổi ở Trường Mầm non Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Theo báo cáo của các địa phương, đến thời điểm tháng 8/2018, có 99,2% trẻ DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt. Số giáo viên mầm non người Kinh dạy trẻ DTTS chiếm 47%, 53% là giáo viên người DTTS.
Tổng số giáo viên mầm non được tập huấn về nội dung, phương pháp tăng cường tiếng Việt đạt 86%. Một số địa phương có biên soạn bổ sung tài liệu phù hợp với vùng miền, văn hoá cộng đồng dân tộc nơi trẻ sinh sống.
Số tổ chức xã hội tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở các địa phương là 3.636 lượt đơn vị. Số cha mẹ được tuyên truyền về tăng cường tiếng Việt cho trẻ là 647.126 lượt cha mẹ. Số nhóm lớp được mua sắm mới trang thiết bị, học liệu về tăng cường tiếng Việt là 29.780 nhóm lớp (đạt 65%). Số nhóm lớp có đủ tài liệu, học liệu tăng cường tiếng Việt đạt 77%.
Nguyễn Thảo
" alt="Dạy trẻ dân tộc thiếu số học tiếng Việt: 'Cô hỏi gì, con nói lại y chang'" /> - - Công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyên truyền, định hướng nhà giáo tạo sự đồng thuần với chủ trương của thành phố trong vấn đề về khu đô thị Thủ Thiêm.
Chủ tịch TP.HCM: Thực tâm muốn giải quyết 'chuyện' Thủ Thiêm
Hơn 2.000 hộ dân Thủ Thiêm gửi đơn kiến nghị sau thanh tra
Kiểm điểm tập thể UBND TP.HCM về sai phạm ở Thủ Thiêm
Ban thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục TP HCM vừa yêu cầu công đoàn cơ sở các trường nắm bắt tình hình cán bộ, nhà giáo và người lao động về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Người dân Thủ Thiêm bức xúc về quy hoạch đất đai (Ảnh: Văn Đức) Công đoàn các đơn vị phải kịp thời tuyên truyền, định hướng dư luận trong cán bộ, nhà giáo và người lao động; nắm chắc nội dung, thường xuyên tuyên truyền tạo sự đồng thuận, ủng hộ chủ trương của Thành phố liên quan đến việc thực hiện các dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các dự án khác còn khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn một số quận, huyện.
Khu đô thị Thủ Thiêm ở quận 2, nằm bên bên bờ sông Sài Gòn và cách trung tâm TP.HCM khoảng 300. Vừa qua, Thanh tra Chính phủ có thông báo 1483 kết luận về những sai trong quá trình quy hoạch dự án, phá vỡ quy hoạch Thủ tướng phê duyệt. Nhiều cá nhân liên quan tới sai phạm.
Hiện tại, Chính quyền TP.HCM đang nỗ lực giải quyết. Ngày hôm qua chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã gặp gỡ người dân trong ranh quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm để giải quyết khiếu nại về vấn đề Thủ Thiêm,
LH
" alt="Yêu cầu nắm bắt tâm tư nhà giáo về khu đô thị Thủ Thiêm" /> Tựa game Việt được đề cử vào hạng mục game của năm do người dùng bình chọn. Ảnh: Trọng Đạt Năm nay, cùng tranh tài với Gun & Dengeons cho ngôi vị game của năm là 8 tựa game khác. Trong số này, có nhiều tên tuổi được đông đảo người dùng biết đến như Diablo Immortal, Ni no Kuni, Apex Legends Mobile hay Tower of Fantasy.
Gun & Dengeons là sản phẩm của Topebox - một studio game Việt được thành lập từ năm 2012. Studio game này hiện có hơn 100 nhà phát triển với 10 tựa game nổi tiếng toàn cầu, đem về hơn 100 triệu lượt tải.
Gun & Dungeons là trò chơi hành động thuộc thể loại MMORPG (trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi). Game lấy cảm hứng từ hai tựa game nổi tiếng Enter the Gungeon và Minecraft Dungeons, với thiết kế 3D bắt mắt và đồ hoạ pixel gần gũi.
Dựa trên lối chơi khám phá, phiêu lưu hầm ngục đơn giản nhưng hấp dẫn, lôi cuốn, nhiệm vụ của người chơi chính trong Gun & Dengeons là hóa thân vào vai một tay súng thiện xạ và đi diệt trừ các quái vật trong các hầm mộ.
Gun & Dungeons mang đến người chơi một trải nghiệm thú vị với các trang bị vật phẩm đa dạng cùng nhiều chiến thuật riêng biệt cho mỗi bản đồ khác nhau để có thể hoàn thành trò chơi.
Theo đơn vị phát triển, Topebox tạo ra Gun & Dungeons với mong muốn trò chơi được đón nhận rộng rãi và duy trì lâu dài bởi nhiều người chơi thuộc đa dạng các lứa tuổi.
Tuy ra mắt không lâu, thế nhưng Gun & Dungeons đã được cộng đồng người chơi trong và ngoài nước đánh giá khá cao và thể hiện sự ủng hộ.
Trên kho ứng dụng dụng Google Play, hiện Gun & Dungeons có hơn 500.000 lượt tải, gần 10.000 lượt đánh giá với “điểm rating” trung bình là 4,4 sao. Điều này cho thấy, Gun & Dungeons là tựa game giải trí đáng để thử dành cho các game thủ ở mọi độ tuổi.
Việc nằm trong top 10 tựa game nhận đề cử từ Google Play 2022 là sự khích lệ lớn dành cho đội ngũ phát triển tại Topebox. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển và thành công của Topebox cũng như nhiều studio game Việt khác trong tương lai.
Tựa game dành chiến thắng tại “Users’ Choice Game 2022” sẽ phụ thuộc vào lượng bỏ phiếu bình chọn của người sử dụng. Do vậy, để ủng hộ game Việt, bạn đọc có thể tham gia bình chọn cho Gun & Dungeons tại trang web của Google Play. Việc bình chọn sẽ diễn ra từ nay đến hết 15/11.
Trọng Đạt
" alt="Game Việt được Google đề cử danh hiệu game của năm 2022" />Sự nghiệp nghệ thuật sôi nổi nhưng nữ diễn viên có đời tư kín tiếng. Kim Tuyến từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ và làm mẹ đơn thân năm 21 tuổi. Theo nữ diễn viên, giai đoạn trẻ tuổi từng khiến cô thấy không đủ chín chắn để đối diện với sóng gió cuộc đời. Tuy nhiên, vì tình thương con và trách nhiệm với bản thân, gia đình, cô nỗ lực vượt qua.
Khi câu chuyện ly hôn được quan tâm thời gian qua, Kim Tuyến cũng bày tỏ những cảm nhận cá nhân dưới góc nhìn một người từng đổ vỡ và làm mẹ đơn thân.
“Tôi từng ly hôn và mang trong tâm thế là một người mẹ đơn thân. Dù có đau khổ ra sao tôi vẫn hiểu được, mình sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc nuôi dạy và chăm sóc cho con. Chính vì những suy nghĩ này mà tôi luôn cố gắng thay đổi bản thân, mạnh mẽ từng ngày để làm chỗ dựa vững chắc cho con, để bảo vệ con”, diễn viên chia sẻ.
Kim Tuyến cho rằng khoảng thời gian khó khăn nhất đối với mỗi người phụ nữ là suy nghĩ ly hôn nhen nhóm trong tâm trí họ. Việc kết thúc hôn nhân là quyết định mạnh mẽ, giải thoát chính mình. Bởi theo nữ diễn viên, không phải ai cũng có can đảm bước ra khỏi cuộc hôn nhân tù túng, dám đứng lên vì bản thân.
Tuy nhiên, không vì thế mà những người phụ nữ sau lần đổ vỡ lại khép mình, không mở lòng để đón nhận những hạnh phúc mới. Bản thân Kim Tuyến là người từng trải, cô cho biết nhiều người sợ phải yêu một lần nữa vì cứ mãi ám ảnh người cũ. Trên thực tế, cuộc hôn nhân trước không thành vì cả hai không hợp và càng không có nghĩa là người khác cũng thế. "Cho nên, chúng ta không nên đóng trái tim mình, hãy mở lòng để đón nhận tình cảm mới, chúng ta xứng đáng có được những điều hạnh phúc hơn”, cô chia sẻ.
“Người phụ nữ đẹp nhất khi không thuộc về ai, nhưng trên thực tế, người phụ nữ tuyệt vời nhất chính là người biết yêu thương bản thân mình, cho mình được mưu cầu hạnh phúc, mạnh mẽ đón nhận sóng gió và bình tĩnh vượt qua mọi chông gai. Người phụ nữ như vậy mới thật sự khiến ai cũng kính trọng”, Kim Tuyến khẳng định.
Sau thời gian chăm lo cho cuộc sống cá nhân, năm 2022 này Kim Tuyến sẽ tham gia nhiều dự án phim ảnh. Nữ diễn viên kỳ vọng sẽ đem đến một hình ảnh mới mẻ và mang nhiều trải nghiệm hơn trong mắt khán giả.
Bên cạnh đó, Kim Tuyến cũng vừa tốt nghiệp khóa đạo diễn của trưởng ĐH sân khấu điện ảnh TP.HCM, trong tương lai nữ diễn viên mong chờ có cơ hội được thử sức trong nhiều lĩnh vực.
Thúy Ngọc
Kim Tuyến hoá nàng thơ xinh đẹp ngày Tết " alt="Kim Tuyến: 'Người phụ nữ sau ly hôn xứng đáng có được hạnh phúc tốt hơn'" />Kim Tuyến khoe nhan sắc xinh đẹp trong bộ ảnh mới. Dù bận rộn, nữ diễn viên vẫn tranh thủ chụp ảnh Tết để lưu giữ lại thanh xuân.
- ·Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủ
- ·Băng Di diện váy áo cắt xẻ khoe đường cong nóng bỏng
- ·Nhà trường nói gì về việc ông bố đề nghị giải tán hội phụ huynh?
- ·Nguy cơ bảo mật kiểu mới: Quýt làm, cam chịu!
- ·Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bochum, 0h30 ngày 26/1: Khó có bất ngờ
- ·Gập để mở
- ·Lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020
- ·Ở Phần Lan giáo viên được tự chủ và không bao giờ bị chỉ trích
- ·Soi kèo góc Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1
- ·Diệu Linh gợi cảm trong bộ ảnh bộ ảnh nội y mới
Kiểm tra, lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) tại khu du lịch Hồ Núi Cốc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông trong xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Để hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định mới của Luật Viễn thông 2023, đồng thời tháo gỡ khó khăn trong phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông tại các địa phương, Luật viễn thông 24/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 đã quy định: “Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”.
Theo đó, ngày 19/6/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn số 2382/BTTTT-CVT về việc tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí và truyền thông tại địa phương, hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân biết kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có bằng chứng cho thấy sóng điện tử của các trạm BTS có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; ủng hộ xây dựng phát triển các trạm BTS nói riêng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông nói chung phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số…
Để chuyển đổi số thành công thì hạ tầng số phải đi trước một bước. Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc kết nối dữ liệu, đáp ứng phương thức quản lý thông minh. Thái Nguyên hiện nằm trong Top 10 tỉnh của cả nước dẫn đầu về hạ tầng số và là một trong những tỉnh sớm triển khai các nền tảng số phục vụ quản lý nhà nước, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn.
Thái Nguyên hiện tại có 07 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông; 1830 điểm thu phát sóng điện thoại di động (trạm BTS); tỷ lệ dân số thôn, bản được phủ sóng di động băng rộng 3G/4G đạt 99,8%; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh đạt 97%; tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập internet băng rộng cáp quang đạt 76%;…
Để đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng trên địa bàn, ngày 04/7/2024, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn số 3482/UBND-KGVX về việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông.
UBND tỉnh đề nghị các cơ quan thông tin, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến các thông tin liên quan đến việc quản lý, phát triển các trạm BTS để người dân biết và ủng hộ việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số; UBND các huyện, thành phố thực hiện và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, các cơ quan có liên quan bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy định; giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền đảm bảo hiệu quả, đúng quy định….
Theo Trang thông tin điện tử chuyển đổi số Thái Nguyên
" alt="Thái Nguyên: Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông" />Người dùng Việt đã có thể chia sẻ NFT của mình trên Facebook. Ảnh: Trọng Đạt Facebook hiện hỗ trợ vật phẩm số trên các chuỗi Ethereum, Polygon và Flow. Người dùng cần kết nối ví chứa NFT với mạng xã hội. Việc kết nối mới chỉ thực hiện được bằng ứng dụng Facebook trên di động.
Sau khi kết nối ví, người dùng có thể chia sẻ NFT của mình dưới dạng bài đăng trên Facebook. Các bài đăng này có tích trắng đánh dấu đây là vật phẩm kỹ thuật số có bản quyền. Chủ nhân của NFT cũng được gắn thẻ trong vật phẩm số mà họ tạo ra hoặc sở hữu.
Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người dùng Việt Nam, đặc biệt là những người sở hữu các tài sản số như NFT và tiền mã hóa.
Theo số liệu mới nhất của Statista, Việt Nam đứng vị trí thứ 5 thế giới về số lượng người sở hữu NFT trong năm 2021. Lượng người sở hữu NFT của Việt Nam chỉ xếp sau 4 quốc gia là Thái Lan, Brazil, Mỹ và Trung Quốc.
Số người sở hữu NFT tại Việt Nam theo ước tính của Statista là 2,19 triệu. Con số này tại Thái Lan là 5,65 triệu, tại Brazil là 4,99 triệu, Mỹ là 3,81 triệu và ở Trung Quốc là 2,68 triệu người.
Báo cáo thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 của Coin98 Research cho thấy, quý 1/2022 tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của thị trường NFT.
Trong quý 2 năm nay, do tác động của xu hướng chung, thị trường NFT có sự sụt giảm về các chỉ số như giá cả và khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, ngành công nghiệp NFT vẫn chứng minh được tiềm năng và thu hút thêm nhiều dự án.
Trọng Đạt
" alt="Người Việt đã có thể chia sẻ NFT của mình trên Facebook" />- " alt="Body bốc lửa tuổi 26 của Hoa hậu Kỳ Duyên" />
- -Lời tòa soạn:Sau khi Bộ GD-ĐT công bố mức điểm trúng tuyển tối thiểu vào các trường ĐH, CĐ năm 2013, VietNamNet nhận được email của một bạn trẻ. Bức thư thỉnh thoảng viết tắt các chữ "không" (ko), "mình" (m), nhiều dấu ba chấm, chấm than ngắt quãng. Bức thư bày tỏ một chút tâm sự của "kẻ thất bại muốn chia sẻ và mong mọi người giúp đỡ". Dưới đây là những chia sẻ của bạn trẻ này.
Thư gửi 'kẻ lười biếng'" alt="Kẻ Thất Bại mong tìm lối thoát" />
- ·Nhận định, soi kèo Saint
- ·18 trường học dành cho nữ sinh ‘trót dại’
- ·ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng và thương mại hoá nông sản
- ·Startup Việt thiếu ý tưởng có khả năng thuyết phục nhà đầu tư
- ·Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1: Bám đuổi gắt gao
- ·Đàm Vĩnh Hưng, Hoà Minzy quậy tưng bừng trong đám cưới Minh Tú
- ·Thanh Hóa: Hàng chục học sinh miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ từ 4 năm trước
- ·'Sự quan tâm của thanh niên còn quá hạn hẹp'
- ·Nhận định, soi kèo Đồng Nai vs Trẻ TPHCM, 16h00 ngày 23/1: Tiếp tục chìm sâu
- ·Làm phụ huynh 'kiểu Phần'