Lời đồn về kho báu trong ngôi đình 300 tuổi |
Đình Thạch Lỗi. |
Nằm ở thôn Thạch Lỗi, xã Thạch Lỗi, (Cẩm Giàng, Hải Dương), đình Thạch Lỗi được xây dựng khoảng thế kỷ 17, trên nền một ngôi miếu cổ, với diện tích khoảng 1.092m2. Trước mặt đình là cái hồ rộng 9.370m2. Giữa hồ có một gò đất tròn.
Ngôi đình thờ Lý Quốc Bảo và vợ là bà Vũ Thị Hương (hai vị thành hoàng làng). Hiếm nơi nào, một làng có tới 2 vị thành hoàng được thờ tự như ở đây.
|
Phía trước đình là một cái hồ rộng lớn. |
Đây là một trong những ngôi đình cổ có quy mô lớn, bao gồm: Tòa tiền tế 7 gian, tòa đại đình 9 gian và 3 gian hậu cung được xây dựng thêm vào cuối thế kỷ 18.
Tòa tiền tế được tạo dựng theo nguyên tắc sự liên kết của các vì kèo. Thành phần chịu lực là các hàng cột được đặt trên đá tảng, chiều cao của ngôi đình là 5,68m.
|
Các cột gỗ của tòa tiền tế. |
Các vì kèo liên kết với nhau bởi hệ thống xà ngang, xà dọc, con rường, kẻ, bẩy. Ráp nối các thành phần kiến trúc là mộng luồn, mộng thắt, mộng mang cá…
Mái tòa tiền tế rộng bằng 2/3 chiều cao của ngôi nhà và được làm theo kiểu tầu đao, mái lá thoải dần, 4 đầu đao vuốt vút dần lên ở bốn góc. Để tạo dáng và làm đẹp phần kiến trúc này, các nghệ nhân đã biến đầu đao gỗ thành hình đầu một con chim.
|
Hệ thống vì kèo bằng gỗ chạm, trổ tinh tế trong tòa tiền tế. |
Tòa đại đình có quy mô 7 gian và 2 gian xép, với 6 hàng cột, toàn bộ công trình có 60 cột. Khoảng cách giữa các cột cái theo chiều ngang là 3,8m; từ cột cái đến cột quân là 1,8m, từ cột quân đến cột hiên là 1,3m.
Kết nối các thành phần kiến trúc ở đây là mộng luồn, mộng xập, mộng thắt, mộng mang cá. Mái toà đại đình rộng và thấp hơn mái tòa tiền tế.
|
Lối vào gian đại đình. |
Hậu cung gồm 3 gian nhỏ, được ngăn làm hai. Lớp không gian trong một gian là cấm cung, nơi bày ngai thờ, bài vị hai đức thành hoàng.
Trong đình hiện còn nhiều cổ vật bằng đá, gỗ, vải… có giá trị, trong đó có tấm bia đá được khắc vào năm 1689, thời vua Lê Hy Tông.
|
Mái đại đình và tiền tế làm theo kiểu tầu đao, mái lá thoải dần, vuốt vút dần lên ở bốn góc. |
Không chỉ là nơi thờ tự thành hoàng, đình Thạch Lỗi còn là nơi tập hợp các bậc nho sỹ trong làng, nơi dùi mài kinh sử của nhiều bậc trí sĩ. Từ đây, nhiều người đã đỗ đạt, trong đó có Vũ Tuyên Huynh, tiến sĩ khoa Tân Sửu (1481), đời vua Lê Thánh Tông.
Trong kháng chiến chống Pháp, đình là căn cứ liên lạc của các chiến sĩ cách mạng. Kháng chiến chống Mỹ, đình trở thành lớp học cho các con em trong xã và kho cất giữ lương thực an toàn của huyện Cẩm Giàng.
|
Xung quanh đình có tường bao cao 1,2m. Phía trước có 3 cổng được hình thành bởi các cột trụ. |
Năm 1996, đình được xếp hạng di tích quốc gia, sau đó được nhà nước và nhân dân địa phương đầu tư kinh phí để tu sửa một số hạng mục như tam quan, sân đình và hậu cung...
Do còn lưu giữ một số cổ vật nên một thời gian ở đây xuất hiện tin đồn về kho báu chôn giấu trong khuôn viên đình. Có thời gian, nhiều người ở nơi khác về đây thám thính, tìm hiểu. Thậm chí tìm cách đào bới sân đình nhưng khi biết là không có họ đã bỏ đi.
|
Tượng đá cổ phía ngoài đình. |
Ông Nguyễn Đắc Gạo, Chủ tịch UBND xã Thạch Lỗi chia sẻ, 'Những lời đồn đó hoàn toàn vô căn cứ. Đình Thạch Lỗi là di tích lịch sử, gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân Thạch Lỗi từ nhiều đời nay. Trong đình đúng là có một số cổ vật, ví dụ như bia đá..., đồ thờ lâu đời nhưng không hề có kho báu hay kho vàng nào.
Chính quyền địa phương cũng như bà con nhân dân ở đây luôn chú trọng gìn giữ và bảo tồn di tích như một phần máu thịt của mình'.
|
Bia đá cổ bị bào mòn theo thời gian, lớp chữ khắc trên bia đã bắt đầu mờ nhạt. |
Huyền tích về mối tình cô gái đẹp nhất làng với con cháu hoàng tộc
Ông Nguyễn Đắc Gạo thông tin, theo tư liệu lưu tại đình và dân gian lưu truyền, thành hoàng làng Lý Quốc Bảo thuộc dòng dõi con cháu vua Lý Bí (503-548) - người có công đánh đuổi quân Lương.
Cho đến nay, người dân làng Thạch Lỗi vẫn kể cho nhau nghe huyền tích về mối tình giữa 2 vợ chồng thành hoàng Lý Quốc Bảo và Vũ Thị Hương.
|
Ngôi đình cổ gắn liền với huyền tích về mối tình thủy chung của hai vị thành hoàng làng. |
Ông Lý Quốc Bảo từ nhỏ đã ham học, thông minh, tài trí hơn người. Lớn lên gặp cảnh loạn lạc, nhà Lương xâm lược. Biết Lý Quốc Bảo là người có tài, vua trọng dụng trao cho một đội quân hùng mạnh và phong tước 'Đô hộ tổng binh', chỉ huy dẹp giặc, ông liên tiếp lập chiến công, khiến quân giặc khiếp sợ.
Trong một lần thị sát vùng đất Cẩm Giàng, đến trang A Lỗi (Thạch Lỗi), ông vô tình gặp cô gái Vũ Thị Hương con ông Vũ Văn Nhã và bà Nguyễn Thị Kim, nổi tiếng xinh đẹp, nết na, đàn hay, tháo vát. Điều đặc biệt là cả hai người đều sinh cùng ngày, cùng tháng.
Rung động trước người con gái hiền hậu, sắc nước hương trời, ông ngỏ lời hỏi cưới và nhận được sự chấp thuận của nhà gái. Ngày lành tháng tốt, hai người nên duyên vợ chồng, sinh sống ở quê vợ, nơi có cảnh sắc nên thơ, hữu tình.
Đúng thời điểm đó, giặc Lương tiếp tục xâm lược nước ta. Sau ngày đại hỷ, ông nhận lệnh vua, chia tay người vợ trẻ, đem quân đi dẹp giặc.
Bà Vũ Thị Hương ở lại trang A Lỗi, thờ phụng cha mẹ, lo toan công việc gia đình và vận động nhân dân tăng gia sản xuất, đóng góp lương thực cho quân sĩ đánh giặc, chờ chồng.
Không ngờ, ngày tiễn chồng lên đường cũng là lần cuối cùng bà Vũ thị Hương nhìn thấy ông. Vì chỉ sau đó không lâu, trong một trận giao chiến với giặc, chồng bà đã hi sinh.
Đau xót trước cái chết của chồng, để giữ trọn tình nghĩa thủy chung, bà đã gieo mình xuống ao Phe Chung (nay thuộc xóm Tây, thôn Thạch Lỗi) quyên sinh. Cảm kích trước tình yêu thủy chung của bà, nhà vua đã ban tước và phong bà là: 'Thái hậu khánh phu nhân'.
Sau này, dân làng Thạch Lỗi đã suy tôn cả 2 là thành hoàng của làng và thờ phụng ở đình Thạch Lỗi.
Xuất phát từ tên gọi của hai vị thành hoành làng, trong giao tiếp hàng ngày, người dân ở đây hạn chế dùng từ ‘bảo’ mà nói chệch đi là ‘biểu’ và dùng từ ‘thắp nhang’ thay cho từ ‘thắp hương’.
Ông chủ được Nam Phương hoàng hậu ban thưởng vì may áo dài đẹp là ai?
Đó là lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời, ông Nhiên được nhìn thấy vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương ở khoảng cách vài mét. Nhưng đến giờ, mỗi khi nhắc lại, cuộc gặp gỡ vẫn khiến ông bồi hồi.
" alt="Thực hư kho báu trong ngôi đình cổ hơn 300 tuổi ở Hải Dương"/>
Thực hư kho báu trong ngôi đình cổ hơn 300 tuổi ở Hải Dương
|
Lễ 2/9 làm ngan nướng riềng mẻ cho cả gia đình. |
Nguyên liệu:
- Ngan lọc lấy phần thịt thái miếng mỏng vừa (400-500gr thịt)
- Riềng xay nhỏ: 2 thìa canh
- Xả băm nhỏ: 1 thìa canh
- Tỏi băm nhỏ: 5 tép
- Hành củ khô: 4 củ băm nhỏ
Cách làm:
- Cho tất cả riềng, xả, tỏi, hành củ khô vào máy xay, xay qua một lần nữa.
- Ướp thịt ngan đã lọc: 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh xì dầu, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh mắm tôm hoà với chút nước lọc lại qua rây, riềng, xả, tỏi, hành củ xay nhỏ, 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa canh mẻ, trộn thật đều các nguyên liệu, ướp ít nhất 2 giờ hoặc lâu hơn, thỉnh thoảng đảo cho thịt ngấm gia vị.
- Nướng thịt bằng lò nướng, nồi chiên không dầu, nướng trên vỉ bếp than hoa là ngon nhất. Thịt ngan chín cũng nhanh nên để ý không cần nướng kĩ quá tránh bị khô.
2/ Cổ ngan nhồi thịt
|
Mâm cơm thịnh soạn cho 2/9. Ảnh: Tô Hưng Giang |
Chuẩn bị:
150gr thịt ba chỉ xay nhỏ (phần thịt có nhiều mỡ tránh bị khô)
- Các loại rau: Húng chó, mùi tàu, hành lá thái nhỏ.
Cách làm:
- Cắt hết phần cổ ngan, bỏ phần đầu, lộn lấy phần da và xương cổ để riêng.Trong lúc lột tránh để phần da cổ bị rách hoặc thủng.
- Cắt hết phần mỡ, hạch... nếu có ở cả phần da và xương cổ, bóc tách, lộn trong ngoài cho thật sạch.
- Phần da cổ nhặt lại lông tơ, bóp với chút dấm hoặc chanh và muối, rửa lại cho sạch để ráo nước.
- Phần xương cổ ngan dùng chày dần qua rồi băm thật nhuyễn.
- Trộn thịt lợn xay với phần cổ ngan băm nhuyễn, các loại rau thơm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê bột canh. Trộn thật đều các nguyên liệu.
- Muốn ăn thêm lạc hoặc đậu xanh rang chín thì cho thêm vào.
- Dùng kim chỉ khâu chặt một đầu da cổ ngan lại. Vì phần da cổ ngan ngắn nên dùng chỉ khâu sẽ tiết kiệm được phần da và khi hấp, rán không bị bục.
- Nhồi phần hỗn hợp đã trộn trên vào trong da cổ ngan như nhồi lòng lợn. Sau đó dùng kim chỉ khâu nốt phần mép còn lại, luồn cây kim, chọc xung quanh phần cổ ngan đã nhồi xong để khi hấp hơi nước từ đó thoát ra ngoài.
- Đem đi hấp trong 15p.
- Để nguội bớt cho lên chảo chiên vàng các mặt (nhớ để lửa nhỏ vì cổ ngan căng ra nên rất nhanh chín vàng),để lửa to dễ bị cháy, để nguội cắt khoanh tròn vừa ăn,bày ra đĩa cùng rau sống.
3/ Ngan luộc
- Trước tiên làm sạch mùi bằng cách xát muối, gừng, rượu trắng bên trong và bên ngoài ngan, cắt bỏ phần cục hôi ở phao câu.
- Cho ngan vào nồi, thêm một nhánh gừng đập dập, một củ hành khô nướng thơm, một chút bột canh và đổ nước ngập khi luộc để thịt ngan ngon và không bị thâm.
- Nồi luộc ngan sôi hạ nhỏ lửa, đậy vung đun tầm 25-30p là ngan chín. Dùng đũa đâm vào phần thịt đùi. Nếu nước đỏ tiết ra thì ngan chưa chín lại tiếp tục luộc thêm.
- Sau khi ngan chín tắt bếp, đậy vung, ngâm ngan thêm 15-20p nữa trong nồi mới vớt ra để tránh ngan bị đỏ xương.
4/ Canh măng ngan
Phần cánh, đầu ngan nấu canh măng
- Chặt đầu cánh thành miếng vừa ăn, ướp với 1 củ hành khô băm nhỏ, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê bột nêm, trộn đều ướp trong 15p cho ngấm gia vị.
- Măng cắt bỏ phần già, chẻ nhỏ theo khẩu vị, luộc măng không đậy vung, nước sôi đổ phần nước luộc măng đi, rửa sạch. Tiếp tục cho vào nồi luộc lần hai và rửa lại với nước để ráo.
- Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm một củ hành khô băm nhỏ, đổ phần thịt ngan vào xào săn, tiếp đến là măng, thêm vào 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê bột canh, đảo khoảng 10p cho măng ngấm gia vị. Đổ phần nước luộc ngan vào nồi, nấu sôi khoảng 10p, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Múc ra bát, rắc hành hoa và mùi tàu thái nhỏ.
Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang
Tự làm salad kiểu Hy Lạp đẹp và lạ cho buổi tụ tập cuối tuần
Món salad thông thường đôi khi khiến bạn cảm thấy chán ngấy. Để buổi tụ tập cuối tuần thêm vui, bạn có thể học theo công thức làm salad Hy Lạp ngon lạ khó đỡ.
" alt="Cách làm ngan nướng riềng mẻ cho ngày 2/9"/>
Cách làm ngan nướng riềng mẻ cho ngày 2/9