游客发表
发帖时间:2025-01-16 08:18:44
Seok Jun-ho bắt đầu thực hiện “giấc mơ Mỹ” khi di cư từ Hàn Quốc sang Los Angeles cùng vợ và 2 con vào năm 2010. Ở tuổi 47,ườiHànQuốcchángiấcmơMỹlạiquayvềquêviếtgiấcmơHàbảng xếp hạng vô địch quốc gia tây ban nha anh thành lập một công ty dịch vụ hậu cần và sớm có được quốc tịch Mỹ.
Ở ngoài nhìn vào thì thấy anh đang có mọi thứ mà mình từng mơ ước. Anh có nhà, có công ty, có cơ hội để sống ở “vùng đất của tự do”, nhưng ngay cả khi đang sống ở California - khu vực có người Hàn Quốc sinh sống nhiều nhất trên nước Mỹ, Seok vẫn thấy nhớ quê nhà.
“Tôi có thể ăn kim chi hay thịt nướng Hàn Quốc bất cứ khi nào tôi muốn, ngay trong khu phố tôi ở” - anh nói. “Nhưng cảm giác đó không giống như đang ăn ở quê nhà”.
Không chỉ chuyện ẩm thực, Seok còn nhớ cả văn hoá cộng đồng của người Hàn Quốc. Anh than phiền về việc thiếu các cuộc tụ họp và các câu lạc bộ anh có thể tham gia ở Mỹ.
Seok Jun-ho quyết định trở về Hàn Quốc sau 8 năm thực hiện "giấc mơ Mỹ". |
Một yếu tố khác đè nặng tâm trí của vợ chồng anh là vấn đề chăm sóc sức khoẻ khi họ đang toan về già.
“Ở Mỹ, chúng tôi cần mua thuốc dự trữ đề phòng trường hợp khẩn cấp. Còn ở Hàn Quốc, bạn dễ dàng đến bệnh viện ngay cả lúc nửa đêm” - Seok nói.
“Thêm vào đó, các dịch vụ y tế của Hàn Quốc rất rẻ so với Mỹ”.
Vì những lý do đó mà năm 2018, 2 vợ chồng Seok đã bán nhà ở Mỹ và quyết định trở về Hàn Quốc, mặc dù họ vẫn giữ quốc tịch Mỹ. Để dễ dàng tái định cư, họ đã mua một căn hộ ở khu Songdo American Town - một dự án nhà ở trị giá 500 triệu USD ở thành phố Incheon. Khách hàng mục tiêu của họ là những người Mỹ gốc Hàn muốn trở về quê hương sinh sống.
Songdo American Town là đứa con tinh thần của Kim Dong-ok, một cựu phóng viên, trở về Hàn Quốc vào năm 2012 sau 50 năm sống ở Mỹ.
“Sau khi dành phần lớn cuộc đời ở Mỹ, tôi biết mình muốn trở về Hàn Quốc để nghỉ hưu” - ông Kim nói. “Và tôi biết rằng nhiều người Mỹ gốc Hàn cũng có mong muốn tương tự”.
Tất cả 830 căn hộ mà công ty ông Kim đã hoàn thiện trong giai đoạn 1 của dự án đã được bán hết. Vì thế, ông đã mở rộng giai đoạn 2 trị giá 600 triệu USD với hơn 500 căn hộ tiếp theo. Giai đoạn 3 cũng đang được thực hiện nhờ nhu cầu của khách hàng.
“Khi bạn già đi ở Mỹ, bạn sẽ vào viện dưỡng lão, nhưng ở đây, bạn có quá nhiều thứ để làm cùng với gia đình, bạn bè” - ông Kim chia sẻ.
Ông Yoon In-jin, giáo sư xã hội học ở ĐH Hàn Quốc, nguyên chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu người Hàn Quốc ở nước ngoài, cho rằng sức hấp dẫn của “giấc mơ Mỹ” không còn mạnh mẽ như trước nữa.
“Hàn Quốc từng phụ thuộc kinh tế vào Mỹ và các binh sĩ Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc đã đưa văn hoá của họ đến với người Hàn Quốc. Vì thế, 2 quốc gia bắt đầu có mối quan hệ đặc biệt bền chặt, trong đó người Hàn Quốc thể hiện nhiều sự quan tâm tới nước Mỹ” - ông nói.
“Điều này dẫn đến việc những người Hàn Quốc có học thức ở tầng lớp cao hơn đã di cư sang Mỹ trong những năm 1960-1970 để sống với điều kiện tốt hơn”.
Kim Dong-ok - ông chủ của dự án Songdo American Town, nơi chào đón những người Mỹ gốc Hàn trở về quê hương. |
Ông Yoon cho rằng Thế vận hội Seoul năm 1988 chính là thời điểm xu hướng đó bắt đầu thay đổi - tỷ lệ nhập cư vào Mỹ giảm mạnh, đến mức chỉ có 20.000 người hoặc ít hơn di cư sang Mỹ mỗi năm. Đỉnh điểm là vào năm 1976, hơn 30.000 người Hàn Quốc đã di cư sang Mỹ.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, số người Hàn Quốc nhận được thị thực nhập cư đã giảm từ 15.895 người vào năm 2009 xuống còn 12.710 người vào năm 2017.
Dù vậy, Mỹ vẫn là nơi có nhiều người gốc Hàn tới định cư. Mỹ cũng là điểm đến hàng đầu với sinh viên Hàn Quốc.
“Những người Hàn Quốc nhập cư vào Mỹ từ những năm 1970 hiện đang muốn về Hàn Quốc an hưởng tuổi già” - ông Yoon nói thêm.
Việc thay đổi luật vào năm 2011 cho phép người Mỹ gốc Hàn trên 65 tuổi có thể có 2 quốc tịch, điều mà trước đây là không thể.
Cory Lemke - một người trẻ quay trở về Hàn Quốc để đoàn tụ với bố mẹ đẻ. |
Tuy nhiên, không phải ai về nước cũng hòa nhập được. Cory Lemke là một trong khoảng 200.000 trẻ em Hàn Quốc được nhận nuôi ở hơn 15 quốc gia trong vòng 6 thập kỷ qua.
Lemke lớn lên ở Iowa (Mỹ) nhưng đã trở về Hàn Quốc vào năm 2013 để liên lạc lại với cha mẹ đẻ của mình sau khi bỏ công việc tiếp thị ở Mỹ. Anh là một trong 350 trẻ được nhận nuôi hiện sống ở Hàn Quốc sau khi chuyển sang Mỹ.
Trải qua nhiều công việc ở thành phố Daegu, những khác biệt về văn hoá và hệ thống phân cấp xã hội đang tồn tại ở công sở Hàn Quốc bắt đầu khiến anh cảm thấy bối rối.
“Một lần, tôi bị sếp mắng khá thậm tệ vì không tham dự lễ tang của một gia đình mà tôi chưa từng nghe nói đến người đó”.
Các cử chỉ xã giao như đứng lên, cúi chào sếp cũng khiến quá trình chuyển đổi môi trường sống của Lemke trở nên khó khăn.
Lemke nói: “Tôi biết nhiều người Mỹ gốc Hàn bị đẩy khỏi công sở, thậm chí bỏ Hàn Quốc vì khác biệt văn hoá. Và phụ nữ luôn là những người rời đi vì đàn ông có lẽ dễ sống hơn trong một xã hội đề cao nam quyền”.
Tuy nhiên, Lemke vẫn tiếp tục sống ở Hàn Quốc trong 7 năm qua. Anh cho rằng xu hướng người Mỹ gốc Hàn quay về quê hương vẫn sẽ tiếp tục.
“Bên cạnh việc chính phủ Hàn Quốc đang tạo điều kiện cho người Hàn Quốc quốc tịch Mỹ chuyển về nhà dễ dàng hơn, thì các cơ hội kinh tế và xã hội cộng với mức độ uy tín xã hội nhất định của người Mỹ gốc Hàn có thể là một lực kéo mạnh mẽ cho nhiều người đến đây”.
“Điều này đặc biệt đúng với những người đàn ông Mỹ gốc Hàn đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và thấy khó khăn trong việc tìm bạn đời, ổn định cuộc sống ở Mỹ”.
Ông Yoon phân tích: “Nhiều người rời bỏ Hàn Quốc bằng cách này hay cách khác, khi đất nước đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng bây giờ, mọi thứ đang tốt đẹp và người ta đang quay trở lại để bắt đầu một giấc mơ mới”.
Công nghệ đã giúp người Hàn Quốc đối phó với đại dịch. Nhưng người già nước này đang bị bỏ lại phía sau trong thời kỳ “không tiếp xúc”.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接