Tin chuyển nhượng V.League: HAGL xác nhận tương lai của Minh Vương
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
Điện thoại Huawei P20. Sau khi bị truyền thông phanh phui việc sử dụng các thủ thuật điều chỉnh hiệu suất để đạt được điểm số cao hơn trên các ứng dụng đánh giá hiệu năng điện thoại phổ biến như 3DMark, các thiết bị Huawei P20, P20 Pro, Nova 3 và Honor Play đã bị xóa khỏi bảng xếp hạng.
AnandTech cho biết, hãng điện thoại Trung Quốc đã để hiệu suất máy ở mức cao nhất để qua mặt các bài kiểm tra benchmack, trong khi quy tắc kiểm tra chuẩn là phải để máy hoạt động ở chế độ mặc định. Điều này đã cho phép Huawei tăng điểm số lên tới 47%.
Trong tuyên bố của mình, Huawei thừa nhận hành vi nói trên, đồng thời cho biết sẽ chính thức mở chế độ hiệu suất tối đa để người dùng có thể tùy chọn trong quá trình sử dụng.
UL Benchmarks cho biết Huawei cam kết sẽ thực hiện một cách tiếp cận minh bạch hơn trong các bản cập nhật trong tương lai. Hiện tại điểm số của các mẫu máy "gian dối" sẽ tạm xóa bỏ để tránh gây nhầm lẫn.
Theo Nguoiduatin
Huawei bị cấm cửa, tiết lộ người soán ngôi tỷ phú Jack Ma
Huawei bị cấm cửa tại Australia; tỷ phú Jack Ma bị soán ngôi giàu nhất châu Á; Thử nghiệm chuyển đổi 1 triệu thuê bao 11 số,... là những thông tin công nghệ nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt="Huawei thừa nhận gian dối benchmark, đây là hành động 'chuộc lỗi'" />- 31 học sinh Trung Quốc, gồm 27 nam và 4 nữ, từ 18 tuổi trở xuống, đã được tuyển chọn từ trường trung học để tham gia chương trình huấn luyện thành những nhà khoa học chuyên về vũ khí trí tuệ nhân tạo (AI) trẻ nhất thế giới.
Nhóm học sinh này, được đánh giá là thông minh nhất, đã được chọn lọc từ hơn 5.000 ứng viên để tham gia chương trình các hệ thống vũ khí thông minh nêu trên kéo dài 4 năm tại Viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT).
BIT là một trong những viện nghiên cứu vũ khí hàng đầu ở Trung Quốc và quyết định tiến hành chương trình mới như vừa nêu là bằng chứng cho thấy viện này chú trọng vào phát triển công nghệ AI nhằm mục đích quân sự.
Trên thực tế, Trung Quốc với Mỹ và các quốc gia khác đang chạy đua phát triển các ứng dụng AI có thể dùng cho quân sự - từ tàu ngầm hạt nhân có gắn chip tự học đến các robot siêu nhỏ có thể bò vào mạch máu con người.
31 học sinh Trung Quốc được tuyển chọn để huấn luyện trở thành những nhà khoa học chuyên về vũ khí trí tuệ nhân tạo trẻ nhất thế giới. Ảnh: BIT "Tất cả những em này đều thông minh xuất chúng nhưng chỉ thông minh thôi thì không đủ. Chúng tôi tìm kiếm những phẩm chất khác, như tư duy sáng tạo, sự khao khát chiến đấu, sự kiên trì khi đối mặt với thách thức. Say mê phát triển vũ khí mới là một điều bắt buộc, cũng như chúng cũng phải là người yêu nước" - một vị giáo sư liên quan đến quá trình tuyển chọn cho biết.
Theo chương trình trên, mỗi học sinh sẽ được 2 khoa học gia vũ khí kèm cặp, một người là viện sĩ và một thuộc ngành công nghiệp quân sự.
Sau khi hoàn tất khóa học ngắn ở học kỳ thứ nhất, các học sinh sẽ chọn lĩnh vực chuyên biệt, chẳng hạn như kỹ thuật cơ khí, điện tử hoặc thiết kế vũ khí nói chung. Sau đó, họ sẽ được đưa đến một phòng thí nghiệm quốc phòng thích hợp để có thể phát triển các kỹ năng thông qua trải nghiệm thực hành.
BIT đã tiến hành chương trình trên tại trụ sở của Norinco, một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất Trung Quốc, hôm 28/10 gần đây.
Sau khóa học 4 năm, các học sinh này dự kiến sẽ tiếp tục học lên để lấy bằng tiến sĩ và sẽ trở thành thế hệ lãnh đạo kế tiếp của chương trình vũ khí AI ở Trung Quốc.
Bà Eleonore Pauwels, chuyên gia về công nghệ không gian mạng tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách, Trường ĐH Liên Hiệp Quốc ở New York, đã tỏ ra quan ngại về khóa học do BIT tiến hành nêu trên.
"Đây là chương trình đại học đầu tiên trên thế giới được thiết kế nhằm khích lệ thế hệ trẻ tư duy, thiết kế và triển khai AI nhằm mục đích nghiên cứu và sử dụng trong quân sự".
Theo bà Pauwels, Mỹ cũng có những chương trình tương tự, chẳng hạn chương trình do Cơ quan Dự án Nghiên cứu tiên tiến quốc phòng điều hành, nhưng chúng hoạt động khá bí mật và chỉ tuyển mộ các khoa học gia có uy tín.
Trái lại chương trình của BIT dường như tập trung nhiều hơn vào đào tạo thế hệ trẻ nhằm mục đích vũ khí hóa AI.
Còn ông Stuart Russell, giám đốc Trung tâm Các hệ thống thông minh tại Trường ĐH California, Berkeley, nhận xét chương trình của BIT là một "ý tưởng tồi".
"Máy móc không bao giờ được phép quyết định giết người. Những vũ khí như vậy sẽ nhanh chóng trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hơn nữa, nó làm gia tăng khả năng xảy ra chiến tranh" - ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, khi được yêu cầu bình luận về chương trình của BIT, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thừa nhận nước này tích cực chú tâm vào phát triển và ứng dụng công nghệ AI để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ.
Đồng thời, cơ quan này nhấn mạnh họ cũng nhận thức rõ về các vấn đề có thể xảy ra với hệ thống vũ khí chết người tự động và đã thúc đẩy khảo sát các biện pháp ngăn ngừa bởi cộng đồng quốc tế.
Thực ra, AI mở ra cho Trung Quốc cơ hội có một kho vũ khí mới trong khi nước này sẵn có chiến lược sử dụng tiến bộ về công nghệ là cách để đạt được mục đích trở thành thủ lĩnh trên toàn cầu.
Được biết, chính phủ Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc hồ sơ về việc sử dụng vũ khí AI hồi tháng 4 năm nay.
Theo NLĐ/South China Morning Post
Trung Quốc ứng dụng AI để theo dõi cử chỉ của người dân
Trung Quốc sẽ nhận dạng nguời dân đang di chuyển qua việc phân tích khuôn mặt và cả dáng đi của họ. Từ đó, chính phủ sẽ có thêm biện pháp mới để giám sát an ninh trên đường phố.
" alt="Trung Quốc lập đội 'chuyên gia nhí' về vũ khí trí tuệ nhân tạo" /> " alt="Tiêu chuẩn hóa quốc tế có vai trò quan trọng trong Cách mạng công nghiệp 4.0" />Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh theo Bộ KH&CN
- Chiều 11/10, tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), Ngành TT&TT đã tổ chức lễ phát động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và chương trình An sinh xã hội 2018.
Công điện của Bộ TT&TT về việc ứng phó với bão số 5 và siêu bão Mangkhut
Bộ TT&TT đã xử đúng hướng các website vi phạm bản quyền ASIAD 2018
Bộ TT&TT đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia
Tham dự lễ phát động có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các lãnh đạo Bộ TT&TT, Công đoàn TT&TT và đông đảo cán bộ công nhân viên đang công tác, làm việc trong ngành TT&TT.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công cuộc xóa đói giảm nghèo, cán bộ công nhân viên chức ngành TT&TT đã tự nguyện đóng góp hàng chục tỷ đồng và tích cực ủng hộ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão, lũ…. do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi.
Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng hưởng ứng lời kêu gọi cả nước chung tay vì người nghèo. Ảnh: Trọng Đạt Theo ông Trần Văn Sỹ, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành TT&TT, từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, cả nước đã xây dựng và sửa chữa được hàng chục ngàn căn nhà, cứu đói, chữa bệnh, hỗ trợ hàng ngàn phòng học, nhà văn hóa, trạm y tế, cầu dân sinh, giúp đỡ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất. Các hoạt động đóng góp đó đã thể hiện trách nhiệm xã hội và tính nhân văn cao đẹp của ngành TT&TT.
Ngành TT&TT kêu gọi cán bộ công nhân viên đóng góp một ngày lương để ủng hộ người nghèo. Ảnh: Trọng Đạt Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Trần Văn Sỹ cho biết hiện cả nước vẫn còn hơn 1.600 triệu hộ nghèo, và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Đồng bào ta ở các vùng bị thiên tai, vẫn còn nhiều người không may gặp rủi ro, phải cố gắng chật vật để ổn định cuộc sống và vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Đây là những đối tượng rất cần sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng.
Hưởng ứng lời kêu gọi cùng “Cả nước chung tay vì người nghèo" của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam nhân tháng cao điểm “Vì người nghèo”, Ban Thường vụ Công đoàn TT&TT Việt Nam kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động – đoàn viên công đoàn đóng góp một ngày lương của mình để góp phần sẻ chia, giúp đỡ cho đồng bào nghèo khổ, gặp rủi ro trong cuộc sống.
Trọng Đạt - Bích Thủy
Bộ TT&TT ra quyết định phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
Ngày 5/10/2018, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định 1615/QĐ-BTTTT về việc phân công công việc giữa Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 Thứ trưởng: Nguyễn Minh Hồng, Nguyễn Thành Hưng, Phạm Hồng Hải, Phan Tâm và Hoàng Vĩnh Bảo.
" alt="Phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình An sinh xã hội 2018" /> Đến nay, Đà Nẵng đã cung cấp 1,4 triệu tem QR Code cho thương nhân. Đề án do Sở Công thương Đà Nẵng phối hợp với VNPT Đà Nẵng thực hiện với sự tham gia của gần 80 tiểu thương tại chợ Hàn. Mục tiêu của đề án là nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân và giám sát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa, thực phẩm. Theo Sở Công thương, chợ Hàn được chọn làm thí điểm vì đây là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan, mua sắm nên sẽ có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của đề án.
Để có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng ứng dụng smartphone dựa vào mã QR, các ngành chức năng đã khảo sát, phân tích và hoàn thành các chuyên đề, xây dựng phần mềm quản lý mã QR, cơ sở dữ liệu quản lý và khai thác thông tin. Ngoài 1,4 triệu tem đã cấp dán, đơn vị tư vấn triển khai còn lập danh sách thương nhân, hướng dẫn dán tem QR, khai báo thông tin sản phẩm và kích hoạt tem mỗi lần khách hàng giao dịch qua trang VNPTCheck.vn.
" alt="Đà Nẵng đã cấp dán 1,4 triệu tem QR Code truy xuất nguồn gốc thực phẩm" />- VNG xin lỗi, hứa bồi thường cho người dùng Zalo, Báo mới và khách hàng
Lên Facebook, Zalo giả vờ yêu đương, lừa bán phụ nữ ra nước ngoài
Cần Thơ: Cán bộ, đảng viên dùng Facebook, zalo phải khai báo
Theo đó, với phiên bản Viber mới nhất, người dùng có thể chỉnh sửa tin nhắn đã gửi đi, giống như bạn có thể làm điều này với Skype.
Viber cho phép chỉnh sửa tin nhắn đã gửi đi Ngoài ra, một vài cải tiến khác đã được triển khai, chẳng hạn như cách mới để chia sẻ ảnh chụp màn hình Viber với các liên hệ của bạn. Thông tin cập nhật còn đề cập rằng một số cải tiến hiệu suất và sửa lỗi cũng đã được thêm vào, giúp cho người dùng trải nghiệm ứng dụng Viber tốt hơn.
Nếu bạn sở hữu thiết bị Android, giờ đây bạn có thể nhấn giữ trên tin nhắn đã gửi và chạm vào Edit để thực hiện các thay đổi cần thiết. Khi đó, người bạn của bạn sẽ thấy rằng thông điệp đã được chỉnh sửa, nhưng điều đó không quan trọng.
Hiện giờ, những thay đổi này không có sẵn cho người dùng iOS, vì vậy nếu bạn đang chạy Viber trên iPhone, bạn sẽ không nhận được lợi ích của những cải tiến này.
Phúc Nguyễn (theo Phone Arena)
Skype bắt đầu cho nhận tin nhắn SMS
Microsoft đang bắt đầu cung cấp bản beta đầu tiên tính năng SMS Connect cho Skype, cho phép bạn xem tin nhắn của điện thoại Android ngay trên máy tính.
" alt="Viber cho phép chỉnh sửa tin nhắn đã gửi đi" />
- ·Soi kèo góc Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1
- ·Đánh giá sơ bộ BPhone 3, so sánh với các đối thủ cùng giá 7 triệu đồng
- ·Lều 'tự kỷ' của Nhật Bản cho phép bạn tạo ra căn phòng bí mật ngay trong nhà một cách dễ dàng
- ·Bộ Khoa học và Công nghệ: Hoàn thiện phát triển Cơ sở dữ liệu chuyên gia
- ·Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 24/1: Bùng nổ
- ·Top những Laptop chơi game dưới 20 triệu mới nhất
- ·Việt Nam đăng cai tổ chức Giải thưởng APICTA 2019 nhằm nâng cao vị trí trên bản đồ CNTT thế giới
- ·Ra mắt 'bình' sạc không dây có thể sạc cho smartphone cách xa 30cm
- ·Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- ·Viglacera ra mắt Sàn thương mại điện tử
- Nhà sáng lập Microsoft cũng bàn về chất lượng sống của con người ngày nay, chênh lệch giàu nghèo và cần nỗ lực quốc tế trong giải quyết các vấn đề về môi trường.
"Thật tuyệt vời, tôi có thể nói, trong vòng 28 năm qua, con người đã đạt được sự tiến bộ lớn trong việc giải quyết các vấn đề về y tế và nghèo đói", Bill Gates cho biết trong cuộc phỏng vấn với trang Nikkei.
Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hợp tác toàn cầu để giải quyết biến đổi khí hậu, trái ngược với quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bill Gates cho rằng công nghệ đã giúp con người kéo dài tuổi thọ, có đời sống văn minh hơn. Tuy nhiên, nỗi lo sợ tự động hóa sẽ cướp mất việc làm của con người vẫn chưa bao giờ giảm.
Công nghệ là thách thức, cũng là giải pháp
"Công nghệ vừa là thách thức, vừa là giải pháp cho chúng ta. Điện khí hóa mọi thứ tất nhiên là điều tuyệt vời, nhưng nó cũng tạo ra các nhà máy than gây ô nhiễm, hạt nhân khiến người ta lo sợ, xe điện cũng chưa được an toàn. Tất cả những công nghệ mới, dù là mạng xã hội hay robot cũng đều có mặt trái khiến ta e dè", ông nói.
Sự quan tâm đó là điều dễ hiểu, nhưng quan trọng hơn hết là làm sao để ứng dụng công nghệ một cách có hiệu quả.
Robot được dự đoán sẽ là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp tại Mỹ. Ảnh: Japantimes. "Robot giúp chúng ta tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ mà không cần nhiều sức lực từ con người. Công việc không phải là điều duy nhất con người sinh ra để làm. Có thêm nhiều thời gian, con người sẽ tạo thêm nhiều giá trị mới", Bill Gates nhận định.
"Chúng ta đã có các loại thuế về vốn, thuế lao động, những loại thuế này cũng có thể được thay đổi cơ cấu để áp đặt cho robot nhằm tạo ra nguồn lực hỗ trợ cho nhóm lao động bị ảnh hưởng"
"Khi tôi nói về thuế robot, chúng ta không nên hiểu đây là loại thuế mới. Thực ra nó là tăng thuế về vốn và giảm thuế lao động, khi chúng ta xem robot như một loại vốn. Nhờ đó xã hội không đẻ ra thêm loại thuế mới, mà chỉ thay đổi cơ cấu thuế hiện tại".
"Khi chúng ta chọn mua một con robot thay vì dùng sức người, hệ thống thuế mới sẽ khiến chúng ta ít nhất cũng phải nghĩ đến con người như một lựa chọn thay thế, thay vì ngược lại như hiện nay", ông nói.
Sau khi rời Microsoft, Bill Gates dành phần lớn thời gian cho các hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Russophile. Nhiều chuyên gia cho rằng cách đưa tin như truyền thông đại chúng hiện nay sẽ khiến dư luận áp đặt thành kiến đối với tự động hóa, dẫn đến các xung đột xã hội. "Do đó, thế hệ trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên truyền thông đại chúng, cũng như những tác động mà nó mang đến", Bill nhận định.
Thế giới đang dần bình đẳng hơn
Bill Gates cũng cho rằng các quỹ từ thiện mà ông hoạt động đang dần mang đến kết quả. Từ năm 1990, số trẻ em chết dưới 5 tuổi mỗi năm là 12 triệu, đến nay con số chỉ còn dưới 6 triệu. Ông cho rằng đây là thành quả có được nhờ sự cải tiến các loại thuốc và hệ thống phụ trợ đi kèm.
Tỷ lệ người nghèo sống dưới mức 1,9 USD mỗi ngày cũng giảm từ 36% xuống còn 9% dân số thế giới. "Chất lượng sống ngày càng được cải thiện, thậm chí khi nói đến những quốc gia nghèo, bất bình đẳng giàu nghèo nhất như Ấn Độ, Trung Quốc trước đây cũng phát triển kinh tế nhanh hơn các nước như Mỹ, Nhật Bản. Thực sự, thế giới ngày nay đã bình đẳng hơn rất nhiều", ông nói.
"Tuy nhiên tỷ lệ nghèo đói tại châu Phi vẫn là vấn đề rất lớn, nó vẫn sẽ tăng đến khoảng 90% đến giữa thế kỷ này. Cách duy nhất để giảm thiểu là thúc đẩy các chính phủ đầu tư hơn vào y tế, giáo dục. Mọi chi phí đều được chúng tôi cắt giảm tối đa, ví dụ như giá thuốc, để mọi người dân đều được hưởng lợi".
Tỷ lệ nghèo đói ở châu Phi vẫn sẽ ở mức 90% vào giữa thế kỷ này. Ảnh: Pharmafile. Bill Gates nỗ lực mở rộng hoạt động thiện nguyện của mình xuyên quốc gia, nhưng trớ trêu thay các chính sách của chính phủ Mỹ thời ông Donald Trump lại đang chống lại điều này.
"Chúng tôi cảm nhận được bầu không khí toàn cầu hóa đang có chút tiêu cực, cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia", Gates cho rằng sự ổn định ở các nước nghèo mang đến lợi ích cho Mỹ, do đó nước này nên tiếp tục đóng vai trò anh cả trong các hoạt động quốc tế.
"Khi bên nhận viện trợ trở nên cứng cỏi, họ sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Hàn Quốc từng là nước nhận viện trợ, Ấn Độ cũng vậy. Còn bây giờ mọi chuyện đã khác", Bill Gates nói.
"Tôi tin rằng có rất nhiều vấn đề, bao gồm biến đổi khí hậu, ngăn chặn bệnh tật sẽ dễ giải quyết hơn khi chúng at chung tay với nhau. Tôi cũng tin rằng cần có nhiều giao dịch thì nền kinh tế toàn cầu mới trở nên bền vững", đồng sáng lập Microsoft nhận định.
Theo Zing
Công nghệ robot tự lái của Zoox sẽ đánh bại 'đế chế' Uber như thế nào?
Công nghệ robot tự hành Zoox có khả năng tự di chuyển, tránh chướng ngại vật trên đường mà không cần sự can thiệp của người ngồi trên ghế lái được dự đoán sẽ là xu hướng trong tương lai gần.
" alt="Bill Gates: 'thuế robot' sẽ giúp con người không bị cướp việc" /> - Một trong những tổ chức eSports hàng đầu Bắc Mỹ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào mảng Dota 2.
CEO của IMT Noah Whinston đã chia sẻ suy nghĩ của ông về tựa game cùng bối cảnh tổng thế hệ thống giải đấu trong một đoạn video được đăng tải lên mạng Internet vào ngày hôm qua (07/9). Trong đó, Whinston cho biết, những sự bổ sung mà Valve dành cho hệ thống giải đấu Minor/Major mới ở mùa giải 2017-2018đã chứng minh bộ môn Dota 2đủ sức hút để thương hiệu IMT bắt đầu sắn tìm một team chuyên nghiệp.
Vị CEO 22 tuổi đã chia sẻ quan điểm với trang Dot Esportsvà được công bố rộng rãi vào ngày 13/7 vừa qua.
Mô hình chuyên nghiệp trước đây được Valve áp dụng xoay quanh ba giải đấu chính trong năm: The International và hai giải Majors riêng lẻ trị giá 3 triệu USD – chúng đều không được công bố lịch trình khi mùa giải mới khởi tranh.
Tuy nhiên, ở mùa giải 2017-2018, Valve đã công bố thời gian và địa điểm cụ thể diễn ra 22 giải đấu Dota 2lớn nhỏ với hy vọng tạo nên sự cạnh tranh lớn hơn trong giới chuyên nghiệp.
Mặc dù vẫn có một vài team ở phương Tây vẫn đang trong trạng thái tự do, nhưng theo Whinston, ưu tiên hàng đầu của ông là tạo ra một team Dota 2cho tổ chức có thể đầu tư lâu dài để có được chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng người chơi. Và để làm được điều này, tổ chức sẽ cố gắng thiết lập cầu nối giữa những player của họ và cộng đồng theo nhiều hình thức khác nhau, như các buổi Q&A,…
Trong giai đoạn Post TI7 Shufflevừa qua, hiện đang có ba teams đã tụ họp lại với nhau nhưng vẫn chưa công bố tên cũng như tổ chức eSports “chống lưng” gồm có: ppd & zai, MVP Phoenix cũvà syndereN.
IMT, dù mới chỉ được thành lập, nhưng đã nhanh chóng chứng minh là một trong những tổ chức thể thao điện tử lớn mạnh nhất Bắc Mỹ. Vào ngày 30/7 vừa qua, team Counter-Strike: Global Offensivecủa IMT đã lọt vào tới trận Chung kết Tổng của PGL Kraków Majorvà đã thách thức đại kình địch Team SoloMidở trận tranh cúp vô địch LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2017trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại(LMHT) cách đây ít ngày.
Ba Chấm (Theo Dot Esports)
" alt="Dota 2: Immortals đang có ‘nhã hứng’ muốn đầu tư lâu dài" /> - Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước (QLNN) tháng 10 năm 2018. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo TW chủ trì Hội nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị giao ban QLNN tháng 10/2018 của Bộ TT&TT. Ảnh: Đức Huy. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Minh Hồng, Nguyễn Thành Hưng, Phạm Hồng Hải, Hoàng Vĩnh Bảo; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT. Đặc biệt, Hội nghị giao ban lần này còn có sự tham dự của người dân, các doanh nghiệp tư nhân, các Hiệp hội, một số cơ quan báo, đài, nhà xuất bản, các chuyên gia, nhà báo chuyên ngành Thông tin và Truyền thông tham dự. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 67 điểm cầu trên toàn quốc.
Phát biểu định hướng Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên tham dự giao ban có sự tham gia đầy đủ các thành phần thuộc lĩnh vực QLNN của Bộ. Hội nghị sẽ tập trung dành nhiều thời gian để lắng nghe các ý kiến đề xuất, thẳng thắn trao đổi, giải trình, từ đó hoàn thiện các cơ chế, chính sách và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển trên tất cả 7 lĩnh vực gồm: Bưu chính, Viễn thông, An toàn - an ninh mạng, CNTT, Công nghiệp ICT, Thông tin – Tuyên truyền, thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam.
Tại Hội nghị, Văn phòng Bộ đã báo cáo về công tác xây dựng chính sách pháp luật; Công tác thực thi quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành trong tháng qua; báo cáo cũng đã nêu rõ những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực quản lý của Ngành và đề xuất các phương án xử lý hiệu quả; giải quyết một số phản ánh của người dân, doanh nghiệp, chuyên gia và dư luận về Ngành. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã nêu rõ nhiều hoạt động nổi bật trong hoạt động QLNN tháng 10/2018 như sau: Tổ chức đánh giá tác động đối với việc Bưu chính Mỹ ngừng thực hiện các cam kết đa phương trong tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), đưa ra giải pháp hỗ trợ VNPost thúc đẩy đàm phán song phương với Mỹ, cải tiến quy trình, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ để sẵn sàng cạnh tranh; Sửa và ban hành Thông tư quy định mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập, Thông tư quy định quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính; Lĩnh vực Viễn thông tăng trưởng ổn định, lượng người dùng dịch vụ Mobile Internet tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2017 do các nhà mạng đã đầu tư, phát triển nhanh mạng 4G...
Bộ đã ban hành Văn bản hướng dẫn để triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số từ 16/11/2018; Tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt hơn 11 triệu người sử dụng và xếp thứ 20 trên toàn thế giới…
Đối với việc xử lý SIM rác, Bộ TT&TT đã đưa ra các giải pháp: (1) - SIM mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh. (2) - Các nhà mạng không đưa ra thị trường SIM giá rẻ, để tránh việc dùng SIM thay thẻ cào điện thoại. (3) - Nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh chụp với ảnh chứng minh thư. Ba giải pháp này sẽ giải quyết đáng kể vấn nạn SIM rác, trong khi đợi giải pháp căn cơ là xây dựng CSDL căn cước công dân.
Về lĩnh vực CNTT, Bộ TT&TT tiếp tục hoàn thiện dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0, góp phần thúc đẩy triển khai Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn 2018-2020 đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối, liên thông các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, Bộ đã khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP và Quyết định 80/2014/QĐ-TTg, dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng tháo gỡ những điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT và thủ tục thuê dịch vụ CNTT.
Cùng với đó, Bộ TT&TT đã hoàn thiện kế hoạch triển khai Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Xây dựng kế hoạch triển khai giải pháp giám sát ATTT dài hạn cho mạng người dùng và trang thông tin điện tử Bộ TT&TT.
Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, thực hiện yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tạm dừng xem xét, thỏa thuận cấp mới giấy phép trong hoạt động báo chí cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức về Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong tháng 10/2018, Bộ đã không cấp phép mới cho các cơ quan báo chí. Hiện tại, Bộ chỉ cấp các loại giấy phép như: giấy xuất bản bản tin, xuất bản đặc san, số đặc biệt cho các cơ quan báo chí, tổ chức, đơn vị theo quy định. Cục Báo chí đã làm việc với các cơ quan chủ quản và các cơ quan báo chí của các hội, hiệp hội để triển khai Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025; Tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Viettel để hoàn thiện hệ thống lưu chiểu điện tử và giám sát truyền thông, trong đó có hệ thống đo lường số lượng tin xấu, tin tốt;…
Bên cạnh đó, đối với 3 đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 đã đạt được những kết quả nhất định: Hiện đã có 3 quốc gia tham gia với Việt Nam thống nhất dùng một giá cước chuyển vùng quốc tế để hướng tới một ASEAN phẳng và thống nhất; Việt Nam đã hoàn thành xây dựng trung tâm An ninh mạng nhằm mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành trung tâm an ninh mạng của ASEAN; Tiến hành mở khoa đào tạo về ICT thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đại học FPT qua đó sẽ tiến hành giảng dạy bằng tiếng Anh, cấp học bổng để thu hút các sinh viên từ các nước ASEAN đến Việt Nam học tập.
Tại Hội nghị, nhiều Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, nhà xuất bản đã kiến nghị, đề xuất với Bộ TT&TT cần tháo gỡ những khó khăn để giúp phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, nhiều ý kiến đã thẳng thắn nêu ra những bất cập, tồn tại và đề xuất giải pháp để những cơ chế, chính sách của Bộ được thực thi tốt trong thời gian tới. Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, tham mưu trả lời trực tiếp, giải đáp cụ thể những thắc mắc, kiến nghị, đề xuất của các Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, xuất bản thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ những nguyên tắc làm việc của Bộ TT&TT trong thời gian tới: Bộ phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, siết chặt kỷ luật hành chính, liêm chính, hành động nhanh, phục vụ người dân và doanh nghiệp; Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Khi xây dựng văn bản QPPL phải tuân thủ luật, chú trọng tính khả thi, ưu tiên tạo thuận lợi cho bên thụ hưởng. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn, cần có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về pháp luật để kịp thời tham vấn cho cơ quan quản lý một cách chất lượng, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm giấy phép kinh doanh gây cản trở cho doanh nghiệp phát triển. Hàng năm, các lĩnh vực của Bộ sẽ tổ chức tổng kết riêng và khen thưởng cho các doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Về định hướng trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành chú trọng thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau: Kiến nghị đưa mục chi cho lĩnh vực CNTT vào dự toán ngân sách của Nhà nước; Ưu tiên đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử; Xây dựng Hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia và trước mắt là xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Việt Nam; Phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam góp phần tăng năng suất lao động trên tất cả các lĩnh vực; Để phát triển nguồn nhân lực ICT chất lượng cao thì doanh nghiệp phải chủ động tạo ra việc làm có giá trị gia tăng cao, đây là điểm mấu chốt. Đồng thời cần tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực An toàn, an ninh mạng với mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về an ninh mạng.
Về việc xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT xác định đây là mấu chốt để đất nước phát triển nhanh hơn, Ngành TT&TT sẽ tham gia với tư cách là hạt nhân (Hai hạt nhân xây dựng Chính phủ điện tử là Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT). Nhiệm vụ của ngành TT&TT là đưa Việt Nam xếp thứ hạng Chính phủ điện tử ở top 50 thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định:“An toàn an ninh mạng được coi là điều kiện để thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số và nền công nghiệp nội dung số. Vì vậy Việt Nam phải trở thành cường quốc về an ninh mạng.”
Về hệ sinh thái số Việt Nam, mục tiêu của Bộ TT&TT là đến năm 2020, thuê bao mạng xã hội Việt Nam chiếm 50% tổng số thuê bao mạng xã hội. Nhiệm vụ này được Bộ tập trung giao cho 3 đơn vị chính là Zalo (VNG), VCCorp và Mocha (Viettel).
Bộ TT&TT cũng đã hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam; kế hoạch đấu tranh ngăn chặn việc phát tán, lan truyền thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên 2 mạng xã hội nước ngoài là Facebook và Google.
Về lĩnh vực phát triển Công nghiệp ICT, Bộ TT&TT đang chỉ đạo tập trung xây dựng Đề án thành lập Cục Công nghiệp ICT trên cơ sở Vụ Công nghệ thông tin hiện có. Nhiệm vụ của cơ quan này là quản lý công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, công nghiệp nội dung số, công nghiệp dịch vụ CNTT, công nghiệp an ninh mạng, công nghiệp IoT.
Về lĩnh vực thông tin tuyên truyền, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Thông tin, tuyên truyền phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận, niềm tin của xã hội, tạo nên khát vọng về một dân tộc hùng cường. Đây là triết lý, là tuyên ngôn của báo chí. Cục Báo chí cần tiến hành đo đạc, thống kê thông qua hệ thống lưu chiểu điện tử, có các đánh giá một cách khoa học, chính xác từ đó có kế hoạch phù hợp nhằm phát triển lĩnh vực thông tin, tuyên truyền một cách lành mạnh, khơi dậy khát vọng dân tộc để từ đó phát huy nguồn lực vô hạn của trí tuệ người Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần tập trung nâng cao các chỉ số xếp hạng quốc gia. Theo thống kê trong lĩnh vực ICT thì Việt Nam hiện đang xếp ở vị trí thứ 100/193 quốc gia. Trong đó, nhiều lĩnh vực như Viễn thông, ATTT, CPĐT, nhân lực ICT đều ở mức thấp. Do đó, cần có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam đứng trong Top 50 của thế giới.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 11, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện một số công việc cụ thể sau: Bưu chính phải có định hướng về phát triển lĩnh vực Logistic; Các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác; Thực hiện nghiêm Nghị định 49 về khóa SIM thuê bao không đủ thông tin; Phối hợp với các doanh nghiệp, các hiệp hội trong việc xử lý các máy tính nhiễm mã độc; hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo 4.0 Việt Nam; Chú trọng xây dựng hệ sinh thái số và phần mềm diệt virus của Việt Nam; Xử lý tin giả; Tuân thủ pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới; Làm việc với các Hội, Thành phố Hà nội, TP.Hồ Chí Minh và Trung ương Đoàn về quy hoạch báo chí; Đo lường, định lượng được tỷ lệ tin bài tốt, xấu trong thông tin tuyên truyền.
Đức Huy – Bình Minh
" alt="Bộ TT&TT giao ban quản lý Nhà nước tháng 10 năm 2018" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
- ·Microsoft tăng giá bán Office 2019
- ·Sony Xperia XA1 Plus ra mắt thị trường Việt Nam
- ·[CS:GO] North chiến thắng DreamHack Montreal do IMT hết thời gian pick map
- ·Nhận định, soi kèo Lazio vs Sociedad, 03h00 ngày 24/01: Điểm tựa Olimpico
- ·Tiểu thương hết mình cổ vũ trận bán kết Việt Nam
- ·Điểm hiệu năng iPhone X cao ngất, thách thức mọi smartphone Android
- ·Samsung tung hình ảnh gợi ý về smartphone màn hình gập Galaxy X
- ·Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1: Bám đuổi gắt gao
- ·Ông chủ Amazon đầu tư hơn 1 tỉ USD vào hàng không vũ trụ