Kinh doanh

Vì sao chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường mà không gồm bánh, kẹo?

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-01-17 03:00:42 我要评论(0)

Tổng tiêu thụ đồ uống có đường tăng 420% trong 15 nămDự kiến tháng 10,ìsaochỉápthuếđốivớiđồuốngcóđườbrighton đấu với wolvesbrighton đấu với wolves、、

Tổng tiêu thụ đồ uống có đường tăng 420% trong 15 năm

Dự kiến tháng 10,ìsaochỉápthuếđốivớiđồuốngcóđườngmàkhônggồmbánhkẹbrighton đấu với wolves dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được đưa ra lấy ý kiến Quốc Hội và thông qua vào tháng 5/2025. Trong đó, ngoài việc tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá, rượu bia, dự thảo cũng đưa thêm nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Giống như rượu, bia, thuốc lá, tiêu thụ nước giải khát có đường đang có xu hướng ngày càng tăng cao. 

Tại hội thảo ngày 20/9 do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội, Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết,  tổng tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam, giai đoạn 2009-2023, đã tăng từ 1,59 tỷ lít lên 6,67 tỷ lít, đạt tỷ lệ tăng 420%.

Tiêu thụ nước ngọt bình quân đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18,5 lít/người lên 66,5 lít/người, tăng 350%.

Vì sao chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường mà không gồm bánh, kẹo? - 1

Tổng tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng rất nhanh, 420% trong 15 năm (Ảnh: BTC).

Thạc sĩ Lâm cũng chỉ ra một loạt bệnh liên quan đến việc sử dụng thường xuyên đồ uống có đường. Đó là thừa cân, béo phì, tiểu đường túyp 2, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, sâu răng, gút…

"Tỷ lệ thừa cân béo phì và tiểu đường túyp 2 đang tăng nhanh ở Việt Nam. Tỷ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành đã tăng gần gấp đôi từ 4,1% lên 7,1% từ năm 2015 tới năm 2021. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% lên 19% chỉ trong vòng 10 năm (2010-2020)", Thạc sĩ Lâm phân tích. 

Vì thế, việc áp thuế nước giải khát có đường nhằm giảm tiêu dùng sản phẩm có hại cho sức khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong. Áp thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng tăng giá bán, từ đó giảm sử dụng, giảm nguy cơ bệnh tật, tử vong, qua đó bảo vệ sức khỏe người dân.

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đưa ra mức thuế suất 10% trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Theo tính toán với mức thuế suất này chỉ làm tăng 5% giá bán lẻ. 

Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng, mức tăng giá bán lẻ như vậy là không đáng kể, chưa đủ để tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Ví dụ, sản phẩm nước giải khát đang có giá 10.000 đồng/chai sau khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt có giá bán là 10.500 đồng/chai. 

Trong khi đó, WHO khuyến cáo để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, giá bán lẻ đồ uống có đường cần phải tăng 20% trở lên, tương đương với thuế suất tiêu thụ đặc biệt trên giá xuất xưởng, nhập khẩu phải là 40%.

Vì thế, Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình).

Vì sao cần phải áp thuế với nước giải khát có đường?

Nhiều ý kiến cho rằng tại sao chỉ áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường mà không áp thuế với các sản phẩm khác như bánh, kẹo… cũng có đường. 

Về vấn đề này, PGS.TS Trương Thị Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), cho biết, lý do chọn nước giải khát có đường vì nó đóng góp tới 25% lượng đường tự do tiêu thụ ở người lớn và 40% lượng đường tự do tiêu thụ ở thanh thiếu niên. 

Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng, có những khu vực có tới 25% người dân tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá khuyến nghị. Trong đó, đóng góp của đồ uống có đường rất lớn. 

Vì sao chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường mà không gồm bánh, kẹo? - 2

PGS.TS Trương Thị Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) (Ảnh: N.P).

"Với các sản phẩm khác như trà chanh vỉa hè, bánh ngọt…, chúng ta đang tiếp tục truyền thông để người dân hạn chế sử dụng, hạn chế ăn đồ ngọt…

Chính phủ dùng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, với các lĩnh vực khác việc thực hiện phải có lộ trình, dần dần đưa các mặt hàng vào chịu thuế", PGS Mai nói. 

Bên cạnh đó, không giống như đường ở dạng rắn (như đường trong bánh, kẹo, socola…), đường dạng lỏng (như trong nước giải khát, đồ uống có đường) có hại nhiều hơn với cơ thể. 

Đường dạng lỏng được dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách mà cơ thể phản ứng với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng vào một cách không kiểm soát dẫn tới dư thừa năng lượng. 

Đường dạng lỏng được dung nạp nhanh do được gan hấp thụ nhanh hơn so với đường dạng rắn và làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến insulin, cholesterol và các chất chuyển hóa gây tăng huyết áp và viêm nhiễm.

Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2, bệnh tim mạch, sâu răng, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan…

"Đồ uống có đường cung cấp lượng calo rỗng, nghĩa là chứa lượng calo cao nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Nó kích thích cảm giác thèm ăn các thức ăn ngọt, nhiều carbohydrate và làm gia tăng cảm giác đói, giảm ngưỡng cảm giác no từ đó làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể", PGS Mai phân tích. 

Đa số đồ uống có đường được thêm vào đường fructose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể và gia tăng tình trạng thừa cân béo phì. 

Ngoài ra, áp thuế với đồ uống có đường cũng không làm giảm việc làm. Lý do, thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường làm tăng giá bán lẻ dẫn đến giảm tiêu dùng các loại sản phẩm này nhưng tăng sức mua với các loại đồ uống lành mạnh thay thế.

Vì sao chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường mà không gồm bánh, kẹo? - 3

Điều này sẽ tạo ra các việc làm thay thế. Đồng thời, bù đắp cho việc giảm doanh thu của đồ uống có đường. 

Tại Việt Nam, việc áp thuế đồ uống có đường là phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo ước tính, việc áp thuế cho đồ uống có đường có thể làm gia tăng ngân sách từ 5.300 đến 17.350 tỷ đồng tùy theo cơ chế thuế và mức thuế suất. 

WHO khuyến cáo nên tiêu thụ dưới 25gr đường tự do mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, 1 lon nước ngọt có ga 330ml cung cấp khoảng 35gr đường, cao hơn 10gr so với mức khuyến nghị, 1 chai nước cam ép 455ml cung cấp khoảng 61gr đường, cao gấp 2,5 lần so với mức khuyến nghị.

Như vậy, chỉ với 1 chai (hoặc 1 lon) đồ uống có đường được tiêu thụ 1 ngày đã là quá mức tiêu thụ khuyến nghị chưa kể lượng đường tiêu thụ từ các loại thực phẩm khác có chứa đường.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Lệ Đình Thâm - tổng tài nghìn tỷ vừa mới trở về sau chuyến công tác, đã nghe được tin dữ. Anh lập tức chạy đến tang lễ, nhào đế bên quan tài của cô gái, đưa tay nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt xinh đẹp của cô. Anh ấy không hiểu tại sao, người mà anh ấy yêu nhất, trong chớp mắt lại thành ra như vậy. Tổng tài bất chấp sự ngăn cản của mọi người ôm lấy thi thể của cô gái rời đi.

"Nè! Cậu thể làm như vậy được."

"Lệ tổng anh không thể làm như vậy. Lệ tổng, Lệ tổng."

Nhưng vệ sĩ của của anh đã ngăn cản mọi người, không cho họ cản trở anh mang thi thể của cô đi. Anh đã cho người đi điều, bắt tất cả những kẻ đã hại chết cô, quỳ trước thi thể của cô, và để cho bọn họ nếm trải nổi đau đến tột cùng. Sau đó, anh đã tự tay giết hết những kẻ đó. Anh đi đến nằm bên cạnh thi thể của cô, tự kết liễu đời mình. Trước khi chết anh nhìn người nằm bên cạnh mà mỉm cười nói:

"Hy Hy anh sẽ đi cùng em, em sẽ không còn thấy cô đơn nữa."

Nhưng anh lại không hề hay biết từ lúc anh mang thi thể của cô rời đi, thì linh hồn của cô vẫn luôn đi theo sau anh, và cũng đã chứng kiến thấy tất cả mọi thứ mà anh đã làm cho mình. Lúc này cô mới nhận ra rằng, chàng trai mà ngày xưa mình xem thường nhất lại chính là người yêu mình sâu đậm nhất.

"Hy Hy! Mau tỉnh lại đi"

"Con gái mau tỉnh lại đi."

Cô gái đột nhiên sặc nước rồi bật dậy, mở mắt ra thì nhìn thấy cha mẹ và anh trai đã mất đều ở bên cạnh mình. Còn chưa kịp hiểu đã có chuyện gì xảy ra thì cô lại nhìn thấy người đàn ông đã khiến cô vô cùng đau khổ ở kiếp trước, còn có cô em họ đã thông đồng với anh ta làm điều ác, hại chết cả gia đình của cô.

Cô còn gái duy nhất của Mộ gia - Mộ Tiểu Hy. Cô được tất cả mọi người trong gia đình nuông chiều từ bé. Hôm nay là sinh nhật lần thứ 18 của cô, cô lại bị rơi xuống nước. Nếu không nhờ có người cứu có thể cô đã mất mạng rồi.

Vẫn còn chìm mãi trong suy nghĩ, người đã cứu cô trong hồ nước. Cô phát hiện cách đí không xa, bóng dáng người đàn ông đã chết cùng cô ở kiếp trước, cô ấy vội vàng đứng dậy và chạy đi tìm.

Mọi người nhìn thấy cô chạy đi cũng lo lắng gọi với theo.

"Hy Hy, con đi đâu vậy?"

"Hy Hy, em muốn đi đâu?"

Tuy nhiên lúc cô đuổi đến lại không có ai ở đây cả, vì mới vừa tỉnh nên cơ thể lúc này cơ thể yếu ớt của cô đã không còn chóng đỡ nổi mà ngã xuống. Ngay sau đó, một đôi chân nam giới đã xuất hiện trước mặt cô. Cô ngước mắt lên nhìn là người đàn ông đó, anh lạnh lùng nói:

"Tôi sẽ gọi người đến giúp cô."

Cô vội ôm lấy chân anh nói: "Khoan đã, khoan đã! Không cần đâu. Chẳng phải anh cũng có thể giúp được sao? Làm phiền anh có thể kéo tôi lên được không? Hay là anh không thể bế tôi nổi sao?"

Cô lại nhớ đến kiếp trước khi anh bế cô rời đi khỏi tang lễ chẳng phải là rất là thành thục hay sao? Bây giờ lại tỏ ra ghét bỏ cô như vậy.

Lệ Đình Thâm cuối người cô lên và hỏi:

"Mộ tiểu thư muốn đi đâu?"

Lúc này cô lại nghĩ, [ Lại còn một câu Mộ tiểu thư, hai câu cũng Mộ tiểu thư. Nghe thật là xa lạ, không phải lúc đứng trước thi thể của mình vẫn còn một câu Hy Nhi, hai câu Hy Nhi sao? Bây giờ lại tỏ ra không quen biết mình.] Hai người mắt đối với nhau được một lúc thì cô mới lên tiếng.

"Tôi muốn về phòng."

Lúc này anh trai cô cũng đuổi đến, lại nhìn thấy Lệ Đình Thâm đang bế em gái mình, liền đi đến.

"Hy Hy! Sao em lại ở đây?"

Mộ Tiểu Hy: "Không có gì, vừa rồi lúc em đi dạo thì bị ngã, Mộ tổng đã giúp em."

" alt="Truyện Sự Trả Thù Của Lệ Phu Nhân" width="90" height="59"/>

Truyện Sự Trả Thù Của Lệ Phu Nhân