Theo Medical News Today, LLS khuyến nghị một chế độ ăn uống cho những người bị bệnh bạch cầu nên gồm những thực phẩm sau:
- Nhiều loại rau và đậu, chiếm khoảng 50% trong hầu hết các bữa ăn.
- Trái cây, chẳng hạn như táo hoặc quả việt quất.
- Ngũ cốc, ít nhất một nửa trong số đó phải là ngũ cốc nguyên hạt.
- Các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo.
- Nguồn protein ít chất béo như thịt gà, cá và đậu nành.
- Dầu lành mạnh như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải.
- Nước, trà hoặc cà phê.
- Rau cải.
Một nghiên cứu từ năm2014cho thấy rằng các loại rau họ cải có thể có lợi cho những người bị bệnh bạch cầu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các hợp chất trong các loại rau họ cải, như sulforaphane, có thể làm chậm sự lây lan của một số loại bệnh bạch cầu.
Nhưng họ phát hiện ra rằng lượng sulforaphane cần thiết để ảnh hưởng đến bệnh bạch cầu cần nhiều hơn số lượng một người có thể ăn chỉ từ thực phẩm. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định xem liệu sulforaphane có hữu ích trong việc điều trị bệnh bạch cầu ở người hay không.
Thực phẩm nên tránh
Các phương pháp điều trị ung thư có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm.
Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng xảy ra khi một người có quá ít bạch cầu trung tính, một loại tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng. Mức độ bạch cầu trung tính thấp làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Vì thế bạn nên tránh những thực phẩm sau:
- Thịt sống hoặc nấu chưa chín.
- Hải sản và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, bao gồm cả sushi và sashimi.
- Đồ uống chưa được khử trùng, chẳng hạn như nước trái cây, sữa hoặc sữa chua sữa tươi.
- Trứng chưa nấu chín.
- Pa tê lạnh hoặc thịt nguội.
- Mầm sống, chẳng hạn như mầm cỏ linh lăng.
- Trái cây và rau chưa rửa.
- Nước giếng
Dù vậy, LLC tuyên bố rằng không có bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống giảm bạch cầu trung tính là hữu ích cho những người bị bệnh bạch cầu. Họ khuyến cáo mọi người nên chú ý chế biến thực phẩm an toàn hơn là hạn chế một số nhóm.
Điều quan trọng cần nhớ là các chế độ ăn khác nhau sẽ phù hợp với nhu cầu của những người khác nhau. Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống và dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư.
Thực phẩm, chất bổ sung và vitamin cần tránh
Một số chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu.
Một số người sử dụng trà xanh bổ sung để giảm cân và giảm các triệu chứng tiêu hóa. Tuy nhiên, bổ sung trà xanh có thể làm giảm tác dụng của bortezomib, một loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính.
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu có thể gây ra các tác dụng phụ như loét miệng, bệnh tiêu chảy, rụng tóc, phát ban, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, ăn mất ngon…
Để tránh làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ này, bạn nên tránh một số thực phẩm như: loại giàu chất xơ hoặc đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán, thức ăn nóng hoặc lạnh quá, các sản phẩm sữa, rượu bia, thức ăn cay, cafein, nước táo, thực phẩm được làm ngọt bằng xylitol hoặc sorbitol, thức ăn có thể làm tổn thương miệng như thức ăn giòn, chua hoặc mặn, trái cây họ cam quýt…
Điều quan trọng là bạn cần chú ý về an toàn thực phẩm. Hệ thống miễn dịch bị ức chế do bệnh bạch cầu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của một người.
Hình ảnh phim chụp trên bệnh nhân sán lá phổi (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Khi đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, các bác sĩ nghi ngờ nhiễm sán nên chỉ định xét nghiệm tìm sán. Kết quả bệnh nhân dương tính với loại Paragonimus (sán lá phổi).
Sau khi được điều trị bằng thuốc tẩy sán, bệnh nhân nhanh chóng ổn định, sau vài ngày nằm viện các triệu chứng đã hết, được xuất viện.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sán lá phổi là bệnh do ký sinh trùng Paragonimus westermani gây ra có thể gặp ở mọi lứa tuổi, những người có thói quen ăn đồ gỏi, đồ sống chưa nấu chín.
Tại Việt Nam, bệnh hay gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… Đây là những địa phương có tập quán ăn món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc nướng chưa chín).
Bệnh nhân được xác định nhiễm sán lá phổi sau khoảng 1 tháng ăn món gỏi cua (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Trong món tôm, cua sống tồn tại ấu trùng sán lá phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể người theo đường ăn uống, ấu trùng sán lá phổi sẽ xâm nhập qua thành ruột non, vào khoang bụng, sau đó xuyên qua cơ hoành đi lên phổi và tồn tại ở nhu mô phổi.
Sán lá phổi trưởng thành sẽ đẻ trứng và trứng theo đờm ra ngoài hoặc người nuốt đờm trứng sẽ xuống đường tiêu hóa để ra ngoài theo phân.
Khi trứng sán lá phổi bị đào thải ra ngoài rơi xuống nước lại nở thành ấu trùng lông, ấu trùng sẽ xâm nhập vào ốc rồi ký sinh ở cua và tôm.
Loại cua suối là nơi ký sinh ưa thích của ấu trùng sán lá phổi (Ảnh: Hồng Hải).
Sau một thời gian nhiễm ấu trùng sán lá phổi, bệnh nhân sẽ bị đau ngực, ho kéo dài, ho ra cả đờm lẫn máu, sút cân và dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.
BS Cường nhấn mạnh: Vì ho ra máu, ho tức ngực nên rất nhiều chẩn đoán nhầm sang các loại bệnh khác như lao, viêm phổi, hay u phổi.
BS Cường khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng núi, nên ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống, nhất là gỏi tôm, gỏi cua…
Nếu xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, ho, đau ngực cũng cần làm thêm các chỉ định tìm sán, để tránh nhầm lẫn sang với các bệnh phổi khác.
Chung cư Golden City 3 tại thành phố Vinh (Ảnh: Nguyễn Phê).
Tuy nhiên, đến ngày 25/9, nhiều người dân ở chung cư này bỗng dưng xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, bụng đầy hơi (chướng bụng), buồn đi vệ sinh, buồn nôn...
"Ngày 25/9, nhiều cư dân kêu có những cháu nghi bị ngộ độc; bản thân tôi từ trưa hôm qua (25/9) đến giờ có triệu chứng: đau bụng, đầy bụng, buồn đi vệ sinh nhưng không thể đi được; người thì buồn nôn, mồ hôi ra, tụt huyết áp, lạnh, đau mỏi khắp cơ thể.
Hiện đã có hơn 100 người nghi bị ngộ độc do uống nguồn nước phải vào bệnh viện, trạm y tế phường, xã cấp cứu. Chung cư này có 108 phòng với khoảng 400 nhân khẩu", ông Kỳ nói.
Một người dân phải đi cấp cứu ở bệnh viện (Nguyễn Hậu).
Cũng theo ông Kỳ, sau khi sự việc xảy ra, phía xã Nghi Phú đã mang clo đến để xử lý bể nước tại chung cư.
Anh H., một cư dân ở chung cư Golden City 3 cho biết, mấy ngày qua, gia đình anh có 2 người nghi bị ngộ độc và được đưa đi viện, hiện đã đỡ. Tuy nhiên, theo anh H. việc cả một chung cư có nhiều người nghi bị ngộ độc cần được cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, làm rõ.
Lực lượng chức năng lấy mẫu nước ở bể nước của chung cư (Ảnh: Phạm Hiếu).
Ông Hoàng Thế Tùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vinh, cho biết khi nhận được phản ánh từ người dân ở chung cư Golden City 3 có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, nôn..., đơn vị đã cử cán bộ kiểm tra, lấy mẫu vật phẩm liên quan ăn, uống để xác minh.
"Chúng tôi cũng mới nghe người dân nói, chứ chưa rõ nguyên nhân. Hiện người dân bị ngộ độc đã ổn rồi. Chúng tôi đã cử cán bộ kiểm tra, lấy mẫu các nguồn nước từ hộ gia đình đến đầu nguồn (bể chứa nước dùng chung của tòa chung) để đi xét nghiệm", ông Hoàng Thế Tùng nói.
Rau sống là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt (Ảnh minh họa: N.Phương).
Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh vì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.
Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước rửa rau quả, máy sục được quảng cáo có thể loại bỏ nhanh được các hóa chất độc hại trên bề mặt. Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu…
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây chỉ là các chất hoạt động bề mặt để lôi kéo toàn bộ các chất bẩn bám trên bề mặt rau, củ, quả như bụi bẩn, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu…
Tuy nhiên, đối với các chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… đã bám sâu vào rau quả thì không một loại chất rửa rau quả nào có thể tẩy sạch.
Nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion… thì chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn, chứ không có khả năng tẩy rửa. Còn nếu sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa thì sẽ gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe.
Rửa rau thế nào cho sạch?
Để đảm bảo rau sạch, bạn cần nhặt lấy phần ăn được rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng khuyên đối với rau củ quả, con đường duy nhất làm sạch là rửa.
Đầu tiên loại bỏ các loại rau dập nát. Với rau bị dập nát nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật chúng sẽ ngấm vào các tế bào bị dập nát nhanh hơn rất nhiều so với tế bào nguyên vẹn.
Vì thế, bạn cần cắt bỏ phần dập nát, cắt gốc, cắt rễ sau đó ngâm vào trong nước lạnh một khoảng thời gian nhất định (khoảng 5-10 phút). Nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật thì chúng sẽ được tan dần ra.
Sau đó, thay nhiều lần nước, nguyên tắc là phải rửa nhiều nước, rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý những khe cuống lá… để tách chất bẩn (không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu nếu có). Rửa vài ba nước, tránh rửa sơ sơ, ào ào nghĩ là sạch. Cuối cùng chúng ta nên rửa dưới vòi nước chảy.
Trong quá trình rửa cần cố gắng tránh làm cho rau bị dập nát tiếp.
Chuyên gia cũng lưu ý, các loại rau dạng củ (củ cải, su hào, cà rốt, khoai tây) bao giờ cũng sạch hơn rau có lá. Trong các loại rau dạng lá, rau trồng ở trên cạn thường sạch hơn rau ở dưới nước (rau cần, rau cải xoong…).
最新评论