Brazil vs Peru (2h 23/6): Bại binh phục hận
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
Cô gái 9X Lê Thị Nhung trong một chuyến đưa bệnh nhân nghèo về quê. Bản thân rất thích lái xe và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, Nhung tình cờ biết đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, chuyên tổ chức chuyến xe "0 đồng", đưa đón miễn phí những bệnh nhân nghèo đang điều trị ở các bệnh viện tại Hà Nội về quê.
Vào cuối năm 2020, nữ lái xe đã tình nguyện “viết đơn” tham gia và trở thành một trong những thành viên không thể thiếu của nhóm. Cô gái này luôn sẵn sàng thực hiện những “ca khó” mà ít ai nhận, dù xa mấy cũng sắp xếp thời gian đưa đón người dân bằng được.
"Người bạn đồng hành" trong các cung đường thiện nguyện ấy là chiếc Mazda 3 màu trắng khá trẻ trung. Tính đến thời điểm này, Nhung đã chở khoảng 20 trường hợp khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.
Nhung Lê đã dùng xe cá nhân của mình đưa thành công khoảng 20 trường hợp bệnh nhân khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km. Chuyến đi xa nhất là chở hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba về tận bản vùng cao Pa Ủ, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 21/7. Quãng đường cả đi và về là 1.200 km với tổng thời gian tới 32 tiếng. Đây là chuyến đi đáng nhớ không chỉ vì khoảng cách xa, đường đi khó khăn nhất mà còn bởi sự cố khá bi hài trên đường.
“Do hai mẹ con bị say xe, lại không nói được tiếng Kinh nên chỉ nằm ôm nhau, gần như không giao tiếp gì. Khi đi qua một chốt kiểm dịch, các anh CSGT đã tưởng em bắt cóc phụ nữ và trẻ em, phải giải thích mãi và đưa các giấy tờ để chứng minh. Sau khi biết em đưa bệnh nhân về nhà thì họ mới cho lưu thông và còn chúc đi đường may mắn”, Nhung kể lại.
Với những chuyến đi lên miền núi xa, Nhung thường đi cùng em trai hoặc một vài thành viên khác trong nhóm để thay nhau lái xe. Thế nhưng, có những chuyến đi 300-400km, cô gái vẫn sẵn sàng một mình cầm vô lăng đưa bệnh nhân về tận nhà.
Vừa mới đây, vào tối 31/7, đang chuẩn bị đi ngủ thì Nhung nhận được cuộc gọi từ anh Bình Minh – thành viên sáng lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, có trường hợp hai mẹ con quê ở huyện Sông Mã, Sơn La đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương bị kẹt ở Hà Nội đã mấy hôm, hoàn cảnh rất khó khăn và cần đưa về ngay sáng sớm hôm sau. Không ngần ngại, cô gái đã đồng ý lên đường.
Do Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe khách, taxi,… không hoạt động, còn xe cá nhân không thể ra vào thành phố được nên nhóm phải lên kế hoạch, chia thành các chặng và “tiếp sức” nhau ở các điểm chốt giữa các tỉnh/thành phố.
Chuyến đưa hai mẹ con người dân tộc về Sơn La vào ngày 1/8 vừa qua. Cả đêm không ngủ, 4 giờ sáng ngày 1/8, Nhung đã một mình lái xe từ TP. Bắc Ninh đến chốt kiểm dịch giáp Hà Nội trên quốc lộ 1B để tiếp nhận hai mẹ con do anh Bình Minh lái xe đưa từ bệnh viện đến. Không thể đi qua Hà Nội, Nhung phải vòng theo cung đường tránh, đi lên Phú Thọ, qua Hoà Bình, về Vân Hồ (Sơn La) và "bàn giao" cho một nữ thành viên khác trong nhóm là chị Hiểu Yến ở Sơn La thực hiện nốt phần việc còn lại.
Nhung cho biết: “Vì giãn cách xã hội, nhiều khi phải mất 2-3 chặng mới đưa được bệnh nhân về đến nhà. Những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải chạy nhiều hơn vì hầu hầu hết các thành viên trong nhóm ở trong Hà Nội không ra ngoài được. Trong thời gian này, nhóm đều tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch và thường xuyên xét nghiệm Covid-19”.
Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên
Dù tay lái được các anh em đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đưa bệnh nhân nghèo về những nơi xa xôi, cung đường lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc Mazda 3 của Nhung những vết xước, cùng với đó là nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Chia sẻ với VietNamNet, cô gái 9X này không giấu nổi niềm vui, tự hào xen lẫn chút suy tư đối với công việc được coi là “bao đồng” này. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất là chuyến đưa người từ bệnh viện về quê vào đúng "giao thừa" năm 2020-2021.
Đó là vào đêm 31/12/2020, rạng sáng 1/1/2021, Nhung xung phong đưa gia đình một bệnh nhi mới 2 tháng tuổi về huyện Si Ma Cai, Lào Cai.
Chuyến đi cũng "lòng vòng", từ Bắc Ninh đến Hà Nội rồi đưa đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai lúc 2 giờ đêm.
Nghỉ ngơi ít phút, hai chị em khẩn trương quay về nhà ở Bắc Ninh thì đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé khi về nhà an toàn có lẽ là phần quà đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
Mỗi chuyến đi của Nhung Lê lại có những câu chuyện dài phía sau. “Nhân duyên đã cho em có thật nhiều trải nghiệm, được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người. Em còn tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đến cùng cực mà trước đây em chỉ thấy trong phim ảnh”, Nhung nói.
Một trường hợp thực sự khó khăn từng được Nhung đưa về là một phụ nữ quê ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), có con gái điều trị ung thư tại bệnh viện Nhi Trung ương. Chồng bỏ đi, chị mang 2 đứa con về ở cùng bố mẹ đẻ đã trên 70 tuổi trong căn nhà tình thương được chính quyền xây tặng cách đây vài năm. Bệnh tật dai dẳng của con và gánh nặng gia đình đã khiến người mẹ này kiệt quệ cả về vật chất và sức lực.
“Căn nhà tình thương của 3 thế hệ chỉ có bộ bàn ghế cũ và hai chiếc giường, ngoài ra không còn đồ vật gì đáng giá. Thế mà khi nhóm em chào tạm biệt ra về, ông của cháu bé vẫn chạy theo ‘dúi’ 1/4 con gà để chúng em ăn đường. Em từ chối vì đó có thể là bữa ăn thịnh soạn cho các cháu. Sau chuyến đi đó, cứ khoảng 1-2 tháng, em lại sắp xếp thời gian mang chút quà về Thanh Hoá thăm gia đình này”, Nhung xúc động kể lại.
Cứ 1-2 tháng, "cô Nhung" lại ghé thăm và mang chút quà cho gia đình cháu bé ở Thanh Hoá. Không những mang xe nhà đi "vác tù và hàng tổng", đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức khoẻ của bản thân, các tài xế của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” như Lê Thị Nhung còn sẵn sàng bỏ tiền túi giúp đỡ những gia đình khó khăn.
"Em mong muốn kêu gọi được đông đảo lái xe và các "Mạnh thường quân" tham gia để hỗ trợ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, không chỉ trong mà còn sau mỗi chuyến đi", nữ lái xe 9X chia sẻ.
Hiện, cô gái xinh đẹp này đang làm chủ một quán cà phê có tiếng tại trung tâm TP. Bắc Ninh.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những chuyến xe yêu thương
Dịch Covid-19 bùng phát, công ty đóng băng, vị giám đốc đành tạm chuyển nghề rồi dành thêm thời gian rảnh cho đam mê đem xe nhà đi lo chuyện "bao đồng". Những chuyến xe yêu thương đã bắt đầu từ đó trong hơn 1 năm qua.
" alt="Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quê" />Các doanh nghiệp vận tải, trong đó có vận tải tải hành khách đang cạn dòng tiền để duy trì hoạt động kinh doanh sản xuất (Trong ảnh: Ô tô khách của hãng xe Đồng Hương Sông Lam nằm "án binh bất động" tại bãi đỗ gần 3 tháng nay). Ảnh: Hiểu Lam Thấm đòn COVID-19
Những ngày qua, ông Nguyễn Ngô Lâm, Giám đốc Công ty CPXD & DVVT Đồng Hương Sông Lam (hãng xe Đồng Hương Sông Lam) thẫn thờ nhìn những chiếc xe phủ bạt nằm im lìm trong bãi đỗ. Ông Lâm cho biết, vào cuối năm 2018, ông đã đầu tư 10 xe khách giường nằm loại nhập khẩu nguyên chiếc (mỗi xe trị giá hơn 3 tỷ) và 6 xe 16 chỗ khác để trung chuyển hành khách từ văn phòng ra các bến xe.Tuy vậy, gần 3 tháng nay, số xe này phải nằm bãi vì Hà Nội và Nghệ An áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
"Với số tiền đầu tư gần 40 tỷ đồng, mỗi tháng công ty phải trả cả gốc và lãi hơn 300 triệu đồng. Vì nguồn thu không có, nên giờ Công ty cũng chẳng biết phải xoay sở cách nào", ông Lâm than thở.
Cũng theo ông Lâm, ngoài việc "thắt lưng buộc bụng" trả gốc lãi ngân hàng, doanh nghiệp vẫn phải chi trả các khoản chi phí thuê văn phòng, đăng kiểm, bảo dưỡng xe, bảo hiểm xã hội và hỗ trợ người lao động lại khiến Công ty ngày càng kiệt quệ, trên bờ vực phá sản và không lối thoát.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Lê Đình Khoa - hãng xe khách Anh Khoa (Thanh Hóa) cũng cho biết, từ tháng 7/2021 đến nay, hàng chục đầu xe khách của ông bỏ ngỏ, dừng hoạt động vì dịch. Tuy nhiên, hàng tháng Công ty vẫn phải bỏ ra chi phí thuê bãi đỗ, kiểm định, sửa chữa rất lớn.
Không có nguồn thu, mới đây ông Khoa phải bán 1 căn nhà với số tiền hơn 10 tỷ đồng để có tiền trả bớt nợ ngân hàng và các khoản vay. Thời điểm này, ông tiếp tục rao bán các tài sản khác để thanh toán các khoản vay "nóng" bên ngoài nhưng vẫn không có người mua.
“Xe rao bán với giá rẻ nhưng không ai mua vì dịch phức tạp không thể tiêu thụ được. Cực chẳng đã, chúng tôi đành phải lựa chọn giải pháp hoán cải, tháo ghế để chở hàng kiếm thêm đồng ra đồng vào duy trì hoạt động và lo cho cuộc sống của người lao động", ông Khoa ngán ngẩm.
Là doanh nghiệp có hơn 300 lái xe đã nghỉ việc sau thời gian dài giãn cách xã hội, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) chia sẻ, hiện đơn vị chỉ còn lại 100 lái xe, hàng trăm lái xe đã xin nghỉ việc. Doanh nghiệp không có nguồn thu trả lương người lao động, đóng bảo hiểm, trả nợ gốc, lãi ngân hàng, muốn bán xe để trả nợ cũng không bán được.
Mặc dù không hoạt động, tuy nhiên các doanh nghiệp vận tải phải thường xuyên bảo dưỡng phương tiện và phun khử khuẩn phương tiện chờ ngày hoạt động trở lại. “Mặc dù vậy, ngân hàng vẫn yêu cầu trả nợ gốc, lãi. Các loại lệ phí, bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp vẫn phải chi trả. Nếu cứ tạm dừng hoạt động như hiện nay, Công ty sẽ không còn đủ sức để gắng gượng, phục hồi kinh doanh, sản xuất”, ông Hải cho hay.
Nóng lòng chờ 'mở cửa'
Trước những thiệt hại nặng nề của dịch Covid-19. Các doanh nghiệp vận tải hành khách đều nóng lòng được mở cửa trở lại để kinh doanh, phục hồi, sau kỳ “ngủ đông” chưa từng có trong lịch sử.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - cho biết các doanh nghiệp vận tải đang cố gắng cầm cự bằng cách thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công. Theo ông, hậu quả đợt dịch Covid-19 lần thứ tư với doanh nghiệp vận tải hành khách, dịch vụ thê thảm hơn rất nhiều các lĩnh vực khác.
Cũng theo các chuyên gia vận tải, phương án cần thiết lúc này là để các doanh nghiệp vận tải tái hoạt động, tự kinh doanh phục hồi sản xuất.
"Các doanh nghiệp vận tải hành khách ở Hà Nội mong chờ từng ngày được phép hoạt động trở lại", ông Nguyễn Trọng Khánh - Giám đốc điều hành hãng xe X.E Việt Nam - nói với Tạp chí GTVT.
Để chuẩn bị cho kế hoạch này, toàn bộ đội ngũ lái, phụ xe và nhân viên điều phối của Công ty đều đã tiêm vắc xin, cũng như xây dựng các kịch về ứng phó, phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
"Nếu được mở cửa, Công ty chúng tôi sẽ cam kết đảm bảo, đáp ứng nghiêm ngặt yêu cầu phòng chống dịch như giữ khoảng cách, thông điệp 5K của Bộ Y tế…", ông Khánh khẳng định.
Nếu được mở cứa trở lại, các doanh nghiệp vận tải đều cam kết đảm bảo, đáp ứng nghiêm ngặt yêu cầu phòng chống dịch như giữ khoảng cách, thông điệp 5K của Bộ Y tế… Tương tự, nhiều chủ vận tải hành khách tại miền Bắc cũng mong muốn được sớm hoạt động trở lại. Đại diện hãng xe Hà Lan (Thái Nguyên) cho biết doanh nghiệp cũng đang mong ngóng từng ngày được mở cửa trở lại.
"Từ cuối tháng 7 đến nay chúng tôi đã phải tạm dừng hoạt động vận tải hành khách cao cấp từ Hà Nội đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và hơn 80% nhân viên nghỉ việc. Khi Chính phủ, Bộ ngành cho phép mở cửa, chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm mọi quy định phòng dịch theo chỉ đạo của Thành phố và hướng dẫn của Bộ Y tế”, đại diện hãng xe Hà Lan chia sẻ.
Liên quan đến lộ trình nới lỏng hoạt động vận tải hành khách tại các địa phương áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 19. Mới đây, Bộ GTVT đã cập nhật bản dự thảo kế hoạch vận tải trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng dịch Covid-19. Bộ GTVT cũng đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến vào dự thảo này để sớm ban hành.
Tại bản cập nhật này, Bộ GTVT đã bỏ đề xuất yêu cầu hành khách phải đáp ứng điều kiện tiêm đủ vaccine hoặc đã khỏi Covid-19 hoặc có giấy chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2.
Như vậy, hành khách trên phương tiện vận tải đi, đến địa phương áp dụng Chỉ thị số 15, 19 chỉ phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và quy định đối với người tham gia giao thông về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Theo Tạp chí GTVT
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô trùm mền không đi lại do giãn cách, vì sao bảo hiểm không giảm phí?
Trong thời gian giãn cách xã hội, rủi ro thấp nhưng phí bảo hiểm vẫn giữ nguyên khiến nhiều khách hàng cho rằng không có sự công bằng.
" alt="Vận tải khách nóng lòng chờ mở cửa, 'chúng tôi sắp phá sản hết rồi'" />- Biên niên cô đơn thuộc dòng tản văn tình cảm, lấy chất liệu từ trải nghiệm, cảm xúc cá nhân của Nguyễn Ngọc Thạch, ghi lại năm tháng cô đơn anh vừa trải qua, nhất là sau cuộc tình tưởng chừng như viên mãn vừa đổ vỡ.
Cuốn sách đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc đời tác giả. Anh từng tưởng rằng mình có thể hạnh phúc cùng người cũ khi cả hai đã tính đến chuyện hôn nhân, sắm nhẫn đính hôn nhưng đến cuối cùng vẫn tan vỡ vì nhiều lý do được ghi lại trong sách.
Bìa sách "Biên niên cô đơn". Nguyễn Ngọc Thạch dành hai năm để hoàn thành Biên niên cô đơn, gồm 1 năm thả trôi cảm xúc đến những miền đau, để bản thân mình được sống hết trong những ký ức về người xưa, đến khi bình tâm mới ngồi lại và dành tiếp 1 năm ghi lại những trải nghiệm vừa qua, viết thành sách.
Nếu Chênh vênh 25 là nỗi chơi vơi của người trẻ trước cuộc đời, Lưng chừng cô đơndành cho những mối tình chưa trọn vẹn, Người cũ còn thươngđắm chìm trong ký ức và những vết xước tình ái, thì ở Biên niên cô đơn, Nguyễn Ngọc Thạch chọn cách đón nhận sự cô đơn, viết thành những dòng bình thản hơn nhiều dù vẫn đầy ưu tư.
Cây bút Nguyễn Ngọc Thạch. Sách gồm 2 phần đan xen, một phần là chuyện tình cảm của chính tác giả, bắt đầu từ dòng tin nhắn gởi cho nhau đến cuộc hẹn, ngỏ lời yêu, quyết định sống cùng nhau, những rạn nứt âm thầm xuất hiện, một trong hai người nhắn cho nhau “Dừng lại nha”. Phần còn lại gồm những câu chuyện đa sắc khác như Truyền thuyết về Bỉ ngạn hoa, Địa ngục tầng 19, Má đòi ly dị, Khùng...
“Đây sẽ là tản văn cuối cùng của tôi. Gần 10 năm qua, tôi đã có rất nhiều sách về nỗi buồn hay cô đơn, với tôi giai đoạn đó của cuộc đời đã đủ. Sắp tới, tôi trở lại với thể loại yêu thích nhất là tiểu thuyết tâm lý", Nguyễn Ngọc Thạch nói.
Thông tin mới nhất, cuốn Biên niên cô đơnđã bán gần 5000 bản trong tuần đầu tiên. Tác giả chia sẻ thêm, hiện có vài đơn vị đặt hàng tiểu thuyết của tôi anh để chuyển thể thành kịch bản điện ảnh.
Cẩm Lan
Tác giả 'Quân khu Nam Đồng' ra tiểu thuyết 'Đi trốn'
"Đi trốn" là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi có nhân vật là con em của các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve 1954.
" alt="'Biên niên cô đơn'" /> Tác phẩm 'Ngày mùa'. Sinh thời, dịch giả, nhà phê bình nghệ thuật Dương Tường từng nhận định tranh của Lê Thư có “sự đối lập giữa cái mênh mông vô tận của đất trời với cái nhỏ nhoi hữu hạn của con người, hay của kiếp người”.
Còn nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương khẳng định Lê Thư vẽ ngày càng nhiều và càng đẹp: "Thư không thích sự ồn ào nhiều màu sắc. Chị vẽ mỗi bức tranh theo một gam màu tâm trạng, vẽ bằng những nét bút thoáng đạt, nhiều ngẫu hứng tự nhiên thôi thúc từ bên trong, tạo nên sự trôi chảy lênh láng, vần vũ của màu sắc. Các không gian của chị mênh mông tĩnh lặng, khi xao xuyến chuyển động và dào dạt cảm xúc".
Một số tác phẩm sẽ trưng bày tại triển lãm:
Hành trình tìm vẻ đẹp từ những thứ vứt đi của cặp vợ chồng hoạ sĩ"Chúng tôi không có điểm chung về đề tài. Điểm chung duy nhất của chúng tôi là tư tưởng sáng, là mong muốn tìm tòi một vẻ đẹp từ những thứ tưởng không đẹp phải vứt bỏ hoặc giấu kín đi", vợ chồng hoạ sĩ Trương Triều Dương, Đỗ Duyên cho biết." alt="Loạt tranh rất lạ của hoạ sĩ Lê Thư thể hiện sự hữu hạn của con người" />Họa sĩ Lê Thư sinh năm 1959, tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, chị đã tổ chức thành công 11 triển lãm cá nhân ở trong nước và quốc tế như: Yearing (1999, Hà Nội), Art & Soul(2003, Singapore), Sampa (2004, Đan Mạch), Hồn Việt (2009, Italia) và các triển lãm nhóm. - Ứng Duy Kiên sinh năm 1992, là đạo diễn nhiều MV đình đám như Thật bất ngờ (Trúc Nhân), Em không thể (Tiên Tiên), Ngày tận thế (Tóc Tiên), Talk to me (Chi Pu), Có ai thương em như anh (Tóc Tiên)… và mới đây nhất là Đau vậy đủ rồi (Karik). Ứng Duy Kiên là người có gu đọc sách khá lạ trong giới showbiz. Những cuốn sách tâm đắc nhất của anh đều là những tác phẩm lớn thuộc chủ đề nhân sinh và điều đó có thể lý giải cho những tư duy khác lạ trong công việc của vị đạo diễn rất trẻ này.
- Cuốn sách anh đang đọc gần đây?
Tôi vừa đọc xong Mù loà của José Saramago, một câu chuyện giả tưởng đầy thú vị cho tôi có được những chiêm nghiệm đầy nhân văn, sâu sắc về con người và cuộc đời với lối hành văn đầy ẩn dụ cùng tính châm biếm mà nhà văn mang lại. Trước đó còn Tuyệt vọng lời và lâu hơn nữa là Kalinin, trên thảo nguyên, dưới đáy. Hiện giờ tôi đang đọc The Anatomy of Story của John Truby. Đây là một món quà bất ngờ từ một người bạn làm biên kịch tặng cho tôi mới đây. Đến giờ tôi vẫn đang đọc, không biết bao giờ mới xong.
" alt="Chuyển biến tích cực nhờ đọc sách của đạo diễn MV của Chi Pu, Tóc Tiên" /> - Đoạn clip ghi lại lời tự sự của chị Đàm Thị Thanh Tâm (SN 1985, Bắc Kạn) - cô giáo không may gặp tai nạn giao thông vĩnh viễn mất đi đôi chân nhưng có bản lĩnh và nghị lực phi thường, ý chí vươn lên mạnh mẽ khiến nhiều người cảm động.
Bản lĩnh của cô giáo vùng cao
Trước đây, chị Tâm là giáo viên dạy âm nhạc ở trường đặc biệt khó khăn Cao Sơn (Bắc Kạn), cách nhà 70km. Gần 10 năm, mỗi ngày, chị rong ruổi hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường mới tới được nơi dạy học và lại mất bằng đó thời gian để trở về nhà.
Khi các con đến tuổi đi học, mẹ già thường xuyên đau yếu, chị Tâm xin chuyển công tác về Trường Tiểu học và THCS Dương Phong (huyện Bạch Thông), cách nhà 10km. Những tưởng gia đình sum họp, các con nhỏ sẽ được chị Tâm chăm sóc vẹn toàn. Vậy nhưng…
Một chiều cuối tháng 3/2021, trên đường đón con trai 5 tuổi từ trường về nhà, không may chị Tâm gặp tai nạn giao thông.
Hai mẹ con chị Tâm đang đi xe máy thì gặp một chiếc xe tải chở quặng bị mất đà tụt dốc lao xuống. Do chở con nhỏ phía sau nên chị Tâm không thể vứt xe bỏ chạy, chỉ kịp đánh lái sang trái đường.
Chị nhớ lại: “Đuôi chiếc xe tải chở quặng gạt đổ xe máy, tôi chỉ kịp đẩy con trai ra xa gầm xe. Tôi sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc đôi chân của mình bị bánh xe kẹp nát. Tôi sốc. Nhưng tôi vẫn kịp quay lại hỏi con trai có sao không? Thấy con đứng lên đi vào lề đường, tôi tự nhủ con an toàn là may mắn lớn nhất rồi”.
Bằng một sự bình tĩnh tới kinh ngạc, quên đi mọi đau đớn, chị Tâm nhờ người dân đưa đi cấp cứu. “Máu chảy quá nhiều, tôi phải giới thiệu mình là giáo viên mới chuyển về đây công tác để mọi người yên tâm sơ cứu, không sợ khi tiếp xúc trực tiếp với máu của tôi”, chị kể.
May mắn có người đàn ông nhà gần nơi chị Tâm bị tai nạn đã chở chị đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa tỉnh. Khi thấy sàn ô tô lênh láng máu, người tài xế lo lắng cho tính mạng của chị Tâm nên mất bình tĩnh đã đi nhầm đường. Chị Tâm vẫn tỉnh táo động viên ngược: “Cháu vẫn chịu được. Chú cứ bình tĩnh”.
Bệnh viện tỉnh tiếp nhận và nhanh chóng chuyển chị Tâm từ Bắc Kạn xuống bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ngay trong đêm. Trên đường đi, chị Tâm vẫn rất bình tĩnh và tỉnh táo. Chị nói với chồng, chỉ cần chị còn sống là còn lo được cho con cái học hành. Chị động viên con gái bình tĩnh để sáng hôm sau hoàn thành tốt cuộc thi nghi thức Đội ở huyện...
Anh Lưu Đinh Sáu (chồng chị Tâm) run rẩy xin các bác sĩ bệnh viện Việt Đức cố gắng giữ chân cho vợ. Nhưng do tai nạn quá nghiêm trọng và nạn nhân mất máu quá nhiều, các bác sĩ đành cắt đi đôi chân của chị Tâm.
Nghị lực phi thường
Những tưởng chị Tâm sẽ gục ngã, suy sụp. Nhưng chị rất bình tĩnh đón nhận sự thật. “Tôi xác định chấp nhận số phận, vì có khóc lóc bi thương cũng không thể thay đổi được tình hình. Tôi thấy mình trở nên mạnh mẽ lạ thường. May mắn nhất là con trai tôi được an toàn. Đánh đổi đôi chân của mình cho sự bình an của con, tôi mãn nguyện vô cùng”, chị Tâm chia sẻ.
Không muốn trở thành gánh nặng cho chồng con, chị Tâm đã tự mình tập cho đôi tay quen với việc đi lại. “Tôi cố chống tay, nhấc cao người để mỏm cụt chưa lành hẳn ở chân không chạm xuống đất khi di chuyển. Tôi có thể tự vệ sinh cá nhân mà không cần chồng phải phụ giúp chỉ 1 tháng sau khi từ bệnh viện về nhà”.
Đôi chân không còn, công việc của người giáo viên hàng ngày đứng lớp trở nên mong manh. Nếu chị Tâm thất nghiệp, mọi gánh nặng đè lên vai anh Sáu chồng chị. Điều đó khiến chị không cam lòng.
“Tôi gặp tai nạn đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng lên, mọi hoạt động dạy và học đều chuyển sang chế độ online nên tôi không bị nghỉ ngày làm việc nào. Tôi cố gắng hết sức mình tập luyện để trở lại cuộc sống thường ngày một cách nhanh nhất", chị Tâm nói về "may mắn" trong công việc sau khi lâm nạn.
Bằng tất cả nỗ lực, quyết tâm, chỉ sau 3 tháng kể từ ngày ra viện, chị Tâm đã có thể đi lại trên đôi chân giả. Dù chưa thực sự vững chắc mỗi bước đi, dù các mỏm chân vẫn rất đau đớn khi tì đè lên đôi chân giả, cô giáo 8X vẫn tự mình đi 40km tham gia khóa học chính trị hè, chuẩn bị cho năm học mới.
Trao đổi với VietNamNet, thầy giáo Đoàn Thanh Bình (nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Dương Phong) cho biết: “Khi cô Tâm không may gặp tai nạn, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Cô Tâm là Tổng phụ trách có năng lực giảng dạy, nhiệt tình và rất nghị lực vượt qua hoàn cảnh để hoàn thành tốt mọi công việc được giao”.
Cũng như nhiều người khuyết tật khác, mới đầu chị Tâm cũng thấy ngại, tự ti. Chị luôn cố gắng thể hiện mình là người bình thường, không muốn người khác chú ý tới mình. Tuy nhiên, sau này, khi nhận được những ân tình từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp... chị nhận thấy mình cần chia sẻ câu chuyện của mình, lan tỏa nghị lực sống làm động lực cho những người cùng cảnh ngộ.
"Bạn hãy nhẫn nại một chút, kiên trì một chút, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Hành trình đời người không phải luôn thuận lợi và bằng phẳng. Do đó, hãy học cách chấp nhận, học cách mỉm cười, lau khô giọt nước mắt và quên đi hết nhọc nhằn", chị Tâm nói.
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
Cô giáo mầm non biến những hạt gạo thành bức tranh độc đáo
Từ đôi bàn tay khéo léo, cô giáo mầm non đã thổi hồn vào những hạt gạo, tạo nên tác phẩm nghệ thuật mới lạ, độc đáo." alt="Cô giáo Bắc Kạn bị tai nạn: Đánh đổi đôi chân cho con được bình an" />
- ·Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng
- ·Dương Cẩm Lynh mê đọc sách
- ·Hà Nội dự kiến cấm xe máy sớm hơn 5 năm so với kế hoạch
- ·Chi tiền cho vợ học lái xe để yên phận làm nội trợ, không ngờ vợ ngoại tình
- ·Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
- ·Chiêm ngưỡng những nàng thơ trong tranh
- ·Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị tổng kết ngành năm 2023
- ·Xe công nghệ tăng giá cước, hành khách phản ứng ra sao?
- ·Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
- ·Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn
Trung bình, mỗi ngày chỉ có khoảng 93 xe đến các điểm đo kiểm khí thải. Số liệu trong 5 ngày đầu tiên cũng cho thấy, lượng xe tham gia kiểm tra khí thải của các hãng là rất khác nhau. Cụ thể, có 412 xe Honda; 51 xe Yamaha; 1 xe Suzuki. Hai hãng còn lại là SYM và Piaggio chưa có bất cứ xe nào đến đo kiểm.
Cũng theo đơn vị tổ chức, tính từ ngày 12-16/11, tổng số xe không đạt chuẩn khí thải lần 1 chiếm tới 43,97%. Những xe này sau khi được bảo dưỡng và đo lần 2 đã có tỷ lệ đạt chuẩn là 75,23%.
Với xe máy đã sử dụng trên 5 năm, khi đến đo kiểm được thay dầu miễn phí. Ngoài ra, xe không đạt tiêu chuẩn khí thải sẽ được hỗ trợ 200 nghìn đồng để bảo dưỡng. Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (đơn vị chủ trì thực hiện), chương trình “Thí điểm kiểm tra khí thải mô tô, xe gắn máy và hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ đang lưu hành trên địa bàn TP. Hà Nội”thực hiện từ tháng 11/2021 đến hết tháng 6/2022 với 4 hoạt động: Đo kiểm khí thải; thí điểm tiếp nhận xe mô tô, xe gắn máy cũ mà người dân thải bỏ; hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới; khảo sát ý kiến người dân về tác động của chính sách kiểm soát khí thải xe máy.
Trong đó, việc đo kiểm khí thải xe máy cũ được thực hiện từ ngày 12-30/11 trên địa bàn 6 quận của TP. Hà Nội là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hà Đông. Chương trình sẽ áp dụng với tất cả các mẫu xe máy cũ của các hãng thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) là Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM.
Các điểm đo kiểm khí thải tại Hà Nội. Mục tiêu của chương trình là đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của phát thải xe máy đặc biệt là xe máy cũ đến chất lượng không khí; đồng thời là cơ sở khoa học hỗ trợ việc xây dựng và thực thi các chính sách về giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự kiến, có khoảng 5.000 xe được thực hiện kiểm tra khí thải miễn phí, trong đó có phân bổ cho các hãng là: Honda 4.200 xe; Yamaha 800 xe; SYM 100 xe; Suzuki 50 xe và Piaggio 50 xe.
Đối với các xe máy cũ sử dụng trên 20 năm, trường hợp không đạt tiêu chuẩn về khí thải và chủ xe có nhu cầu thay xe mới sẽ được chương trình hỗ trợ đến 4 triệu đồng.
Hoàng Hiệp
Điều kiện để được đổi xe máy cũ, hỗ trợ 4 triệu đồng ở Hà Nội
Tất cả các xe máy thuộc 5 hãng Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM ở Hà Nội đều có thể được kiểm tra khí thải miễn phí. Tuy nhiên, để được hỗ trợ sửa chữa hoặc đổi xe mới, chủ xe phải đáp ứng nhiều điều kiện.
" alt="Gần 500 xe máy kiểm tra khí thải miễn phí, một nửa không đạt chuẩn" />- Bộ sách Hát Then các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam do nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, Ths. Phạm Minh Hương, Ths. Nguyễn Thuỷ Tiên biên soạn, NXB Văn hoá dân tộc phát hành vừa được trao giải B - Giải Sách Quốc gia lần thứ 3 là bộ sách nghiên cứu công phu, tương đối đầy đủ và được hệ thống hóa, đối với di sản Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Sách được khởi sự sưu tầm, biên soạn từ năm 2015, với mục đích làm Hồ sơ Quốc gia Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam để đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bộ sách về di sản hát Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái. Bộ sách gồm 3 quyển, trong quyển một, các tác giả giới thiệu khá đầy đủ, chi tiết về một số nội dung liên quan di sản Then. Then gắn bó với đời sống, văn hoá, tâm linh... các dân tộc Tày, Nùng, Thái như thế nào? Đặc điểm cơ bản của Then là gì, các mô hình sinh hoạt hát Then. Đàn tính, lời ca trong Then, làn điệu Then, nhạc cụ trong Then, diễn xướng Then, khi nào phải làm lễ Then, ai là người thực hiện các nghi lễ... được trình bày chi tiết trong bộ sách.
Quyển thứ hai gồm lời bài hát trong các nghi lễ Then của người Tày ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn như: Sa khoăn tẩu Long Vương, Cấp sắc, Khảu lườn mẩu, Pây thử, Thôi tang...
Nội dung quyển thứ ba trình bày lời hát trong các nghi lễ Then của người Tày ở Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên như: Cầu khoăn, Trình tổ, Cầu mùa, Cầu hoa, Cúng mụ, Lễ hội xuân...
Các chuyến đi điền dã đã xác định được vùng Then chính là 11 tỉnh của miền núi phía Bắc, cùng các bản ghi âm, lời hát, phỏng vấn các nghệ nhân Then về thế giới quan vũ trụ Then, các nghi lễ như cấp sắc, cầu mùa, cầu bình an, tạ ơn tổ tiên… trong sinh hoạt tín ngưỡng Then truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Những chuyến đi điền dã công phu đó còn có ý nghĩa hệ thống hóa lại những vốn quý của Then còn đến hôm nay, như ghi danh sách các nghệ nhân Then còn lưu giữ Then ở các bản làng, những người chế tạo các dụng cụ âm nhạc Then.
Then là tín ngưỡng dân gian, biểu hiện qua những nghi lễ Then có sự tích hợp của âm nhạc, múa, mỹ thuật dân gian, ngôn ngữ, tập tục tộc người. Phần âm nhạc ghi âm được đã được ký âm, cùng với phần lời hát nguyên vẹn bằng tiếng dân tộc và được dịch ra tiếng Việt, cùng những phỏng vấn mô tả các nghi lễ đều được giới thiệu và hệ thống hóa cẩn trọng trong bộ sách.
Trong số 11 tỉnh thuộc vùng Then, thì tỉnh Lạng Sơn có nghệ nhân Then đông nhất cả nước. Trong số 11 tỉnh thuộc vùng Then, thì tỉnh Lạng Sơn có nghệ nhân Then đông nhất cả nước. Trong vốn quý đó, có những nghệ nhân như bà Then Mỗ Thị Kịt, người Tày, sinh năm 1922; bà Then Mông Thị Sấm, người Nùng, sinh năm 1939, hay trẻ như thầy Then Nguyễn Văn Thọ, sinh năm 1991 đều nổi tiếng đàn hay hát giỏi.
Hàng nghìn trang ghi chép, ký âm, dịch thuật, phỏng vấn mô tả nghi lễ… được sắp xếp trong 3 tập sách dày tổng cộng hơn 3.000 trang. Tính đến nay, có thể xem đây là bộ sách tập hợp đầy đủ nhất, có tính bách khoa hàn lâm về tín ngưỡng Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Tình Lê
Đoàn binh Tây Tiến: Hành trình 67 năm từ tập di cảo tới tay bạn đọc
Cuốn 'Đoàn binh Tây Tiến' được nhà thơ Quang Dũng hoàn thành từ năm 1952. Đến năm 2019, sau 67 năm, bản thảo viết tay của tác giả mới được in và phát hành.
" alt="Bộ sách công phu trong 5 năm giành giải B Sách Quốc gia 2020" /> Đào Tố Loan được Dàn nhạc trẻ hỗ trợ. Sau đêm diễn ''Hoan ca'', Đào Tố Loan chia sẻ với VietNamNet: "Dưới thời tiết nhiệt độ 7 độ C tại Hà Nội nhưng Loan thấy ấm áp vô cùng bởi hơn 400 khán giả tại thánh đường Nhà nhờ Cửa Bắc đã sưởi ấm cho tôi và ê-kíp cũng như tất cả anh em nghệ sĩ để thăng hoa và cảm xúc trong từng tiết mục".
Đây là show diễn cá nhân của Đào Tố Loan. Cô chọn hát với dàn nhạc trẻ với quy mô nhỏ và chọn một số tiết mục khí nhạc ca ngợi Chúa, cầu nguyện và hoan ca. Ở hàng ghế khán giả, vợ chồng Thanh Lam chăm chú theo dõi buổi diễn của Đào Tố Loan trong không gian thánh đường ấm áp của ngày đông.
Giọng opera số 1 Việt Nam chia sẻ thêm: "Loan yêu thích hát Thánh Ca. Loan cảm thấy có sự phù hợp và gắn kết mạnh mẽ khiến Loan vô cùng hạnh phúc được hát âm nhạc Thánh Ca trong đêm nhạc của mình. Loan cảm nhận âm nhạc Thánh Ca rất gần gũi, có nhiều điểm chung với âm nhạc Việt Nam và khán giả Việt Nam sẽ dễ dàng cảm nhận hơn khi thưởng thức.
Âm nhạc Thánh Ca rất nhẹ nhàng, sâu lắng lúc lại rất hân hoan vui tươi, thật kỳ diệu vì mặc dù có vang lên bằng bất kể ngôn ngữ nào thì chúng ta cũng vẫn cảm nhận được bằng giai điệu, sự rung động trong trái tim và tâm hồn. Đây là điều mà Loan nghĩ là đặc biệt của âm nhạc Thánh Ca".
Đào Tố Loan nói Thánh nhạc dạy cho một nghệ sĩ opera cách cảm nhận mình đúng đắn hơn. "Chẳng hạn khi hát một tác phẩm phức điệu của Bach hay một aria nhưEt incarnatus estcủa Mozart, một nghệ sĩ chỉ thành công được khi có sự tĩnh tâm và hiểu rằng mình chỉ là một nhân tố trong một tổng thể, không phân biệt nghệ sĩ hát hay nghệ sĩ chơi nhạc, tất cả đều hoà quyện như một. Giống như một giáo dân quên đi bản thân mình và thành kính trước Chúa, khiêm tốn và tự hoàn thiện mình với các chuẩn mực của âm nhạc, tìm đến một sự trau chuốt và tinh khiết, nội tâm trong âm nhạc là điều tuyệt vời Loan luôn mơ ước.
Trong một thế giới dường như lúc nào cũng có những biến động, một nghệ sĩ hát các tác phẩm Thánh nhạc không phải chỉ là để thỏa mãn cho tình yêu âm nhạc của bản thân. Đó thực sự là một cách để trả lại cái đẹp cho cuộc sống và giúp bản thân và khán giả cảm nhận và biết ơn cuộc sống dù thăng trầm, biến cố, khó khăn hay lúc hạnh phúc vui vẻ ta đã trải qua để giờ đây được ngồi ở đây và cùng nhau cầu nguyện", cô nói.
Trong đêm nhạc, giọng opera số 1 Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Dàn nhạc Trẻ cùng Ca đoàn Giáo xứ Cửa Bắc đã mê hoặc khán giả bằng những tác phẩm kinh điển của các nhà soạn nhạc bậc thầy như: Mozart (Motet - Exsultate, jubilate); Bach (Alleluia,tríchCantata Jauchzet Gott in allen Landen); Franck (Panis Angelicus, trích Mass in A major)... Cùng với đó, bản nhạc kinh điển Ave Mariađược vang lên giữa thánh đường vô cùng ấn tượng qua giọng hát của Đào Tố Loan.
Trước những tác phẩm như Pie Jesuhay Ave Maria, cả nghệ sĩ và khán giả không theo đạo cũng hoàn toàn có thể cảm nhận được sự thành kính trong đó. Tìm kiếm sự yên bình và thanh thản trước những khó khăn và biến cố của cuộc sống là nhu cầu của bất cứ ai. Những tác phẩm này nhắc chúng ta rằng cái đẹp trong nghệ thuật và trong con người vẫn luôn tồn tại bất chấp những gì diễn ra trong cuộc sống.
Lê Đỗ
Giọng opera số 1 Việt Nam gây bất ngờ giữa nhà hát nổi tiếng thế giớiĐến thăm quan Nhà hát opera nổi tiếng Paris Garnier, Đào Tố Loan ngẫu hứng đứng trên ban công hát aria 'O Mio Babbino Caro' khiến tất cả những người có mặt bất ngờ." alt="Giọng opera số 1 Việt Nam xúc động khi biểu diễn trong nhà thờ dưới cái lạnh 7độ" />Hình ảnh của Hoàng Oanh sau khi sinh con.
Hoàng Oanh và chồng tổ chức lễ cưới cuối năm 2019 tại một khách sạn hạng sang ở quận 7 (TP.HCM). Tháng 1 vừa qua, cô xác nhận mang thai con trai được 4 tháng. Những tháng cuối thai kỳ, MC tiết lộ ông xã không thể ở bên hai mẹ con vì dịch Covid-19.
“Có người hỏi tụi mình xa nhau 6 tháng rồi phải không. Không phải, chỉ mới ba tháng thôi. Sau đám cưới tháng 12/2019, tháng 1 tụi mình đi châu Âu. Sau đó hai đứa thay phiên nhau qua lại giữa Việt Nam và Singapore thăm nhau”, cô chia sẻ. Theo MC, trong những ngày tháng sống xa nhau, cả hai phải trò chuyện qua mạng xã hội.
“Có lẽ con không biết khi con chào đời, thế giới lại hỗn loạn đến vậy. Nhưng con đừng lo, dù ngoài kia cho bao nhiêu sóng gió, cha mẹ sẽ luôn bảo vệ con”, MC nhắn nhủ với con trai.
(Theo Zing)
Hoàng Oanh khoe căn hộ và cuộc sống bên Singapore cùng chồng Tây
- Đây là lần đầu tiên Hoàng Oanh khoe căn hộ xinh xắn của hai vợ chồng tại Singapore. Người đẹp còn dành nhiều lời yêu thương gửi đến ông xã.
" alt="MC Hoàng Oanh sinh con đầu lòng" />
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
- ·Đề xuất đăng kiểm ô tô theo quãng đường: Công bằng nhưng khó khả thi
- ·Khoảng 750 triệu đồng, mua Kia Cerato mới hay Mazda CX
- ·Mua xe chạy phí trước bạ, chuyện chỉ có ở Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Nahda, 20h30 ngày 23/1: Khó tin cửa dưới
- ·Nghệ sĩ Hoài Linh trao 1 tỷ đồng cho Quảng Trị vào chiều 31/5
- ·Lần đầu lái xe: Tim tôi đập loạn xạ khi nhìn thấy Cảnh sát giao thông
- ·MC nổi tiếng tự tử vì sợ cáo buộc tấn công bạn trai
- ·Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
- ·Phan Đăng Hoàng: 'Có tiền cũng không mua được suất ở Milan Fashion Week'