Hư Vân - 04/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g hôm nay mùng mấyhôm nay mùng mấy、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Soi kèo góc Brisbane Roar vs Macarthur, 15h35 ngày 4/4: Thế trận hấp dẫn
2025-04-06 02:28
-
Tôi mới vừa bước qua tuổi 40, cuộc sống dường như đã có tất cả khi tôi tốt nghiệp trường xịn, ra trường tìm được một công việc tốt, thăng tiến liên tục và và ở tuổi này đã có đủ nhà đẹp, xe sang, vợ con đường hoàng.
Vài tháng trước tôi bắt đầu mối quan hệ tình cảm lãng mạn với em họ của một đồng nghiệp, chỉ là thêm thắt cho cuộc sống muôn màu. Tôi không có ý định có mới nới cũ, không tính bỏ vợ theo bồ. Người tình bé nhỏ là nguồn vui khác lạ, là nàng thơ cho tôi chiều chuộng và nhận lại những nâng niu khi tình cảm vợ chồng ở nhà đã trở nên cũ mòn, nhạt nhẽo.
Vợ tôi cũng là phụ nữ thành đạt, cô ấy không mấy khi dành thời gian cho gia đình, tuần có đến 3 ngày cô ấy đi công tác. Chúng tôi ít gặp nhau, các con cũng giao cả cho người giúp việc. Nói vậy không phải tôi chê trách hay oán thán gì vợ, tôi hài lòng với mô hình gia đình hiện tại, việc ai người nấy làm, sống dư dả và vui, ai cũng có khoảng trời riêng, các con được chăm chút cho điều kiện tốt nhất.
Chỉ là, vấn đề không phải đến từ vợ tôi phát hiện tôi bồ bịch rồi ghen tuông làm ầm ĩ lên, mà vấn đề lại là tôi ghen tuông khi biết người tình bé nhỏ của tôi có bồ, một gã trai trẻ làm cùng cơ quan.
Thực ra thì giữa tôi và anh ta, anh ta lại có lợi thế hơn, vì anh ta là trai độc thân, có thể công khai tán tỉnh, đưa đón người tình của tôi mà không sợ ai xì xào bàn tán.
Tôi mới ở bên người tình được vài ba tháng thì anh ta xuất hiện, cầm cưa đi cưa rất nhiệt tình. Ban đầu tôi còn sĩ diện nói tùy em lựa chọn, tôi không phải chồng em nên không có quyền can thiệp vào cuộc sống riêng tư của em.
Người tình 'cắm sừng' tôi, cặp kè cùng đồng nghiệp Tôi nói vậy vì tôi tự tin với những giây phút riêng tư của tôi bên em, nhưng dần dần, chứng kiến em và gã kia chat qua chat lại, rồi hò hẹn đi ăn, đi xem phim, gã đó còn tặng quà ngày 20/10 cho em, đưa em đi chơi vào lễ Halloween, tặng quà sinh nhật cho em vào tháng 11, thì tôi bắt đầu thấy nóng hết cả mặt.
Tệ hại hơn cả, mới đây người tình của tôi nói đã nhận lời làm bạn gái anh ta rồi. Có nghĩa là em đang duy trì một lúc hai mối quan hệ tình cảm, với "người yêu trong sáng" là gã kia và "người tình trong tối" là tôi.
Em là loại đàn bà gì vậy? Tôi mấy lần muốn thốt ra điều đó với em song nghĩ mình dại, em rõ ràng cũng chẳng phải loại vừa mới dám cặp kè với đàn ông có vợ như tôi.
Nhưng việc em nhận lời yêu người kia mà vẫn tiếp tục quan hệ với tôi là em lừa dối cả người mới của em nữa, như vậy thật nhẫn tâm, anh ta làm gì có tội tình gì, cũng không đáng bị em lừa dối.
Nhưng nếu tôi nói với em như vậy thì thành ra tôi là kẻ cao thượng hão, thực tế tôi thương xót gì gã kia đâu, chỉ muốn gã biến ngay đi cho khuất mắt.
Tôi nghĩ tôi đã yêu người tình của mình nên không thể tính việc "cắt đứt là xong". Ngoài những khó chịu em đang gây ra cho tôi vì em có người khác, em luôn là cô gái hài hước, vui vẻ, trẻ trung, và dễ chịu khi ở bên cạnh. Em là cơn gió cuốn theo nhiều năng lượng tích cực khi đến bên tôi.
Tôi chẳng có tư cách gì ngăn em tìm hiểu đàn ông để yêu và kết hôn, nhưng tôi nên làm sao để ít nhất có thể giữ em cho riêng mình thêm một thời gian nữa?
Vợ say nắng anh hàng xóm đơn thân vì chồng lạnh nhạt tình cảm
Tôi rung động trước anh hàng xóm vì bị chồng hờ hững suốt hai năm nay.
" width="175" height="115" alt="Người tình 'cắm sừng' tôi, ngoại tình cùng đồng nghiệp" />Người tình 'cắm sừng' tôi, ngoại tình cùng đồng nghiệp
2025-04-06 02:28
-
Nga đang đối mặt với chảy máu chất xám
2025-04-06 01:45
-
Cần hay không nghiên cứu công bố quốc tế?
Điểm gây tranh cãi đầu tiên đối với Quy chế 2021 là công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.
Cụ thể, Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 2017) yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus. Bài báo ISI hoặc Scopus này có thể được thay thế bằng 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
Trong khi đó, theo Quy chế 2021, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh nữa. Quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên).
Tiến sĩ Phạm Hiệp - Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, phân tích: Thông tư 08 gửi thông điệp rõ ISI, Scopus là chuẩn quốc tế mà các trường cần phải lấy làm căn cứ để hội nhập. Tuy vậy, quy chế này cũng tính đến các yếu tố đặc thù với một số ngành vì điều kiện không phù hợp với tạp chí ISI, Scopus hoặc chưa đủ năng lực đáp ứng độ khó của tạp chí ISI-Scopus thì có thể thay thế bằng phương thức khác, ví dụ như là 2 bài công bố ở hội thảo quốc tế. Cũng cần lưu ý hội thảo này hoàn toàn có thể do chính các trường đại học ở Việt Nam tổ chức.
“Rõ ràng, những “chuẩn” ở Quy chế 2017 vừa đề cao tính hội nhập theo chuẩn mực quốc tế ISI, Scopus nhưng cũng rất linh động để đáp ứng đối với điều kiện của từng trường. Các “chuẩn” nằm trong Quy chế 2017 không hề cao mà lại rất linh động, định hướng hội nhập quốc tế rất rõ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương, hay Nghị quyết 14 của Chính phủ. Trong khi Quy chế 2021 không đề cao tính hội nhập quốc tế”.
Nhiều luận cứ đưa ra rằng, Quy chế 2017 chỉ tính đến các tạp chí ISI,Scopus, bỏ rơi các tạp chí trong nước là không đúng vì chuẩn nêu rất rõ có 2 bài (1 bài quốc tế, 1 bài trong nước) như vậy tỷ lệ 50:50, hài hòa.
Do vậy, TS Phạm Hiệp khẳng định: “Quy chế 2021 hạ chuẩn so với Quy chế 2017”.
Một TS người Việt đang giảng dạy tại Úc thì cho biết anh nửa đồng tình và nửa không đồng tình với quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ, quy định tiến sĩ có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo.
“Tôi cũng đồng tình với GS Vũ Minh Giang rằng chẳng thà bỏ quy định này đi còn hơn ép đã người học đăng bài không thực chất, đi thuê mướn người khác. Điều này là có thật khi đặt ra một điều kiện quá cao, người học buộc phải gian lận để đủ tiêu chuẩn”.
Thế nhưng, theo vị TS này, cũng phải nhìn lại chính vì yêu cầu phải có công bố quốc tế mà trong vài năm trở lại đây số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng và vấn đề công bố quốc tế đã được quan tâm. Trước đây dù khuyến khích nhưng không ai làm nên khi bắt buộc đã có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực.
“Công bằng hơn” hay “không tin được”?
Tranh luận về Quy chế mới cũng xuất phát từ những băn khoăn về chất lượng tạp chí trong nước.
Thống kê cho thấy Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, và trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm có hơn 400 tạp chí.
Trong số này hiện có 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu SCIE (Science Citation Index Expansed); 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của ACI (ASEAN Citation Index).
Theo bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), việc công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước “sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế”.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm “việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại. Những đóng góp của hệ thống ấn bản phẩm khoa học trong nước hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận đánh giá khách quan và công bằng hơn” thì một TS đang giảng dạy tại một trường ĐH lớn ở TP.HCM bình luận: nhìn vào số liệu thống kê thì rõ ràng là số tạp chí trong nước tiệm cận được quốc tế đang chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.
“Hiện nay, nhiều tờ báo trong nước nói thẳng ra là rất “lôm côm”, không theo chuẩn mực nào. Dù Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã chấm điểm nhưng ngay chính việc phong giáo sư của nước ta còn chưa hội nhập quốc tế cơ mà.
Rất nhiều tạp chí chuyên ngành chẳng ai đọc, giá trị không cao. Trường đại học nào cũng cố gắng ra tạp chí khoa học và có tạp chí để đăng bài của chính mình. Nếu bỏ quy định đăng bài quốc tế mà không làm chặt thì sẽ không còn có đòn bẩy nào để thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong nước hội nhập quốc tế” - vị này bày tỏ quan điểm.
Còn theo TS. Phạm Hiệp, quy định đào tạo TS mới thậm chí còn gây ra “tác dụng ngược” đối với việc hội nhập quốc tế của các Tạp chí trong nước. Điều này là bởi, cơ chế chấm điểm của Hội đồng GS hiện nay không rõ ràng, không biết tạp chí 0.5 thì khác gì tạp chí 0.75 hay 1 điểm về mặt tổ chức vận hành hay mức độ hội nhập quốc tế. Ví dụ, một tạp chí hiện đang được 0.5 điểm có quyết tâm nâng cấp, mở thêm số tiếng Anh, nâng cấp hệ thống gửi bài, phản biện (thay vì sử dụng email), có số DOI cho từng bài báo, được Google Scholar chỉ mục hay được Ủy ban đạo đức xuất bản COPE ghi nhận thì vẫn có thể chỉ được giữ nguyên 0.5 điểm. Trong khi đó, một tạp chí được 0.75 điểm hoàn toàn có thể chỉ đăng bài Tiếng Việt, nhận bài gửi qua email, không có chỉ số DOI, không được Google Scholar chỉ mục và cũng không được COPE ghi nhận. Quy chế mới nói là hướng tới hỗ trợ các tạp chí trong nước nhưng thực tế là không có cơ chế cụ thể hướng dẫn sự hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng của các tạp chí trong nước.
Làm sao trông đợi vào sự liêm chính?
Một vấn đề gây tranh cãi nữa chính là sự liêm chính trong đào tạo mà những nhà quản lý trông đợi khi ban hành Quy chế 2021 này.
Lãnh đạo Bộ GD cho rằng Thông tư 18 tăng cường liêm chính học thuật và sự giám sát của các bên liên quan và giới khoa học.
Ví dụ, yêu cầu đăng tải công khai luận án tiến sĩ sau khi bảo vệ trên trang điện tử của cơ sở đào tạo trong 90 ngày là nhằm tạo ra kênh khuyến khích minh bạch hóa về chất lượng, đảm bảo liêm chính học thuật.
“Ít nhất quy chế mới cũng làm những nhà khoa học muốn đi buôn bài ISI sẽ hết đất diễn. Còn chuẩn chỉ là chuẩn, cái tâm của những người làm khoa học mới quan trọng. Những ai làm TS ra không làm gì thì sẽ bị đào thải hoặc chả dám giơ ra mà lòe thiên hạ. Tại Mỹ, tôi đã dự bảo vệ TS chả có yêu cầu ISI. Sau đó vài năm những người tốt nghiệp vẫn làm GS ở các trường danh tiếng. Cái tâm mới là quan trọng” – đây là ý kiến của một độc giả gửi về VietNamNet, bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Bộ GD-ĐT.
Anh N.V.T. cũng nhấn mạnh “Cái quan trọng nhất là đạo đức nghề của mỗi nhà nghiên cứu và chuẩn mực khoa học!”.
Chị Đoàn Liễu bày tỏ quan điểm việc lo ngại về chất lượng đào tạo tiến sĩ là điều hợp lý, thể hiện trách nhiệm xã hội của giới học thuật. Tuy nhiên, chị cho rằng vẫn có những giải pháp cho vấn đề này mà không nhất thiết phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.
“Ví dụ, phải có cơ chế giám sát, đảm bảo quy trình dạy và học, quy trình kiểm tra đánh giá người học được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, xác lập rõ và giám sát vai trò, trách nhiệm của thầy hướng dẫn, vai trò và trách nhiệm của người học. Cao hơn nữa, cần chú trọng rèn luyện người học về liêm chính học thuật, tuân thủ các quy định về đạo đức học thuật, đó mới là gốc rễ của bất kỳ hoạt động giáo dục nào”…
Tuy nhiên, độc giả Trịnh Mai Lan lại cho rằng “Ở Việt Nam mà đòi hỏi liêm chính với bảo đưa ra sàn còn tùy các trường thì thật là ngô nghê”.
Do đó, chị Lan ủng hộ ý kiến của GS.TSKH Ngô Việt Trung: Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”.
Anh Thông Hồ thì nhận định với Quy chế mới, tình trạng mua bán, đổi chác bài báo không giảm mà sẽ tăng.
“Người bán báo top-tier hay top field (những tạp chí hàng đầu trong ngành) có lẽ là không có và số lượng người làm được là cực hiếm. Nhưng khi viết báo hạng thường, phản biện lỏng lẻo và luồn lách để có thì những bài báo này không thiếu ở các 'lò ấp tiến sĩ'".
Phương Chi - Lê Huyền
Xin phản biện 9 ý kiến ủng hộ chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT
Tiến sĩ Lê Văn Út, cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới đã nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ, tốc độ đào tạo tiến sĩ của Việt Nam có thể sẽ nhanh hơn trong thời gian tới.
" width="175" height="115" alt="Nguyên nhân nào khiến quy chế đào tạo tiến sĩ mới gây tranh cãi?" />Nguyên nhân nào khiến quy chế đào tạo tiến sĩ mới gây tranh cãi?
2025-04-06 01:02


Tại trường Tiểu học Dân Tiến (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), cứ đều đặn 2 tuần/lần là các tổ chuyên môn lại tổ chức sinh hoạt; ở cấp trường là 1 tháng/lần. Nếu có bất thường hoặc vấn đề “nóng” phát sinh trong quá trình dạy học, tổ chuyên môn sẽ họp để trao đổi, thống nhất cách giải quyết.
Hoạt động này diễn ra nhiều năm qua và đặc biệt được đẩy mạnh từ năm học 2019 - 2020 khi chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) bắt đầu được triển khai ở lớp 1 và tịnh tiến những năm tiếp theo tổ chức cho các lớp 2, 3, 4, 5.
Tại các buổi sinh hoạt chuyên môn này, những nội dung tìm hiểu về CT GDPT 2018, bao gồm cả chương trình tổng thể và chương trình môn học/hoạt động giáo dục theo chuyên môn giảng dạy của từng tổ, được đưa ra trao đổi, thảo luận.
Khi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, các thành viên sẽ cùng thiết kế bài học minh hoạ, tổ chức dạy học và dự giờ, phân tích tác động của lời giảng, các câu hỏi, nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra cho học sinh trong bài giảng minh hoạ.
Từ kết quả phân tích bài học đó và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, thầy cô sẽ rút ra những kinh nghiệm để chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày cho hiệu quả hơn với học sinh lớp mình.
Theo cô giáo Hoàng Thị Hoa Chinh (trường Tiểu học Dân Tiến), các buổi sinh hoạt chuyên môn, đã giúp ích nhiều cho quá trình bồi dưỡng các module thực hiện CT GDPT 2018 của giáo viên, đặc biệt là đội ngũ đại trà như cô.
![]() |
“Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến CT GDPT 2018 đều được chúng tôi đưa ra trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng trong tổ chuyên môn để cùng nhau tháo gỡ. Những nội dung nào mình thấy hay, tâm đắc trong các module bồi dưỡng của Chương trình ETEP, cũng sẽ nêu ra để đồng nghiệp tìm hiểu sâu hơn”, cô giáo Chinh nói.
Đánh giá hoạt động sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong trường, Hiệu trưởng Đào Thị Tâm cho biết các thầy cô đều tích cực tham gia. Sau mỗi buổi sinh hoạt như thế, giáo viên tự tin, vững vàng đổi mới cách dạy và kiểm tra đánh giá để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, đáp ứng các yêu cầu của CT GDPT 2018.
Sinh hoạt chuyên môn qua video tiết dạy minh họa
Cũng giống trường Tiểu học Dân Tiến, Ban giám hiệu và cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) đặc biệt coi trọng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao năng lực đội ngũ.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được duy trì đều đặn, đặc biệt là giai đoạn đầu năm học đối với lớp 1. Mỗi tuần, tổ chuyên môn sẽ tập trung xây dựng giáo án của một môn học cụ thể; giao cho giáo viên dạy thực nghiệm để từ đó rút ra quy trình dạy cũng như những ưu điểm, hạn chế của mỗi tiết dạy… Sau giai đoạn 2 tháng đi vào ổn định, sinh hoạt chuyên môn được tổ chức định kỳ 2 tuần/lần.
Bên cạnh sinh hoạt tại trường, hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường cũng được giáo viên tham gia sôi nổi.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (Nam Định) - cô Hoàng Thanh Bình nói: “Toàn bộ giáo viên lớp 1 của từng cụm trường sẽ dự giờ tiết minh họa tại một điểm trường. Tiết dạy được quay video để giáo viên các trường tham khảo, học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Thông qua sinh hoạt chuyên môn, giáo viên có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm hay cũng như bày tỏ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể để thực hiện tốt CT GDPT mới”.
Cô Bình cũng cho biết, song song với những hoạt động trên, ban giám hiệu còn tích cực dự giờ, thăm lớp, khuyến khích phụ huynh cùng dự giờ và tương tác với con trong một số hoạt động.
![]() |
Trường cũng đẩy mạnh công tác truyền thông để giáo viên, phụ huynh và cộng đồng hiểu đúng về CT GDPT mới và tin tưởng vào quá trình thực hiện của nhà trường; cũng như các giáo viên phải ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay trong quá trình làm việc.
Cô Phạm Thị Yến, giáo viên trường Tiểu học Trần Nhân Tông nói: “Tôi luôn tự bồi dưỡng qua sinh hoạt chuyên môn tại trường dựa trên nghiên cứu bài học. Hoạt động này giúp giáo viên chúng tôi có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay để áp dụng vào việc giảng dạy và bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
Tôi giờ đây đã cởi mở chia sẻ với đồng nghiệp về những vấn đề liên quan tới việc học của học sinh; biết quan sát, lắng nghe, cảm nhận trước việc học của từng học trò, chấp nhận sự khác biệt của học sinh và đồng nghiệp; nỗ lực thực hiện tốt các yêu cầu của CT GDPT 2018”.
Doãn Phong
" alt="Sinh hoạt chuyên môn ‘nâng chất’ giáo viên tiểu học đáp ứng Giáo dục phổ thông mới" width="90" height="59"/>Sinh hoạt chuyên môn ‘nâng chất’ giáo viên tiểu học đáp ứng Giáo dục phổ thông mới

- Nhận định, soi kèo Sporting Cristal vs Palmeiras, 5h00 ngày 4/4: Đẳng cấp khác biệt
- Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi
- Nhiều địa phương cấm học sinh, giáo viên chơi Pokemon Go
- Chuyện lạ đời ở Sài Gòn: Cầu xây xong rào kẽm gai không cho người dân sử dụng
- Nhận định, soi kèo Hebar Pazardzhik vs Lokomotiv Plovdiv, 18h30 ngày 3/4: Tin vào đội khách
- Chiều nay công bố kết luận vụ cô giáo Nguyễn Thị Tuất tố bị 'trù dập' ở Quốc Oai
- Thay thế chủ đầu tư để Công viên Tuổi trẻ Thủ đô bị “xẻ thịt”
- Em không muốn là niềm vui tạm bợ
- Nhận định, soi kèo Dibba Al
