Đêm đáng nhớ ở vùng biên giớiThạc sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Đức (SN 1978), Trưởng khoa Mắt bệnh viện Bưu điện, bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện của tổ chức Chống mù lòa Châu Á (APBA) từ năm 2009.
Theo đó, ngoài công việc chính tại bệnh viện Bưu điện, hàng tháng, anh Đức cùng các đồng nghiệp đến nhiều tỉnh thành trên cả nước tiến hành công việc phẫu thuật thay thủy tinh thể miễn phí cho các bệnh nhân nghèo.
‘Trung bình mỗi năm, chúng tôi đã phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo bằng phương pháp Phaco cho khoảng 1.000 bệnh nhân nghèo tại các vùng miền trong cả nước.
|
Bác sĩ Lê Mạnh Đức trong một cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân đục thủy tinh thể. Ảnh: NVCC |
Chúng tôi thực hiện tại các tỉnh từ Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa đến các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Phước, Cà Mau… Mỗi đợt là 100 bệnh nhân. Các chuyến đi kéo dài từ 2 - 4 ngày liên tục’, anh nói.
Đoàn tình nguyện gồm 7, 8 bác sĩ Việt Nam và 3 bác sĩ Nhật Bản. Các bác sĩ này đang công tác tại các bệnh viện tại Nhật, khi có chương trình họ sang Việt Nam.
‘Bệnh nhân là những người đục thủy tinh thể có chỉ định mổ, được khám sàng lọc kỹ càng tại địa phương. Chúng tôi mang trang thiết bị, thủy tinh nhân tạo… từ Hà Nội về và thực hiện phẫu thuật. Tất cả chi phí, các bệnh nhân đều được miễn phí’, bác sĩ Đức cho biết.
Thời gian luôn là điều khó khăn nhất với các bác sĩ. ‘Nhiều khi không sắp xếp được công việc tại cơ quan, tôi đành phải đi sau đoàn. Đoàn chuẩn bị xong về dụng cụ, trang thiết bị… tôi lái xe xuống mổ trong vòng 1 ngày lại quay về Hà Nội để kịp công việc tại bệnh viện’, bác sĩ Đức nói thêm.
Nam bác sĩ cũng chia sẻ, điều kiện tại các chuyến đi không phải lúc nào cũng thuận lợi. ‘Tôi nhớ nhất lần đi tình nguyện tại một huyện biên giới (giáp Campuchia) ở Bình Phước. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở đây rất thiếu thốn. Cả vùng đó chỉ có 2 nhà nghỉ, 1 nhà nghỉ kín phòng còn lại 1 nhà nghỉ các bác sĩ và công nhân làm cao su phải chia nhau. Công nhân sinh hoạt 10 người/phòng. Đoàn bác sĩ được ưu tiên 2 người/phòng, diện tích khoảng 10m2’.
Tuy nhiên các bác sĩ người Nhật Bản trong đoàn không ngủ được vì phòng quá ẩm thấp. Họ đành nói chuyện chờ cho hết đêm.
‘Chúng tôi dù không muốn cũng đành phải ngả lưng vì ngày mai phải tiến hành phẫu thuật từ sáng sớm. Để có thể ngủ, chúng tôi phải lấy hết quần áo trải lên giường, sau đó nằm đè lên để ngủ’, bác sĩ Đức kể lại.
Những bệnh nhân đặc biệt
Những chuyến đi từ thiện trong hoàn cảnh thiếu thốn đã để lại cho các bác sĩ nhiều kỷ niệm.
‘Bệnh nhân là một phụ nữ nghèo đã bước sang tuổi 90 ở Cà Mau là người khiến tôi ấn tượng nhất’, anh Đức nói.
Hơn 20 năm trước, mắt của người phụ nữ này tự nhiên mờ dần rồi không nhìn thấy hẳn. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, không thể tới khám ở các bệnh viện nên bà đành làm bạn với bóng tối suốt mấy chục năm qua.
Khi được phẫu thuật và ca phẫu thuật thành công, bà quay sang tìm con gái mình. Nhưng hơn 20 năm không được nhìn con bà không nhận ra. Khi con gái cất tiếng gọi mẹ, bà hỏi: ‘Sao mày lại già thế hả con?’. Sau đó, hai mẹ con ôm nhau òa khóc. Hình ảnh đó khiến tất cả các nhóm bác sĩ đều xúc động.
Một ca phẫu thuật khác khiến anh ấn tượng là vào năm 2013 tại Quảng Ninh. Bệnh nhân ở độ tuổi trung niên, nhiễm HIV.
‘Khám sàng lọc, chúng tôi phát hiện ông bị đục thủy tinh thể, khi xét nghiệm phát hiện người đàn ông này nhiễm HIV', anh Đức chia sẻ. Mặc dù biết mổ cho bệnh nhân này nguy cơ lây nhiễm rất cao cho nhóm bác sĩ phẫu thuật nhưng các bác sĩ vẫn quyết định mổ vì bệnh nhân tha thiết yêu cầu.
‘Hồi đấy, tôi là thanh niên chưa lập gia đình nên đứng ra nhận nhiệm vụ trên. Chúng tôi chọn thời điểm cuối cùng trong ngày, khi các bệnh nhân khác đã mổ xong để tiến hành ca phẫu thuật này.
8h tối, ca phẫu thuật gồm 1 bác sĩ chính và 1 bác sĩ phụ diễn ra. Sau ca mổ, toàn bộ dụng cụ trị giá khoảng 100 triệu đồng phải tiêu hủy. Ca mổ thành công giúp bệnh nhân có thể nhìn được tương đối’, bác sĩ Đức kể lại.
Cũng từ năm 2008, bác sĩ Lê Mạnh Đức cùng các bác sĩ khác còn tiến hành tham gia hỗ trợ y tế cho 2 huyện nghèo Sìn Hồ, Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Theo đó, các bác sĩ tổ chức nhiều đợt đi khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân nơi đây.
Mỗi đợt kéo dài khoảng 1 tuần vì xa và lượng bệnh nhân đông. ‘Chúng tôi mang cả máy siêu âm, xquang, điện tim… thuốc men để khám chữa bệnh. Đây là những chuyến đi khá khó khăn vì thiếu trang thiết bị và bệnh nhân không biết tiếng phổ thông nên không thể hướng dẫn bệnh nhân. Mỗi lần thăm khám, chúng tôi phải có sự phiên dịch của người bản địa’, Trưởng khoa Mắt bệnh viện Bưu điện chia sẻ.
Nơi đây với các bác sĩ chuyên ngành mắt cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Năm 2009, họ tiến hành mổ đục thủy tinh thể miễn phí tại Mường Tè. 1 phụ nữ người dân tộc vượt quãng đường 80km để đến phẫu thuật.
‘Mổ xong, qua người phiên dịch, tôi biết bà ấy nói cảm ơn rất nhiều. Trên đường đi từ chỗ trại dã chiến của các bác sĩ ra đến cổng, tôi thấy người phụ nữ ấy liên tục vái lạy và nói nhiều bằng ngôn ngữ tôi không hiểu.
Theo như người phiên dịch, bà vừa đi vừa vái trời đất, cầu cho tôi khỏe mạnh hạnh phúc. Điều đó, làm tôi thực sự xúc động’, anh Đức kể thêm.
Anh cũng cho biết, hơn 10 năm rong ruổi trên các nẻo đường đem ánh sáng đến cho những người dân nghèo, bác sĩ nhận được rất nhiều tình cảm của người dân.
‘Vào ngày đầu tiên của tháng, điện thoại tôi luôn nhận được 1 tin nhắn đặc biệt. Tin nhắn ấy từ một số điện thoại lạ với nội dung chúc bác sĩ một tháng mới tốt lành. Tin nhắn đều đặn suốt nhiều năm qua, tôi biết là của một bệnh nhân được mình mổ thủy tinh thể ở Quảng Ninh’, bác sĩ Đức chia sẻ.
Tuy vậy, những bác sĩ tình nguyện cũng gặp khá nhiều khó khăn trong chặng đường đem ánh sáng đến cho người nghèo.
‘Nhiều bệnh nhân mắc nhiều bệnh phối hợp, bệnh nhân gù vẹo cột sống khó nằm để thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân dân tộc thiểu số không giao tiếp được… nên mặc dù cố gắng nhưng cũng có những ca các bác sĩ cảm thấy chưa hài lòng.
Bên cạnh đó, công việc cơ quan, gia đình khiến quỹ thời gian của họ luôn eo hẹp nhưng vị bác sĩ này cho biết, anh vẫn tiếp tục hành trình của mình.
‘Chúng tôi sẽ kết thúc những ngày tình nguyện đến các tỉnh thành khi không còn bệnh nhân nào cần đến chúng tôi nữa’, nam bác sĩ sinh năm 1977 chia sẻ.
Cậu học trò 'nằm ngoài sổ' và tình yêu với cô gái nặng 28 kg
Là một người khuyết tật, 10 năm nay, chàng trai ở Hà Tĩnh vẫn miệt mài giúp đỡ những cuộc đời khó khăn khác. Trong một lần tình cờ, anh gặp người phụ nữ của đời mình…
" alt="Câu nói của bệnh nhân nghèo sau phẫu thuật khiến bác sĩ sững sờ"/>
Câu nói của bệnh nhân nghèo sau phẫu thuật khiến bác sĩ sững sờ
Đó là cách đây 1 năm, tôi phát hiện chồng tôi có bồ. Lúc đầu, tôi chỉ nghi ngờ khi suốt ngày chồng tôi ôm điện thoại nhắn tin, hầu như công khai trước mặt tôi rồi cười rinh rích. Lúc tôi hỏi thì anh ta nói xem clip hài.
Nhưng xem gì mà hai ngón tay cứ bấm bàn phím nhoay nhoáy?
Do đó, tôi đã ngụy trang thành "ninja" và đi theo dõi chồng sau giờ tan làm. Chẳng khó khăn gì khi chiều thứ 2 theo dõi, tôi bắt gặp chồng tôi rẽ ngang rẽ tắt rồi đi lên một chung cư. Vì không thể theo anh ta lên tận nơi nên tôi đã giả bộ là người dưới quê lên, lân la nói chuyện với bà hàng nước ở ngay cửa hầm chung cư.
Khi tôi khen "anh chàng" vừa lên đi SH đẹp mà dáng dấp cũng phong độ, bà hàng nước thì thào: "À, cái ông đó là chồng của cái bà chủ hàng spa ở chung cư này. Thi thoảng thấy hai vợ chồng xuống dưới này uống nước. Hai người có vẻ cưng nựng, chiều chuộng nhau lắm".
Tôi lạnh buốt cả chân tay. Và chẳng khó khi tìm thấy "bà chủ spa" trong khu. Hóa ra bà ta còn già hơn chồng tôi đến 7 tuổi, từng có đến 3 đời chồng. Đương nhiên, bà ta cũng chẳng có học vấn gì "cao vòi vọi" cả. Có lẽ bà ta đã có "kỹ năng giường chiếu" cao nên chồng tôi mới bị mồi chài, mê muội như vậy.
Mọi giá trị sống, mọi niềm tự hào về tri thức, về văn hóa của tôi sụp đổ. Dù rất giận dữ, đau khổ, bị xúc phạm nhưng tôi vẫn không muốn mất gia đình. Ra đi thì dễ, ở lại mới cần nhiều dũng khí và tôi không muốn bỏ chạy dễ dàng như vậy.
Tôi đánh bài ngửa với chồng và anh ta đã xin được tha thứ, nói rằng do hôn nhân nhàm chán, mà tôi suốt ngày bận bịu công việc, chẳng nhiệt tình gì với chồng nên anh ta mới sa ngã. Anh ta xin tôi cho cơ hội hàn gắn quan hệ.
Tôi cũng tự kiểm điểm bản thân và thấy rằng tôi cũng ít chăm sóc chồng vì chúng tôi sống khá độc lập. Tôi làm nghiên cứu nên mỗi lần có công trình nghiên cứu lại sa đà, mê muội mất nhiều thời gian. Tôi đã cố gắng thay đổi bề ngoài, ăn mặc tươi mát hơn, dành nhiều thời gian cho chồng con.
Giữa chúng tôi dù có sự gượng gạo nhưng ai cũng cố gắng gạt qua sự khó chịu, cố nói chuyện với nhau. Đương nhiên tôi vẫn không thể nào "đụng chạm" được chồng vì cứ nghĩ đến việc chồng tôi "trên dưới" với chị già là tôi lại thấy sởn gai ốc. Tôi nghĩ mình cần thời gian.
Nhưng chỉ "hàn gắn" được hai tháng tôi lại phát hiện chồng tôi vẫn nhắn tin cho máy bay "cũ". Thậm chí còn tâm sự chuyện vợ chồng tôi và bên kia đã "tư vấn" cho chồng tôi phải "chăm sóc, làm đẹp lòng" vợ như thế nào. Tôi nổi máu điên và nói chồng gay gắt.
Em thật quá đáng, anh có quan hệ thể xác nữa đâu, chỉ là bạn tri kỷ mà em cũng cấm. Bọn anh tâm sự hoàn toàn trong sáng. Chị ấy rất hiểu anh và chia sẻ với anh. Em phải biết ơn chị ấy vì đang giúp tư vấn để hàn gắn hôn nhân của chúng ta.- chồng tôi đã quát lên như vậy.
Tôi phải biết ơn sao? Tôi buồn nôn thì có. Tôi có tin nổi vào sự "trong sáng" của tình bạn tri âm, tri kỷ này không?
Cuộc hôn nhân 15 năm mà tôi đã vun đắp bao năm chẳng nhẽ phải đổ vỡ hay sao? Tôi đã lấy nhiều quyết tâm, dũng khí để hàn gắn, cứu vãn nó, chẳng nhẽ tôi phải buông tay?
Nữ điều dưỡng sốc khi đưa con đi dự buổi bảo vệ luận án thạc sĩ của chồng
Bảo vệ luận văn thạc sĩ bác sĩ xong, anh thú nhận chuyện ngoại tình rồi mang quần áo bỏ đi, chẳng quan tâm, hỏi thăm vợ con như trước.
" alt="Đang hàn gắn hôn nhân chồng vẫn nhắn tin ngoại tình với bồ già"/>
Đang hàn gắn hôn nhân chồng vẫn nhắn tin ngoại tình với bồ già
|
|
Trong Tháng Thanh niên 2019, đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đến thăm, làm việc với Đoàn viên thanh niên Dầu khí. Đồng chí đã ra thăm, động viên các ĐVTN và cán bộ công nhân viên làm việc tạigiàn khai thác Dầu khí mỏ Cá Tầm CTC1 thuộc lô 09/3-12 ngoài khơi Vũng Tàu.
|
Lễ hội văn hóa học sinh sinh viên lần thứ VIII và kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu |
Giàn khai thác CTC1-WHP Cá Tầm là một trong 10 công trình được Trung ương Đoàn bình chọn là công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2018 do đoàn cơ sở Xí nghiệp Xây lắp, khảo sát và sửa chữa các công trình khai thác Dầu khí thuộc Đoàn thanh niên Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đăng ký đảm nhận, thực hiện. Công trình này đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến “đường hàn long = seam” trong khâu cuốn ống jacket dự án Cá Tầm để đẩy nhanh tiến độ và tiết kiệm chi phí khoảng 35.000 USD.
Tại chương trình tiếp xúc với tuổi trẻ Dầu khí, thay mặt Đoàn thanh niên Tập đoàn, Bí thưVũ Thị Thu Hương đã báo cáo tình hình hoạt động và những kết quả đạt được trong năm 2018.
Theo đó, Đoàn thanh niên Tập đoàn và các đơn vị đã tổ chức 74 lớp/hoạt động tuyên truyền học tập nghị quyết của Đảng, của Đoàn và học tập làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các buổi nghe, nói chuyện về tình hình thời sự trong nước và quốc tế thu hút 6.190 lượt đoàn viên tham gia.
Toàn đoàn đã đảm nhận 392 công trình, phần việc thanh niên các cấp được thực hiện, trong đó có 01 công trình trong top 10 công trình thanh niên tiêu biểu Toàn quốc; 03 đề tài/sản phẩm sáng tạo được tuyên dương tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc, 26 công trình thanh niên cấp Khối DNTW đã được công nhận mang lại giá trị làm lợi cho doanh nghiệp hơn 28,2 tỷ đồng, 92 công trình thanh niên cấp Tập đoàn/Cấp Đoàn trên cơ sở mang lại giá trị làm lợi cho doanh nghiệp hơn 38,2 tỷ đồng, có 1.025 sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của đoàn viên thanh niên được thực hiện.
|
|
Bên cạnh đó, Đoàn Tập đoàn và các đơn vị đã tổ chức các hoạt động tình nguyện thăm tặng quà cho gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho 3.211lượt người, hỗ trợ giúp đỡ, khắc phục hậu quả thiên tai, hiến tặng 3.715 đơn vị máu, xây tặng 28 nhà tình nghĩa, nhà bán trú dân nuôi, hỗ trợ thanh niên công nhân. Tổng giá trị hoạt động an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng bằng tiền và hiện vật là 8.835 triệu đồng. Thông qua các hoạt động nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu đã được tuyên dương khen thưởng, có 01 cán bộ Đoàn đạt giải thưởng Lý Tự Trọng, 08 ĐVTV đạt danh hiệu Người thợ trẻ giỏi Toàn quốc.
Tiếp nối thành tích năm 2018, những tháng đầu năm 2019, đặc biệt là trong Tháng Thanh niên, Đoàn thanh niên Tâp đoàn tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua đăng ký đảm nhận, thực hiện công trình, phần việc thanh niên, các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hợp lý hóa sản xuất. Tổ chức Lễ gắn biển, trao quyết định công trình thanh niên các cấp chào mừng 88 năm ngày thành lập Đoàn. Kết quả, 3 tháng đầu năm 2019 đã có 11 công trình thanh niên cấp Đoàn Khối được công nhận, mang lại giá trị làm lợi cho các đơn vị hơn 9.2 tỷ đồng và 41 công trình thanh niên cấp Đoàn Tập đoàn mang lại giá trị làm lợi hơn 102.5 tỷ đồng và 200.000 USD.
Cũng trong Tháng Thanh niên có 32/32 cơ sở Đoàn trong toàn Tập đoàn thuộc 05 cụm phối hợp hoạt động đã ra quân và tổ chức nhiều hoạt động bổ ích thiết thực như: tổ chức phát động thi đua về đích trên các công trường, các diễn đàn, hội thảo, trao tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ sinh viên về quê ăn Tết, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hiến máu nhân đạo,tạo không gian mở; sân chơi sáng tạo, lành mạnh, bổ ích cho ĐVTN rèn luyện, cống hiến, trưởng thành.
Phan Sỹ Linh
" alt="Tháng Thanh niên 2019: Tuổi trẻ dầu khí hành động, đổi mới"/>
Tháng Thanh niên 2019: Tuổi trẻ dầu khí hành động, đổi mới