Trong 5 năm qua,ềnhìnhtrảtiềnOằnmìnhcõngchiphímuabảnquyềnquốctếxem bóng đá trực tuyến k+ ICTnews liên tục có bài phản ánh về những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh của thị trường truyền hình trả tiền, vi phạm Luật Cạnh tranh. Sự phát triển thiếu bền vững của thị trường truyền hình trả tiền thể hiện bằng những con số “bất thường”. Ba năm trở lại đây cho dù thuê bao truyền hình trả tiền liên tục năm sau cao hơn năm trước, chi phí mua bản quyền nội dung nước ngoài liên tục tăng, nhưng doanh thu của toàn ngành truyền hình trả tiền lại giảm ở mức đáng báo động.
Nghịch lý thuê bao tăng, doanh thu giảm
Cụ thể, theo số liệu từ Bộ TT&TT, năm 2017, doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền ước đạt 7.500 tỷ đồng, thuê bao đạt 14 triệu. Trong khi đó, năm 2016, truyền hình trả tiền đạt 12,5 triệu thuê bao, nhưng doanh thu đạt 12.000 tỷ đồng. Năm 2015, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đạt khoảng 9,9 triệu, tổng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền là 9.624 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực báo chí nói chung và truyền hình nói riêng thì nội dung chính là “món hàng” để thu hút người xem, nội dung chính thế mạnh để cạnh tranh phát triển thuê bao, nhưng trong một thời gian dài do hầu hết các nhà cung cấp truyền hình trả tiền cung cấp nội dung na ná nhau, ít sự khác biệt, nhất là trong lĩnh vực nội dung mua bản quyền ở nước ngoài. Hầu hết các đơn vị truyền hình đều có gói kênh truyền hình nước ngoài gần giống nhau, một số ít đơn vị có tiềm lực thì sản xuất được nội dung trong nước riêng.
Nên trong vài năm qua các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền xoay sang cạnh tranh nhau chủ yếu bằng cách đua nhau hạ giá, khuyến mãi tràn lan, thậm chí cạnh tranh “bẩn” bằng các chiêu trò như cắt cáp của nhau, bêu xấu đối thủ trên mạng xã hội, tung khuyến mãi để giành giật thuê bao…
Trả lời phỏng vấn ICTnews, ông Nguyễn Thành Chung, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đánh giá, trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực truyền hình trả tiền có sự cạnh tranh khá khốc liệt, tuy nhiên chủ yếu các doanh nghiệp chỉ tập trung cạnh tranh nhau về giá cước, đua nhau giảm giá, khuyến mãi để thu hút khách hàng mà thiếu sự cạnh tranh về nội dung.