Cách đây chỉ hơn 1 năm, nếu nói đến công tác tuyển sinh hằng năm, những người làm quản lý ngành giáo dục ở tỉnh Quảng Trị sẽ nghĩ đến thời gian phải làm ngoài giờ cả tháng trời, cùng rất nhiều việc thủ công. Giờ đây đã khác.Hai tháng là khoảng thời gian mà ngành giáo dục Quảng Trị cần có để thực hiện công tác tuyển sinh hằng năm. Mỗi dịp vào cao điểm, các cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thường phải làm ngoài giờ liên tục.
Năm học 2018-2019, công tác tuyển sinh tưởng chừng gặp vấn đề lớn khi Sở vừa thực hiện chủ trương tinh giản biên chế với việc sáp nhập các phòng ban từ 11 xuống còn 7. Đi kèm với đó, số lượng cán bộ của Sở cũng giảm đi không nhỏ. Thế nhưng, thời gian cho công tác tuyển sinh từ 2 tháng mọi năm giờ chỉ còn khoảng 10 ngày và các cán bộ chuyên trách không còn “đầu bù tóc rối” như những năm trước đó.
|
|
Thực tế, những năm trước, các cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh của Quảng Trị phải gửi email tới 32 trường THPT, 10 trung tâm nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, gần 130 trường trung học cơ sở, hơn 200 trường tiểu học để lấy số liệu. Các số liệu được gửi về với file excel và các cán bộ phải đợi các trường gửi đủ mới tổng hợp rồi làm chỉ tiêu. Tất cả những công việc này đều thủ công, tốn thời gian chờ đợi, đồng thời rất dễ… stress.
Với năm học 2018-2019, mọi việc đã đổi khác. Đây là năm đầu tiên tỉnh Quảng Trị thực hiện công tác tuyển sinh với sự hỗ trợ của giải pháp quản lý thông tin tập trung từ Sở đến tất cả các trường trên địa bàn tỉnh do Viettel xây dựng. Nhờ có giải pháp này, các số liệu về tuyển sinh được nhập sẵn trên hệ thống nên các công việc thủ công như những năm trước gần như không còn.
Tuyển sinh chỉ là một câu chuyện thời 4.0 mà tỉnh Quảng Trị thực hiện. Bên cạnh đó, một ứng dụng CNTT khác nhìn bề ngoài không có gì thay đổi nhưng lại là một bước ngoặt: website của Sở giáo dục và các trường. Nếu như trước đây, toàn bộ các trường đều làm web tĩnh để đăng tải các thông tin thì hiện nay từ Sở Giáo dục đến các trường ở Quảng Trị đều chuyển sang cổng thông tin điện tử.
Nếu nhìn bên ngoài thì sự khác biệt không lớn nhưng hệ thống vận hành bên trong cổng thông tin điện tử khác rất lớn so với website. Sự thay đổi lớn nhất nằm ở khả năng kết nối giữa các cổng thông tin điện tử của trường với nhau, giữa các trường và Sở. Đây là điều mà trước đây các website không thể thực hiện.
Nhờ việc liên thông trên cùng một nền tảng, khi cần thông tin, Sở chỉ cần thông báo trên cổng của mình là các trường nhận được. Bên cạnh đó, cán bộ của Sở Giáo dục cũng có thể nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh của các trường học như hoạt động hàng ngày, kế hoạch tuần, các thông tin về sự kiện… và ngược lại.
Về mặt trực quan, sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là vào các cổng thông tin điện tử của Sở và các trường ở Quảng Trị trên smartphone. Nếu như trước đây, với giao diện web cũ, màn hình không thể tuỳ biến, việc đọc trên smartphone là không thể bởi vẫn phải nhìn giao diện trên máy tính với chữ nhỏ li ti. Còn giờ đây, khi vào cổng thông tin, giao diện đã được tuỳ biến cho smartphone và việc đọc, tra cứu thông tin được thực hiện rất dễ dàng với mọi người.
Trên đây chỉ là 2 câu chuyện nhỏ của ngành giáo dục Quảng Trị sau khi triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể với sự tư vấn của Tập đoàn Viettel. Vốn là một tỉnh chưa có hạ tầng CNTT phát triển mạnh, thế nhưng Quảng Trị lại có “lợi thế của người đi sau” là không có “gánh nặng của quá khứ”.
Thay vì việc phải sửa chữa, điều chỉnh nhiều hệ thống khó tương thích với nhau, việc có chỉ đạo quyết liệt, thống nhất từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, tới Sở và các trường trong toàn tỉnh đã tạo ra kết quả đặc biệt và nhanh chóng. Hệ thống quản trị CNTT vốn cần sự đồng bộ và tập trung, đi kèm với triển khai đồng loạt và dứt điểm thì đây chính là điểm mạnh của Quảng Trị.
Điều gì sẽ xảy ra kế tiếp với quản lý giáo dục kiểu 4.0 ở Quảng Trị? Theo tiết lộ từ một lãnh đạo của Sở Giáo dục tỉnh này, đó là việc ngành giáo dục “không còn công văn giấy” và triển khai mạnh mẽ e-learning hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, đây là 2 dự án không dễ dàng bởi nó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ban ngành của tỉnh cũng như nỗ lực lớn hơn rất nhiều của toàn ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị. Những thử thách 4.0 lớn hơn vẫn đang đợi ở phía trước.
Nguyễn Lan
" alt="Quản lý giáo dục thời 4.0 ở Quảng Trị"/>
Quản lý giáo dục thời 4.0 ở Quảng Trị
-Một độc giả đã tốt nghiệp trường ĐH Văn hóa đã nêu nguyện vọng tìm công việc ổn định và có thời gian làm thêm với ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. |
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến
|
Trong buổi bàn tròn trực tuyến về chủ đề "kỹ năng cho phát triển, góc nhìn doanh nghiệp", nhiều bạn đọc đã đặt những câu hỏi đáng lưu tâm liên quan tới kỳ thi đại học. Trả lời của các khách mời cũng là đáp trả từ thực tế của thị trường lao động, giúp ích cho nhiều phụ huynh và học sinh khi chọn lựa con đường đại học.
Nguyễn Thị Quỳnh(nữ, 22 tuổi):
Tôi vừa tốt nghiệp ĐH Văn hóa, chuyên ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số. Tôi đi học theo chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn. Sau khi tốt nghiệp loại Khá, tôi đi khắp tỉnh nhưng không có cơ quan nào có nhu cầu hết. Thế thì tôi hiểu cái đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp kia chỉ là lợi ích nhóm. Cụ thể là một số người có trách nhiệm lấy cớ để thu tiền những người đi học thôi chứ cái ngành tôi học thì xã hội không có nhu cầu. Gia đình tôi vay ngân hàng chính sách 30 triệu cho tôi ăn học. Bây giờ tôi muốn xin anh vào một công ty may nào đó lương ổn định và có thời gian làm thêm.
Ông Lê Tiến Trường:Tôi nghĩ làm công nhân may thì không khó. Chỉ có điều, bạn nên cân nhắc giữa việc đã bỏ ra rất nhiều thời gian để học một ngành.
Bây giờ, từ bỏ hết quá trình đào tạo đó thì bạn phải tính toán cái gọi là chi phí cơ hội của bạn như thế nào thôi.
Còn đối với chúng tôi, tiếp nhận một người lao động có thu nhập ổn định ở mức độ là công nhân trực tiếp của ngành may thì chẳng có gì là khó cả.
Tuy nhiên, chắc chắn khi bạn đi làm công nhân may thì không ai trả lương cử nhân cho vị trí đó cả. Người ta sẽ trả đúng lao động mà bạn đóng góp.
Trần Văn Thanh(30 tuổi): Thưa bà Hồng Ánh, bà là người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tuyển dụng. Bà nghĩ sao về yêu cầu đầu tiên của đa số các doanh nghiệp hiện nay là bằng đại học hệ chính quy chứ không phải là tại chức hay từ xa mà không phải là vấn đề kinh nghiệm làm việc?”
|
Bà Phạm Thị Hồng Ánh
|
Bà Phạm Thị Hồng Ánh: Vâng, tôi có thể trao đổi thực tế về việc tuyển dụng tại công ty chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng quan trọng là chuyên ngành bạn học có đáp ứng được nhu cầu mà chúng tôi tuyển dụng hay không. Chuyện từ xa hay tại chức tôi nghĩ không phải là quá quan trọng. Vấn đề là bạn có qua được vòng tuyển dụng mà chúng tôi yêu cầu hay không. Đó là điều rất quan trọng.
Ngô Thị Phương(42 tuổi): Tôi có con năm nay lên lớp 12, cũng sắp chọn trường để thi nhưng rất phân vân không biết chọn trường nào để khi học xong có việc làm ở đúng ngành đã học?
Ông Lê Tiến Trường:Trước hết, tôi nghĩ rằng chọn trường nào để thi thì phụ thuộc vào năng lực cá nhân, cả về sở thích phát triển nghề nghiệp sau này.
Khi cháu đã 18 tuổi thì hoàn toàn đã có những ý tưởng để phát triển nghề nghiệp, phát triển tương lai của mình.Cần phải tôn trọng sở thích đó.
Điểm thứ 2 là cũng phải xuất phát từ sự đánh giá về trình độ, khả năng có thể đạt được ở mức độ như thế nào để lựa chọn trường thi cho vừa sức.
Còn lại, nếu đã có sự hứng thú và đảm bảo quá trình học có hiệu quả tôi nghĩ một người tốt nghiệp ở loai khá, loại tốt dù bất cứ ngành nghề nào thì cơ hội cũng lớn hơn ở những ngành nóng nhất nhưng lại ở mức trung bình và kém.
Bà Phạm Thị Hồng Ánh: Đồng ý là phụ huynh có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho con em mình.
Nhưng như anh Trường đã nói, các bạn đã 17, 18 tuổi rồi. Đặc biệt là với tình hình hiện nay việc tiếp cận thông tin rất dễ và các bạn ấy luôn luôn có thể biết được năng lực, điểm mạnh của các bạn ấy ở môn học nào để có thể đảm bảo sự thành công khi vào trường đại học.
Ngoài ra, tôi cũng muốn các bạn ấy nên có một sự chủ động hơn trong việc quyết định công việc của mình.
Bởi vì với công việc của mình, tôi làm việc và phỏng vấn rất nhiều sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các bạn học ở trường của Việt Nam ra.
Trong đó, nhiều bạn khi hỏi tại sao lại chọn ngành học này, công việc này thì bạn ấy bảo là tại gia đình muốn thế.
Tôi nghĩ rằng điều này không đảm bảo được tính lâu dài, ổn định của công việc cũng như niềm đam mê của các bạn.
Tại vì chúng ta nên định hướng cho con em như anh Trường đã nói là từ những bậc học thấp nhất, phải định hướng được chuyên ngành mình đã học rồi.
Hoặc khi các bạn lên đến tầm trung học thì cũng phải định hướng được công việc trong tương lai mà các bạn muốn làm.
Từ những môn học mà các bạn có thế mạnh, các bạn sẽ luôn luôn chủ động trong việc tìm trường đại học để thi.
Và có thể có những lựa chọn khác trong trường hợp họ không thành công ở lựa chọn kia.
Chúng ta phải luôn linh hoạt và tôn trọng con em trong việc quyết định nghề nghiệp. Nhưng ngoài ra sự định hướng, hướng dẫn của bố mẹ tôi nghĩ rằng cũng rất quan trọng.
Ông Luis Benveniste:Tôi cũng xin bổ sung một ý như thế này. Các bạn cần phải nhìn chương trình học của họ, rồi các giảng viên, giáo viên hay khoá học ấy như thế nào. Và trường đó có mối quan hệ đối tác với những cơ sở như thế nào. Nếu tất cả đều theo những sở thích, thiên hướng của bạn sinh viên ấy thì nó đúng là chương trình mà bạn ấy nên lựa chọn.
Ông Christian Bodewig: Tôi cũng xin bổ sung là các sinh viên khi lựa chọn các trường đại học để thi vào thì cũng nên xem thông tin rằng sinh viên từ trường ấy sau khi tốt nghiệp ra trường tìm việc làm được đến mức độ nào, công việc tốt đến đâu.
Nếu các trường đều đưa ra các thông tin như vậy thì chúng ta sử dụng đúng thông tin ấy để lựa chọn giữa các trường với nhau xem như thế nào.
Thực hiện: Ban Giáo dục
" alt="Cử nhân muốn làm công nhân may để trả nợ"/>
Cử nhân muốn làm công nhân may để trả nợ