当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Guimaraes vs Rio Ave, 0h00 ngày 28/4: Hướng ra trời Âu 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Những bộ nạp điện này, một số dán mác an toàn châu Âu giả, rất kém chất lượng và trong một số trường hợp đã gây ra giật điện. Một trong những bộ xạc, có mã số DE62347066, đang được bán tại Anh, tương thích với các loại máy chơi game cầm tay của Nintendo, đã gây mối lo ngại đặc biệt. Các nhân viên Tiêu chuẩn Thương mại đang cố gắng thu hồi chúng.
" alt="Anh lo ngại bộ nạp điện Trung Quốc"/>Với chủ đề Đêm hát đôi, Top 4 đã được chia thành 4 cặp để cùng thể hiện các bài thi. Một trong số đó là Đông Hùng và Phương Linh.
Chọn Where did we go wrong (sáng tác Thanh Bùi) cho đêm thi đặc biệt này, đôi trai tài gái sắc đã khiến nhiều người bất ngờ vì mang đến một phần trình diễn tình tứ. Không chỉ hòa hợp về giọng hát, cách họ giao lưu trên sân khấu như một đôi đang yêu nhau thực sự.
![]() |
Phần trình diễn “đáng nghi” của Đông Hùng – Phương Linh |
Chính vì thế mà khi đến lượt mình nhận xét, giám khảo Mỹ Tâm đã đặt ngay câu hỏi: “Hình như tụi em yêu nhau đúng không?” Trước câu hỏi khó của 'họa mi tóc nâu', cả Đông Hùng lẫn Phương Linh chỉ cười thẹn thùng mà không dám trả lời.
Không thẳng như Mỹ Tâm, giám khảo Quang Dũng lại úp mở rằng nếu có chuyện gì đó thật thì chắc là Phương Linh yêu Đông Hùng nhiều hơn, vì đây là bài hát phù hợp với chất giọng của Hùng hơn. Sau lời chia sẻ này của Dũng 'khùng', Đông Hùng đã xin phép được cảm ơn người bạn diễn của mình bằng một nụ hôn lên má.
Quả thực, dù cả hai chưa dám thừa nhận bất cứ điều gì nhưng những hành động của họ cùng với một loạt tấm hình tình cảm chốn hậu trường đã phần nào hé lộ một mối quan hệ trên mức tình bạn giữa hai người.
Nếu như Đông Hùng và Phương Linh thu hút sự chú ý bởi chuyện riêng tư thì cặp đôi còn lại là Nhật Thủy và Minh Thùy lại gây ấn tượng với một tiết mục đáng xem nhất đêm Gala. Thể hiện lại bản hit Bí mật của Mỹ Tâm, cặp đôi “số 10” đã chinh phục hoàn toàn BGK cũng như khán giả.
![]() |
Nhật Thủy và Minh Thùy bùng nổ trong đêm Gala 6 |
Tưởng như giữa hai thí sinh này không hề liên quan đến nhau, từ ngoại hình cho đến giọng hát nhưng sự thật lại ngược lại hoàn toàn. Sự kết hợp của hai cô gái rất tròn vẹn, Nhật Thủy ngọt ngào ở những nốt cao, còn Minh Thùy chắc chắn ở những câu thấp. Chưa kể, sự đối lập về vẻ bề ngoài của họ còn mang đến một hình ảnh rất duyên trên sân khấu.
Phấn khích sau bài thi của Nhật Thủy và Minh Thùy, Mỹ Tâm cho biết: “Chị rất ngạc nhiên vì đây không phải là bài hát để dự thi, nhưng các em vẫn làm mọi người rất hưng phấn. Bài hát này chị nghĩ tinh thần của nó là điều quan trọng nhất và hai em đã làm được điều đó. Hai em sẽ lọt vào vòng cuối của cuộc thi này!”.
Đồng tình với quan điểm của Mỹ Tâm, giám khảo Quang Dũng nói thêm: “Phần trình diễn này xứng đáng được đặt cuối chương trình vì nó hay nhất. Theo anh, bản của 2 em trình diễn không thua gì bản của chị Mỹ Tâm. Anh rất mong đêm chung kết sẽ gặp lại bài này nhưng là tam ca (hát cùng Mỹ Tâm).”
Ngoài hai phần trình diễn trên, các tiết mục còn lại của Đông Hùng – Nhật Thủy và Minh Thùy – Phương Linh cũng rất đáng xem. Với Tìm, một bản ballad đang được các bạn trẻ yêu thích, Đông Hùng – Nhật Thủy đã mang đến một phần mở màn nhẹ nhàng và sâu lắng cho đêm Gala 6. Trong khi đó, Minh Thùy và Phương Linh lại có một màn trình diễn vui tươi, hào hứng với Ngày của tôi.
![]() |
Uyên Linh lần đầu đảm nhận vai trò MC |
Cũng trong đêm Gala vừa được phát sóng, Uyên Linh đã bất ngờ trở lại với Vietnam Idol với vai trò MC. Lý do là vì MC Phan Anh bận việc đột xuất nên Thảo My đã phải thay anh đảm nhận nhiệm vụ dẫn dắt chương trình trên sân khấu đồng thời nhường lại vị trí hậu trường cho quán quân Vietnam Idol 2010. Uyên Linh đã dẫn khá trôi chảy dù cho đây là một công việc mới mẻ đối với cô.
Sau đêm hát đôi thăng hoa và đầy cảm xúc, Đêm vòng loại trực tiếp Gala 6 quyết định ai là người phải nói lời tạm biệt với chương trình sẽ được truyền hình vào 20h ngày 13/4 tới.
Phong Vũ
" alt="Mỹ Tâm nghi Đông Hùng đang yêu Phương Linh"/>Hình ảnh khu khai quật khảo cổ tại điện Kính Thiên. Ảnh: H.Nguyên Hình ảnh khu khai quật khảo cổ tại điện Kính Thiên. Ảnh: H.Nguyên
Nội dung này được công bố tại hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 49, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức tuần qua. GS Tống Trung Tín - tham gia dự án khảo cổ này - nhắc lại, sau khi UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, dòng đầu tiên trong 8 khuyến nghị là tiếp tục công việc khảo cổ tại khu vực trung tâm.
Thực tế khu vực 18 Hoàng Diệu được coi là tàm tạm, vì việc khảo cổ đạt đến 50%, trong khi khu vực trung tâm từ Cột Cờ, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Bắc Môn vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Từ năm 2011 đến nay, năm nào Bộ VHTT&DL, UBND TP Hà Nội đều cho tiến hành khai quật khu vực trục trung tâm bên thành cổ Hà Nội.
Cụ thể, tại báo cáo kết quả do Đỗ Đức Tuệ đại diện nhóm khai quật trình bày, năm 2012 sau khi phát hiện đường nước thời Lý rất lớn, năm 2013 các chuyên gia mở hố khai quật ở phía Tây và phía Bắc với tổng diện tích 1.000m2. Đáng nói là địa tầng hố khai quật rất đầy đủ các thời kỳ, dưới cùng là thời Đại La, trên là thời Lý thế kỷ 11, 12, trên nữa là thời Trần, Lê, Nguyễn.
“Trước kia khu 18 Hoàng Diệu cũng phát hiện nhiều thời kỳ chồng lên nhau, trong đó có thời Đại La, nhưng rất ít kiến trúc thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng, thời Trần, chỉ thời Lý chủ yếu. Khu vực khảo cổ ở điện Kính Thiên này thấy cả bốn thời kỳ đều nhiều như nhau. Có lẽ do tính chất trục trung tâm giữ lại được nhiều”, PGS.TS Tống Trung Tín bổ sung.
Vết tích Đại La ở khu trung tâm dày đặc, nhiều đồ gốm. Một số vết tích kiến trúc thời Lý là móng trụ sỏi hai hàng cột, các hố cắt xuống đều gặp nền gạch vuông màu đỏ rất đẹp thời Lý. Đường nước thời Lý mới tìm thấy năm 2013, nằm vuông góc với đường nước lớn năm 2012. Trong cuộc khai quật năm nay, các chuyên gia tiếp tục tìm thấy vị trí bắt góc của đường nước lớn này.
Di tích kiến trúc thời Trần thể hiện ở dấu vết một kiến trúc bốn hàng cột, được gia cố hố móng bằng ngói. Khi so sánh với các móng trụ thời Trần ở 18 Hoàng Diệu chuyên gia thấy những nét tương đồng: Dùng ngói đỏ đồng, có hố được gia cố bằng sành.
Trong các di tích thời Trần, phát hiện đường nước rất lớn nằm ở cạnh phía bắc của đường nước thời Lý, có đoạn bẻ gấp lên phía bắc và phía đông của hố khai quật.
Trong các cuộc khai quật từ 1999 đến nay, lúc nào cũng phát hiện ra sân thời Lê lát bằng gạch vồ. Tuy nhiên, đợt vừa rồi các nhà khảo cổ học phát hiện bức tường lớn, rộng 1,7m tiếp tục đi về phía nam và bắc của khu khai quật.
Móng gia cố bức tường, ngay ở phía dưới vết tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn tìm thấy vết tích thời Lê Sơ thế kỷ 15, 16 với bốn hàng cột, một vài mảng nền, ngoài ra còn một vài vết tích tiêu biểu là gạch tráng men xanh.
Có người tiếp tục thắc mắc, điện Kính Thiên có đúng trục trung tâm hay không? Đây là vấn đề gây tranh cãi nóng bỏng nhiều năm qua. Cho đến nay, theo PGS.TS Tống Trung Tín, các chuyên gia qua nhiều cuộc khai quật chứng minh thành bậc chạm rồng của điện Kính Thiên đúng là được xây dựng năm 1467, đặt nguyên vị từ đó đến nay, còn các vị trí khác được làm lại hoặc thời Nguyễn xây đè lên.
“Các hoạt động nghiên cứu khảo cổ học những năm qua đều tập trung ở khu vực này. Qua ba cuộc khai quật từ 2011 đến nay đã xác định được toàn cảnh khu vực Đoan Môn, Kính Thiên chắc chắn là trung tâm Hoàng thành từ Lê Sơ được tiếp tục cho đến thời Mạc.
Nét mới này được chứng minh, chứng tỏ nhiều người trong đó cả tôi cũng nhầm vì cho rằng khu vực này vào thời Lê Sơ có một thời kỳ thôi, nhưng bây giờ chứng minh được có hai lớp Lê Sơ và Lê Trung Hưng chồng lên nhau.
Điều đáng ngạc nhiên là hiện nay các nhà khảo cổ học, văn hóa, lịch sử cùng nghiên cứu và giải mã: Thời kỳ Lê Trung Hưng là thời kỳ chiều tàn của chế độ quân chủ thời Lê nhưng kiến trúc có giá trị to lớn. Trong khi thời Lê Sơ thường được hiểu là kiến trúc rất to lớn và Hoàng thành kéo dài tận sông Tô Lịch, thì kiến trúc lại chỉ nhỏ bằng một phần tư của thời Lê Trung Hưng”, PGS.TS Tống Trung Tín nói.
Ông cho biết thêm, cuộc khai quật năm 2014 (kết quả khảo cổ được công bố vào năm sau), đường nước lớn thời Lý mới phát lộ không đơn giản như trước, dù sau cuộc hội thảo đầu bờ có nhiều giả thiết trong đó tạm thời được cho là để thoát nước. Điểm phức tạp của đường nước này chính là vì tưởng nó kéo dài sang phía bắc như năm 2013, nay kéo dài xuống phía nam (Đoan Môn).
Phát hiện đàn Tế trời ở Hoàng thành Thăng Long GS Phan Huy Lê chia sẻ trong tọa đàm tại Hội sách Hà Nội năm 2014, phát hiện chưa từng công bô - đàn Tế trời, nằm trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long, tại chân Nhà Quốc hội mới. Theo ông, đàn Tế trời thậm chí được xây dựng trước cả đàn Xã tắc, có kiến trúc “kỳ lạ”, gồm hai vòng tròn đồng tâm, chưa từng thấy ở quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á, và cả Trung Quốc. Sau khi phát hiện, các chuyên gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cuối cùng khu vực phát lộ di tích - ban đầu dự định là hầm gửi xe - được giữ nguyên vẹn. |
Theo TP
" alt="Nhiều phát hiện mới tại khu vực điện Kính Thiên"/>Samten Hills Dalat được kiến tạo bởi Đại lão Hòa Thượng Drubwang Sonam Jorfel Rinpoche của dòng truyền thừa Drigung Kagyu, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Phật giáo Kim cương thừa tại Việt Nam”.
Lễ khánh thành có sự tham gia của nhiều vị khách quý như đại diện của Ladakh tại Hạ viện Ấn Độ, Venerable Jamyang Tsering Namgyal; Ủy viên Điều hành Ladakh, Tashi Gyalson, ông Tashi Gyalson; Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Ladakh, Ngài Shri. Thupstan Chhewang.
Các vị lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Phật giáo tỉnh Lâm Đồng quang lâm tham dự có: Thượng toạ Thích Thanh Huân, Uỷ viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó chánh Văn phòng 1, kiêm Phó Ban thường trực Ban Thông tin truyền thông Trung ương; Thượng toạ Thích Minh Nghiêm, Uỷ viên thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Thọ.
Tại buổi lễ, thủ ngôi dòng truyền thừa Drigung Kagyu Ấn Độ H.H. Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche và đại diện chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam nhấn mạnh: “Việc trao Bằng chứng nhận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có ý nghĩa giới thiệu với cộng đồng những giá trị kiến trúc và tâm linh quý báu của không gian Phật giáo Kim Cương và mong muốn khuyến khích gìn giữ, bảo vệ và phát huy cho đời sau những di sản văn hóa có giá trị”.
“Với sự hỗ trợ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm đồng và sự chứng nhận của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat là tâm nguyện của Đại lão Hòa thượng Drubwang Sonam Jofel cùng các học trò của mình đã thành tựu. Qua đó, góp phần khơi thông dòng chảy Phật giáo Kim cương thừa tại Việt Nam với những hạt giống của sự tỉnh thức, sự giác ngộ và tâm từ bi, nơi cảm nhận được niềm an lạc, hoan hỉ lan tỏa, nơi con người có thể dễ dàng cảm nhận và chiêm bái tại không gian di sản văn hóa tâm linh Phật giáo ngay tại đất nước Việt Nam”, ông Mạnh nói.
Cùng ngày, sự kiện khoa học “Những dấu ấn lịch sử của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam” đã được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Lễ khánh thành Không gian văn hóa tâm linh Samten Hills Dalat với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
PGS.TS Đặng Hồng Hải, PGS.TS Trần Thị An và TS Trần Hậu Yên Thế và các nhà khoa học cùng giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới về di sản của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam.
Theo đó, từ hơn một nghìn năm trước, theo chân các cao tăng từ Ấn Độ, Phật giáo Mật tông đã đi vào lãnh thổ Việt Nam và để lại những di sản quan trọng trong việc hình thành không gian Phật giáo của người Việt. Đến ngày nay, những di sản đó vẫn còn nguyên giá trị với đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Nhưng cùng với việc du nhập của nhiều luồng văn hóa, sự phát triển của đời sống hiện đại, không dễ bóc tách và nhận diện các dấu ấn của Phật giáo Mật tông nói chung và Phật giáo Kim Cương thừa nói riêng tại nước ta. Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu với sự tư vấn của các nhà khoa học hàng đầu, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam ghi nhận hệ thống biểu tượng Phật giáo tại quần thể Samten Hills Dalat là một công trình độc đáo, giàu giá trị văn hóa và vô cùng hiếm có tại Việt Nam.
“Dễ dàng nhận thấy trong các nét vẽ của các họa sư từ Himalaya không chỉ có kỹ thuật truyền thừa, mà còn mang theo cả lòng thành kính với Phật pháp từ trong tâm khảm. Không thể vẽ được như vậy chỉ thuần túy bằng kỹ thuật”, TS Trần Hậu Yên Thế khẳng định.
Không gian văn hóa Phật giáo Kim Cương thừa tại Samten Hills Dalat là một quần thể được tạo tác bằng những thực hành mỹ thuật cổ xưa từ đôi bàn tay của những họa sư đến từ vùng đất Nepal - nơi đã sinh ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bậc thầy lớn của nhân loại. Từng đường nét, họa tiết đều được thực hiện bởi định lực và sự hợp nhất Thân - Tâm của các nghệ nhân họa sư. Tất cả họa tiết và hình vẽ mang những ý nghĩa sâu xa,cao quý và huyền bí.
Bên cạnh đó, quần thể các công trình văn hoá Phật giáo được Hòa thượng Drubwang Sonam Jorfel Rinpoche kiến tạo cũng là những nét thu hút người yêu mến văn hóa thập phương.
" alt="Chứng nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam"/>Chứng nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam
MV 'Nói với em rằng...': Hồng Đăng 'cướp người tình' của Bùi Anh Tuấn trong tích tắc