- Đã nhiều năm, Nghệ An là một trong ba địa phương có số trẻ em bị chết vìđuối nước nhiều nhất cả nước. Nhiều biện pháp đã được triển khai ngăn, song rấtcần sự vào cuộc của các cấp chính quyền - đặc biệt là Sở GD-ĐT.Những con số buồn đau
|
Mọi người thương tiếc, chuẩn bị mai táng cho em Nguyễn Thu Trang - đã nhảy xuống sông cứu bạn nhưng... |
Theo thống kê của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương binhvà Xã hội, từ năm 2005 đến nay, năm nào cả nước cũng có trên 3.500 trẻ em bịchết đuối trong tổng số trên 7.000 trẻ em bị thiệt mạng do tai nạn, thương tích.
Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội là ba địa phương có số trẻ em chết đuối cao nhấttrong cả nước.
Ở Nghệ An, theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong 2 năm(2007, 2008) có 449 trẻ em (dưới 16 tuổi) bị chết đuối;
Tỷ lệ học sinh chết đuối năm 2009 đến tháng 10/2010 là 168 em, năm 2011 có110 em và năm 2012 là 38 em; trong số đó có nhiều vụ hết sức thương tâm.
Ngày 23/6/2011, 3 em nhỏ từ 4 tuổi đến 09 tuổi ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) dẫnnhau ra sông Cấm tắm đã bị chết cả ba. Ngày 20/4/2012, sau khi đá bóng, 4 họcsinh (HS) THPT cùng rủ nhau ra sông Lam tắm thì ba em bị chết (trong đó 2 HSTrường THPT Lê Viết Thuật (Vinh) và 1 HS Trường THPT VTC (Vinh)).
Riêng năm 2013, theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay (25/5), trênđịa bàn Nghệ An đã xẩy ra 11 vụ đuối nước, làm chết 11HS phổ thông và 4 trẻ emmẫu giáo. Trong đó thương tâm nhất là 3 cháu nhỏ chết do bị trượt chân khi cùngchơi ở cầu ao vào ngày 29/4 tại thị trấn Hoàng Mai (Quỳnh Lưu); 2 nữ sinh chếtngày 6/1 do lật thuyền khi bơi thuyền dạo chơi trên hồ nước Hai Khe thuộc xã VănLợi (Qùy hợp); 2 HS chết ngày 13/3 tại hồ nước cạnh lò gạch ở khối Tây Hồ 1,phường Quang Tiến (thị xã Thái Hòa).
Trong các trường hợp HS chết vì đuối nước, có một số em do tình nghĩa, vì ýthức trách nhiệm của mình, đã dũng cảm lao xuống dòng nước để cứu bạn. Em NguyễnVăn Nam, HS lớp 12T7, Trường THPT Đô Lương 1, chết sau khi đã cứu được 5 HS THCSkhỏi bị đuối nước vào ngày 30/4/2013 trên dòng sông Lam. Em Nguyễn Thị Trang,học sinh lớp 6C, Trường THCS Yên Sơn (Đô Lương), ngày13/5/2012 đã lao xuống sông Đào (đoạn chảy qua xã Yên Sơn) để cứu bạn là NguyễnThị Thuỳ Linh, nhưng không cứu được bạn và em bị chết theo bạn.....
Những cách làm giảm bớt nỗi đau
Những con số nêu trên thực sự làm nhức nhối dư luận xã hội. Nguyên nhân cơbản vẫn là do trẻ em không biết bơi, do nhiều gia đình bất cẩn trong việc chămsóc, bảo vệ con em mình. Những em dũng cảm lao xuống nước cứu bạn khi bạn bịđuối nước đều là những em biết bơi, nhưng điều đáng tiếc là các em lại gần nhưkhông có kiến thức cứu người đuối nước nên khi tiếp cận bạn, thường bị bạn ômchặt và nhấn chìm luôn.
Từ năm 2010, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Nghệ An đã chỉ đạo triển khainhiều biện pháp để làm giảm tai nạn đuối nước đối với trẻ em.
Bà Nguyễn Thị Lương, chuyên viên của sở cho biết: Sở đã phối hợp với haihuyện Đô Lương và Anh Sơn mở một số lớp tập huấn về dạy bơi cho 300 cán bộ, giáoviên và tập bơi cho 200 trẻ em. Sở đã và đang chỉ đạo các huyện xây dựng mô hình“ngôi nhà an toàn” phòng chống thương tích cho trẻ em nhằm giúp mọi người nhậnbiết được các mối hiểm họa có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ và biết cáchloại bỏ chúng. Mô hình này đã được xây dựng tại 13 xã ở Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu,Yên Thành, Thanh Chương Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Qùy Châu, TươngDương, Kỳ Sơn, Thái Hòa, Cửa Lò và năm 2013 này tiếp tục xây dựng ở 4 xã của NamĐàn, Diễn Châu, Đô Lương, Con Cuông.
Theo trưởng Phòng GD-ĐT Nam Đàn Nguyễn Thị Thu Hà, phòng đã chỉ đạo cáctrường tổ chức tập bơi cho HS. Các trường tiểu học và trung học cơ sở ở các xãNam Hưng, Nam Trung, Nam Nghĩa, Nam Thanh, Nam Lộc, Nam Tân,… làm rất tốt việcnày. Chính vì vậy, những năm trước, năm nào Nam Đàn cũng có 7, 8 em bị chết vìđuối nước, nhưng ba năm nay, mỗi năm chỉ bị có 1 em.
Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Lao động -Thươngbinh và Xã hội Nghệ An) nhìn nhận, từ năm 2010 đến nay, số trẻ em ở Nghệ An bịchết vì đuối nước đã giảm dần. Nhiều địa phương trong tỉnh triển khai thực hiệnđược một số giải pháp thiết thực, tổ chức được nhiều cuộc tập huấn nâng cao nhậnthức cho cộng đồng; đặc biệt, các cơ quan truyền thông tuyên truyền, cảnh báomạnh.
Tuy nhiên, kết quả chưa thật vững chắc. để phòng chống đuối nước cho trẻ em,một giải pháp mang lại hiệu quả cao và nhanh là Sở GD-ĐT Nghệ An tập trung chỉđạo sát sao việc các trường tổ chức dạy bơi cho học sinh; đồng thời đưa bơi lộitrở lại thành môn thi trong Hội khỏe Phù Đổng các cấp từ trường đến tỉnh nhưnhững năm 90 của thế kỷ trước để tạo phong trào học bơi trong học sinh.
" width="175" height="115" alt="Cách làm giảm bớt nỗi đau học sinh đuối nước?" />