|
Ông Thomas Goetzl, Phó Chủ tịch phụ trách giải pháp ô tô và năng lượng của Keysight Technologies. |
Ông Thomas Goetzl, Phó Chủ tịch phụ trách giải pháp ô tô và năng lượng của Keysight Technologies nhận định, các nhà sản xuất ô tô đang tạo ra các sản phẩm có thể đáp ứng các tiêu chuẩn công nghiệp liên tục thay đổi về an toàn, kiểm soát khí thải và tiêu thụ năng lượng hiệu quả.
Áp lực lên lưới điện
Theo chuyên gia Keysight, lượng xe điện gia tăng sẽ tạo ra các thách thức về cơ sở hạ tầng, quá trình sản xuất và quy định pháp lý với ngành công nghiệp ô tô. Sự khác biệt rõ rệt giữa công nghệ động cơ đốt trong và công nghệ của xe điện chạy bằng pin gây ra những trở ngại lớn, trong đó lưới điện chính là trở ngại quan trọng nhất.
Phân khúc năng lượng và ô tô luôn vận hành độc lập kể từ khi hình thành. Tất nhiên, để có thể sử dụng, các phương tiện chạy điện cần phải sạc, và các trạm sạc EV có thể cung cấp năng lượng cho 1 chiếc ô tô trong vòng chưa đầy 10 phút, nhưng sẽ cần lượng điện năng khổng lồ. Theo dự đoán của IEA, tới năm 2030, EV sẽ chiếm 4% tổng nhu cầu điện năng toàn cầu.
|
Lượng ô tô điện sẽ được thêm vào mạng lưới điện hiện tại có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng. Bởi lẽ lưới điện hiện chủ yếu vận hành với các nhà máy điện thông thường, cung cấp mức phát điện cơ bản tối thiểu để đảm bảo năng lượng.
Tuy nhiên, việc chuyển từ các nhà máy điện thông thường sang các nguồn năng lượng tái tạo phân tán (DER) như năng lượng mặt trời và năng lượng gió trong lưới điện sẽ tạo ra nguồn điện biến đổi nhiều hơn và các mẫu hình phụ tải kém ổn định để các công ty điện lực có thể thử nghiệm và áp dụng. Khi số lượng phương tiện sử dụng điện lưới ngày càng tăng, lượng phụ tải bổ sung lên lưới tăng có thể gây ra nguy cơ mất cân đối cung cầu điện năng, có khả năng dẫn đến sự cố trên toàn hệ thống.
Xây dựng các thực hành tiêu chuẩn về lưới điện
Ông Thomas Goetzl còn nhận định, cơ sở hạ tầng lưới điện ngày nay chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng về năng lượng và giao thông sắp tới. Hạ tầng hiện đang quá tải và cần được hiện đại hóa toàn diện để nâng cao hiệu suất, khả năng phục hồi chống chịu. Trong bối cảnh đó, các bên liên quan đến lưới điện cần vận hành theo tiêu chuẩn và đổi mới hơn nữa để có thể quản lý được sự gia tăng của phương tiện vận tải điện thời gian tới.
Cùng với đó, cần tạo ra các tiêu chuẩn cho phép xe điện đóng vai trò như thành phần chủ động trong việc đảm bảo sự ổn định của lưới điện. Hình thức quan hệ giữa lưới điện và xe điện có thể được thực hiện qua hoạt động cấp nguồn từ xe sang lưới (V2G).
Công nghệ chuyển đổi điện năng thông minh mới và khả năng giao tiếp với công ty điện lực được tích hợp trong các trạm sạc EV và EV tạo điều kiện triển khai các giải pháp V2G, cho phép ô tô tương tác với lưới điện và trở thành yếu tố ổn định lưới điện bằng cách sử dụng pin tích hợp của EV làm hệ thống lưu trữ năng lượng trong lưới điện.
Tuy nhiên, công nghệ V2G đang đối mặt với các rào cản quy định pháp lý - các trạm sạc EV và xe EV sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới, luôn thay đổi về khả năng kết nối nguồn điện phân tán DER và tương tác với lưới điện. Nhờ đó, các công ty điện lực sẽ có các công cụ cần thiết trong hệ thống sạc EV giúp quản lý sự gia tăng của xe EV và sử dụng xe như một nguồn tài nguyên. Không chỉ sạc pin, xe điện còn có thể đưa nguồn điện dư thừa trở lại lưới điện, giúp cải thiện khả năng phục hồi tổng thể.
Những dịch chuyển trong lĩnh vực vật liệu và sản xuất
Chuyên gia Keysight cũng cho hay, cấu tạo của những chiếc ô tô truyền thống sử dụng một lượng lớn kim loại, cả ở thân xe và các bộ phận động cơ. Xe điện yêu cầu một lượng lớn các nguyên tố khác gồm niken, mangan, carbon và lithium.
Nguồn cung những loại nguyên liệu này đang thiếu hụt, xuất phát từ những khó khăn thách thức hiện tại trong chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thiếu thốn nguồn tài nguyên để hỗ trợ ngành quan trọng như công nghiệp ô tô toàn cầu.
Pin sử dụng cho xe ô tô là nhân tố trọng yếu với những thay đổi trong sản xuất và vật liệu. Các tế bào pin chiếm khoảng 30% chi phí của một chiếc xe điện và có mức độ phức tạp về kiểm tra, đo lường tế bào và các yếu tố khác mà hầu hết các nhà sản xuất chưa từng được biết .
Mặt khác, pin xe điện không những sẽ phải cung cấp nguồn điện để vận hành xe mà còn không được trở thành hiểm họa với môi trường. Pin xe điện phải an toàn trong khi sử dụng nhưng cũng phải vẫn an toàn trong vòng 30 năm tới. Yêu cầu đó đòi hỏi phải tiến hành thêm nhiều thử nghiệm, đo lường, các hoạt động tiêu chuẩn hóa, thu thập dữ liệu và phân tích để hoàn thiện các công nghệ này.
“Có thể thấy, phương tiện vận tải chạy điện mang đến cơ hội to lớn để định hình lại ngành giao thông vận tải cũng như giảm tác động của ngành công nghiệp ô tô lên hành tinh. Các bên liên quan phải tiếp tục tìm ra các giải pháp đổi mới sáng tạo để giải quyết nhiều mối lo ngại khác trong tương lai khi dòng xe điện gia nhập thị trường gia tăng”, ông Thomas Goetzl nêu quan điểm.
An Nhiên
" alt="Hành trình thích ứng trong ngành công nghiệp ô tô"/>
Hành trình thích ứng trong ngành công nghiệp ô tô
Ngày 16/9, Phạm Băng Băng đón sinh nhật lần thứ 39 cùng những lời chúc từ bạn bè và người hâm mộ. Bức ảnh Phạm Băng Băng đeo nhẫn kim cương do cộng đồng fan hâm mộ của cô đăng tải thu hút sự chú ý đặc biệt. |
Bức ảnh Phạm Băng Băng đeo nhẫn kim cương được fan đăng tải nhân ngày sinh nhật. |
Trong bức ảnh, Phạm Băng Băng đội mũ lưỡi trai, một tay che mặt, khoe chiếc nhẫn có đính viên kim cương hồng. Ngay sau khi bức ảnh được đăng tải, cư dân mạng nhanh chóng tìm ra thông tin của chiếc nhẫn kim cương trên tay Phạm Băng Băng.
Chiếc nhẫn kim cương hồng này giống với chiếc nhẫn có đính viên kim cương 7 carats Marquise - shaped pink diamond được bán đấu giá 24 triệu nhân dân tệ (tương đương 75 tỷ đồng).
Chuyên gia cho biết, viên kim cương trên chiếc nhẫn của Phạm Băng Băng có kích thước lớn hơn và còn được đính thêm những viên kim cương nhỏ xung quanh. Vì vậy, giá trị của chiếc nhẫn có khả năng vượt qua mức 24 triệu nhân dân tệ.
|
Chiếc nhẫn đính viên kim cương hồng được bán đấu giá 24 triệu nhân dân tệ. |
Phạm Băng Băng cũng tổ chức một bữa tiệc nhỏ nhân ngày sinh nhật 39 tuổi cùng bạn bè thân thiết. Trong bức ảnh mới nhất ngày sinh nhật, người đẹp họ Phạm khoe nhan sắc đẹp mặn mà ở tuổi 39.
|
Phạm Băng Băng khoe nhan sắc mặn mà ở tuổi 39. |
Được mệnh danh là nữ hoàng giải trí xứ Trung, tên tuổi của Phạm Băng Băng bị ảnh hưởng nặng nề sau bê bối trốn thuế năm 2018. Phạm Băng Băng gần như không xuất hiện trước truyền thông, các sự kiện lớn, dự án phim, trong 2 năm qua. Từ một diễn viên hạng A, có danh tiếng và quyền lực hàng đầu làng giải trí Hoa ngữ, nữ diễn viên đối mặt với làn sóng tẩy chay lớn đến từ chính người dân trong nước.
|
Sự nghiệp của Phạm Băng Băng bị ảnh hưởng nặng nề sau bê bối trốn thuế. |
Thời gian gần đây, Phạm Băng Băng cũng tham gia chụp ảnh cho tạp chí hay xuất hiện trên một số quảng cáo. Tuy nhiên, danh tiếng của nữ diễn viên họ Phạm vẫn chưa thể quay lại như thời kỳ trước kia.
Ngọc Mai
Nguồn: Sohu
Phạm Băng Băng được 'đại gia trung niên' cầu hôn, hứa xây biệt thự
Gần đây, một đại gia Trung Quốc khiến dư luận dậy sóng khi công khai cầu hôn Phạm Băng Băng trên mạng xã hội.
" alt="Phạm Băng Băng khoe nhẫn kim cương hơn 75 tỷ ngày sinh nhật"/>
Phạm Băng Băng khoe nhẫn kim cương hơn 75 tỷ ngày sinh nhật
Học phí đã nằm ngoài tầm kiểm soát và nợ nần khi tốt nghiệp đại học đã trở thành đại họa cho tầng lớp trung lưu Mỹ.Khi Hilary Clinton tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ, ai cũng tin rằng bà sẽ trở thành ửng cử viên của Đảng Dân chủ mà không có một trở ngại nào. Thật bất ngờ bà đã gặp đối thủ ngoài dự tính Benie Sanders, một chính trị gia ngoài 70 tuổi vốn thuộc đảng trung lập, và chỉ chuyển sang Đảng Dân chủ khi có ý định tham gia tranh cử.
Sanders, dù ở tuổi 73, đã được giới trẻ ủng hộ nhiệt liệt bởi chính sách giáo dục “Miễn phí đại học công cho mọi sinh viên, kể cả đối tượng trong gia đình có thu nhập cao”.
Khi Hilary thắng Sender, bà đã mất đi phần lớn số phiếu quan trọng của lớp cử tri trẻ này…
|
Sinh viên trên giảng đường Georgia Tech |
Sự thật bàng hoàng
Ngày tôi mới đến Mỹ, vừa có thai cháu đầu tiên, cháu chưa chào đời thì đã liên tiếp nhận được thư mời đóng tiền vào quĩ “Đại học” cho con. Tôi, tất nhiên lúc đó chưa hề biết gì về nước Mỹ, đã cười ruổi, coi thường người Mỹ thiếu tự tin hoặc không đủ khả năng nuôi dạy để con họ sẽ được nhận học bổng khi vào đai học!!!
Ngay cả những năm gần đây, tôi vẫn nghĩ rằng nếu học giỏi thì học sinh Mỹ dù xuất thân ở bất cứ tầng lớp nào cũng sẽ được nhận học bổng của các trường đại học lựa chọn - vẫn có nhưng rất hiếm cho những học sinh ưu tú.
Vì vậy tôi thật sự bàng hoàng khi biết bạn của con trai học rất giỏi, điểm GPA còn cao hơn cả con trai nhưng không thể vào Đại học San Diego của Tiểu bang Cali – (University of California, hệ thống cao nhất), cũng không thể học ở Đại học San Diego – (California University, hệ thống thứ hai), mà phải bắt đầu từ trường Community College gần nhà (Hệ thống thứ ba, tương đương Trung Cấp) để được hưởng chế độ học phí ưu đãi cho sinh viên trong vùng.
Và gần đây, khi trò chuyện với cặp vợ chồng thương gia quen biết đã lâu có con cùng học với con gái, tôi được biết cô bé ấy – với GPA 4.5 mùa thu này sẽ vào học ở Skyline Community College cách nhà 15 phút xe trong hai năm đầu để không phải trả tiền ký túc xá và đóng tiền học phí cao rồi sau đó mới chuyển vào University of California Berkeley.
Họ mới vay mượn ngân hàng mở rộng business, không may làm ăn thua lỗ nên phải thế chấp nhà trả nợ, và không đủ tiêu chuẩn đứng tên vay tiền cho con đóng học phí đại học. Họ cũng không muốn con mình tự đứng tên vay mượn, vì lãi mẹ đẻ lãi con, sau bốn năm học cháu sẽ gánh một cục đá trên 200.000 USD, lấy gì đảm bảo sẽ kiếm được việc làm có thu nhập cao để mà trả nợ.
Những chàng trai, cô gái trẻ này sẽ phải vượt qua một chặng đường dài buồn tẻ, đầy lối rẽ cám dỗ ma quỉ mới tới được những cánh cửa đại học danh tiếng. Họ phải biết chọn những môn học nào được cấp chứng chỉ cho chương trình đại học đại cương ở University – thường là những môn khó nhất ở Community College, và phải đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Và tất nhiên, những môn học đó phải nằm trong ngành học mà họ muốn đăng ký ở University.
Nỗ lực ở Community College sẽ giúp cho họ rút ngắn thời gian học ở University, nhưng khi vào được hệ thống cao hơn này họ vẫn phải vay mượn để đóng học phí, tiền ăn ở với giá cao ngất ngưởng cho những năm kế tiếp.
Nợ nần sau tốt nghiệp đã thành... đại họa
Theo Michael Sainato trong bài viết “Bernie Sanders and the Crisis of Affordable College Education” (Tạm dịch: "Bernie Sanders và sự khủng hoảng của nền giáo dục đại học không đắt đỏ") đăng trên Observer, học phí đã nằm ngoài tầm kiểm soát và nợ nần khi tốt nghiệp đại học đã trở thành đại họa cho tầng lớp trung lưu Mỹ.
|
ĐH Montana – hay còn được gọi là UM – là một đại học nghiên cứu công lập ở Missoula, tiểu bang Montana, Mỹ |
Benie Sander, mãi tới năm 2015, khi quyết định ra tranh cử mới chính thức gia nhập Đảng Dân chủ (để lấy phiếu của cử tri Dân chủ) và đưa ra dự án “Make College Tuition – Free” – Đại học miễn phí cho mọi đối tượng.
Ông chứng minh những thập niên gần đây tiền học phí tăng tới 50% đã khiến cho con em gia đình trung lưu không thể vào được đại học, và khiến cho nước Mỹ, từ đứng đầu thế giới đã tụt xuống vị trí thứ 12 về tỉ lệ giới trẻ có bằng cấp đại học.
Ông kêu gọi Quốc hội thông qua 70 tỉ mỗi năm đầu tư cho chương trình đại học công miễn phí và dự án của ông đã được giới trẻ, tầng lớp trung lưu (cả Dân chủ và Cộng hòa) nhiệt liệt ủng hộ.
Hilary, để lấy lòng cử tri của Sander trong những ngày cuối của chặng đua với Trump đã phải đồng ý đưa dự án này của Sander vào trương trình của mình.
Dự án ấy chưa thành hiện thực, và vẫn chỉ có những học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp (dưới 80.000 USD/ năm cho gia đình 4 người) mới được xét học bổng, trợ cấp không hoàn lại, được vay mượn không lãi suất khi vào các trường đại học công.
Học bổng căn cứ vào thành tích học tập, năng khiếu và các hoạt động ngoại khóa, trợ cấp dựa theo thu nhập tài chính của gia đình. Mức tiền này, ước tính có thể đủ trả từ 50% đến 100%, tùy theo kết quả học, thu nhập của bố mẹ và trường mà học sinh lựa chọn.
Ví dụ, nếu kết quả GPA trên 4.5, thu nhập gia đình chỉ ở mức 30 - 40.000 USD/ năm (và nhiều yếu tố khác) học sinh ấy có thể chọn Berkeley University mà không phải đóng góp gì, hoặc chỉ cần vay không lãi suất vài nghìn USD/ năm.
Nhưng nếu GPA dưới 4.0, thu nhập gia đình gần 80.000 USD/ năm, tiền học bổng và trợ cấp không hoàn lại sẽ giảm xuống. Sinh viên ấy nếu học Berkeley sẽ phải vay mượn nhiều hơn, có lãi suất và khi tốt nghiệp có thể vẫn nợ tới cỡ 100.000 USD.
Để tránh nợ, sinh viên này cần phải chọn trường đại học ở hệ thống thứ hai – California University, chi phí khoảng 25.000 USD/ năm. Tấm bằng này sẽ khó kiếm việc hơn, nhưng so với các bạn trong gia đình trung lưu, sinh viên ấy vẫn có quá nhiều thuận lợi.
Xem ra tấm bằng đại học không chỉ là mơ ước của học sinh và thử thách cho bậc cha mẹ ở Việt Nam bởi tại Mỹ nó là sự đầu tư lớn chỉ sau bất động sản.
Để trở thành chủ nhân của một căn nhà, người Mỹ thường mua trả góp trong thời gian 30 năm. Vâng, 30 năm, nếu như không có những rủi ro như ốm đau, mất việc làm khiến cho nhà băng thu hồi lại.
Sự đầu tư lớn thứ hai của người Mỹ chính là tấm bằng đại học. Đầu tư càng nhiều, độ may rủi càng cao. Nếu thực sự có tài và may mắn, một tương lai sán lạn đang chờ đón. Nhưng nếu cơ hội không đến, ra trường chỉ là một công chức bình thường bạn sẽ phải nai lưng trả tiền học phí, nai lưng trả tiền nhà rồi bất lực lo lắng cho tương lai của con cái.
Tôi đã thấy rất nhiều sinh viên sau 4 năm đại học ở hệ thống cao nhất University of California chỉ xin được việc làm 14 USD/ giờ, tương đương 30.000 USD/ năm. Nhiều người tốt nghiệp rất lâu vẫn chỉ có việc làm không quá 50.000 USD/ năm.
Với mức lạm phát, nhà cửa sinh hoạt như hiện nay, thu nhập ấy rất khó để trang trải chi phí hành ngày, nói gì đến thanh toán món nợ khổng lồ trĩu nặng trên vai, nói gì đến mua nhà và hưởng thụ.
Hà Thiên Hương (San Fransico)
" alt="Đại học Mỹ: Nợ nần sau tốt nghiệp đã thành... đại họa"/>
Đại học Mỹ: Nợ nần sau tốt nghiệp đã thành... đại họa