Nhận định, soi kèo Arema FC vs Persib Bandung, 15h30 ngày 24/1: Cứ ngỡ ngon ăn
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn
Ông Năm kể, trước đây gia đình ông trồng cây ăn trái nhưng thu nhập không cao. Đầu những năm 1980, nhận thấy các tỉnh thành có nhu cầu cây xanh để chỉnh trang đô thị, ông Năm quyết định phá vườn trái để trồng cây cảnh.
"Tôi chọn sanh, si vì loại cây này sức sống tốt, nhanh chóng tạo bóng mát. Đúng như dự đoán, khi tôi vừa có hàng thì khách từ các tỉnh thành miền Đông hỏi mua rất nhiều", ông Năm chia sẻ.
Ông Năm nhớ có một khoảng thời gian ông liên tục được các công ty cây xanh khắp nơi mời đi giao lưu, tư vấn cách trồng cây. Thời gian đó hàng ông làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Chỉ sau mấy năm chuyển nghề, lão nghệ nhân đã mua thêm 4ha đất để trồng cây nguyên liệu.
Khi thị trường cây công trình có dấu hiệu cạnh tranh, ông Năm lại chuyển sang làm kiểng hình, kiểng thú với những cây cảnh khổng lồ.
"Hầu hết nhà vườn chỉ làm cây kiểng kích thước ngang ngửa con người, tôi chọn làm những sản phẩm cao đến vài ba mét, thậm chí 7-8m. Khách chuộng lắm, nhất là các khách sạn, khu du lịch. Thị trường khi ấy gần như có mình tôi bán, không ai cạnh tranh", ông Năm cho biết.
Để có hàng khủng, ông Năm phải tìm cách ép những cành si, sanh mọc thẳng tắp cao đến 9m, nhưng chỉ lớn bằng cổ tay để dễ uốn nắn. Cây trồng nhiều năm mới dùng được. Uốn nắn được sản phẩm đẹp cũng không đơn giản nên dù đã truyền nghề cho nhiều thợ nhưng chưa ai khiến Năm ưng ý.
"Kiểng lớn chỉ cần lệch chút là ai cũng thấy ngay nên làm phải rất tỉ mỉ, con nào bụng thon phải thon, con nào bụng phệ phải phệ", ông Năm giảng giải.
Theo ông Năm, bộ 12 con giáp là những sản phẩm khó làm nhất trong ngành hàng kiểng thú vì nhiều kích cỡ, nhiều chi tiết to nhỏ. Trong đó, kiểng hình rồng dễ làm nhất vì nghệ nhân tưởng tượng linh vật đó ra sao cũng không ai cãi được. Còn tạo hình trâu, chó, chỉ cần nét mặt không đúng, dáng bụng không đúng ai cũng nhận ra ngay, nên làm rất khó.
Sản phẩm đắt giá nhất lão nghệ nhân từng bán là cặp rồng dài hơn 20m, trị giá 80 triệu đồng. Tuy nhiên hầu hết hàng của ông Năm đều chỉ có giá dao động quanh mức 10 triệu đồng, đều làm theo đơn đặt hàng trước.
Không chỉ bán cho mối hàng trong nước, hàng năm lão nghệ nhân còn xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm sang Úc, Singapore, Campuchia. Có những cây cảnh yêu cầu kỹ thuật cao, ông Năm bay tới tận nơi để chính tay hoàn thiện sản phẩm trong vườn nhà khách.
Để đáp ứng thị hiếu và dễ dàng vận chuyển, ông Năm đang áp dụng cách tạo tác cây cảnh từ modun lắp ghép. Một sản phẩm sẽ được chia thành nhiều phần, chỉ được ráp lại với nhau khi đã được đặt trong vườn của khách. Nhờ cách làm này, ông Năm từng thi công một nhà đón khách kèm hành lang tản bộ bằng cây xanh dài hơn 200m cho một khu du lịch.
Ông Năm cho biết, vườn kiểng của ông hiện sử dụng 20 lao động địa phương. Riêng tiền công thợ mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Thời gian trước dịch Covid-19, mỗi năm lão nghệ nhân bán trên 3 tỷ đồng tiền hàng. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên doanh thu cũng có phần chững lại.
Đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày lão nghệ nhân vẫn ra vườn uốn cây cùng đội thợ. Công việc của ông chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Con trai út của ông đang được hướng dẫn để tiếp quản nghề của cha.
" alt="Lão nông kiếm tiền tỷ sau cú "bẻ lái" phá vườn trái cây trồng... kiểng thú" />Hình ảnh bên trái lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày nay cho rằng bức tượng con hàu được dựng ở Quảng Ninh. Hình ảnh bên phải là bức tượng con hàu kèm thông tin dựng ở Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình).
Vị lãnh đạo UBND TP Uông Bí cho biết, qua rà soát, hình ảnh bức tượng con hàu nói trên không phải được dựng ở địa phương này.
Cũng theo vị lãnh đạo, qua xác minh ban đầu, hình ảnh bức tượng con hàu đang lan truyền trên mạng xã hội là ở thị trấn Thường Xuân (Trung Quốc). Nơi đây được mệnh danh là "thị trấn hàu" bởi địa phương này có đặc sản hàu kích thước lớn.
" alt="Thực hư bức tượng "con hàu" ở Quảng Ninh" />Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trao Quyết định điều động, bổ nhiệm cho ông Đậu Minh Thanh (Ảnh: Bộ Xây dựng).
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, việc bổ nhiệm này nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo của HUD.
Trước đó, vào tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Cụ thể, theo Quyết định số 959/QĐ-TTg, ông Nguyễn Việt Hùng - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) - được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ông Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng
" alt="Ông Đậu Minh Thanh làm Chủ tịch HUD" />Mới đây, trang chủ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thông báo Chủ tịch Gary Gensler sẽ từ chức vào ngày 20/1/2025. Thông tin này lập tức gây chấn động trong cộng đồng tiền số khiến giá bitcoin tăng vọt.
Ông Gensler được xem là "kẻ thù không đội trời chung" của bitcoin nói riêng và cộng đồng tiền số nói chung tại SEC. Trong nhiệm kỳ của mình, ông nhấn mạnh thông điệp: "Thị trường tiền số đầy rẫy những kẻ lừa đảo, kẻ gian lận".
Ông Gensler cũng giữ lập trường cứng rắn với tiền điện tử. Từ năm 2021, Chủ tịch SEC đã khơi mào hơn 100 vụ kiện với các công ty trong ngành.
Ông là người dẫn đầu cuộc "đàn áp tiền số" với các vụ phạt BlockFi, Coinbase, Kraken. Nhà sáng lập Binance Changpeng Zhao cũng bị bỏ tù sau vụ kiện của SEC.
Hồi tháng 7, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, Tổng thống Donald Trump cũng đã nói rằng sẽ sa thải Gensler trong ngày đầu quay lại Nhà Trắng.
Ngoài ra, tin đồn cho thấy Tổng thống Trump đang cân nhắc tạo một vị trí mới tại Nhà Trắng chuyên về chính sách tiền điện tử. Những tín hiệu tích cực này góp phần giúp bitcoin tăng giá gấp đôi trong năm nay và tăng 40% kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
"Nhìn lại các đợt biến động có quy mô tương tự trước đây, bitcoin thường rơi vào giai đoạn tích lũy, hoặc bỏ qua tín hiệu quá mua khi các nhà đầu tư đổ xô vào", ông Rob Ginsberg, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Wolfe Research, nhận định trong báo cáo.
Ông nhận định rằng đây có thể là khởi đầu của một đợt tăng giá mới, khác với các giai đoạn tích lũy thông thường. Với mức tăng ấn tượng 130% từ đầu năm đến nay, bitcoin đang tiến gần đến ngưỡng tâm lý quan trọng 100.000 USD.
" alt="Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ từ chức, bitcoin vượt 99.000 USD" />Du lịch thường là cách nhiều nhân sự gen Z lựa chọn để xả hơi, nạp năng lượng, lấy tinh thần tiếp tục công việc sau kỳ nghỉ.
Nguyễn Mạnh Cường (23 tuổi, sinh viên kiến trúc tại Đà Nẵng) cho biết, bản thân luôn muốn được trải nghiệm cảm giác đi tàu hỏa từ Đà Nẵng ra Huế du lịch. Nghỉ lễ 5 ngày, Mạnh Cường cùng bạn bè đã lập nhóm, thực hiện kế hoạch này.
"Theo kế hoạch đã bàn trước, khi tới nơi, tụi mình sẽ đi ăn bún bò Huế, rồi tham quan một số địa điểm nổi tiếng như Chùa Thiên Mụ, Cung An Định. Sau đó sẽ về home (cơ sở lưu trú tại nhà dân) để nhận phòng, nghỉ ngơi một chút, tối lại "lên đồ" đi dạo ở cầu Trường Tiền và khám phá phố đi bộ", Mạnh Cường hào hứng nói.
Mạnh Cường học năm cuối nên sau kỳ nghỉ lễ sẽ tập trung cho luận văn tốt nghiệp. Vây nên đây là chuyến du lịch cuối của đời sinh viên trước khi bạn bè mỗi người một nơi.
Xu hướng ngược lại, không ít gen Z chỉ muốn dành ngày nghỉ ở nhà, ở trong phòng phòng, tận hưởng cuộc sống bằng cách ngủ thỏa thích, sống chậm lại. Không đi chơi, vừa đỡ phải chịu cảnh chen lấn mà có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và có thể tranh thủ làm thêm cho kịp tiến độ công việc.
Trần Thanh Tùng (26 tuổi, nhân viên IT tại thành phố Đà Nẵng) chia sẻ, sẽ không ra đường vào dịp lễ này. Anh cho biết, do cơ địa rất dễ đổ mồ hôi, nên việc đi tham quan hay chờ kẹt xe dưới cái nắng gay gắt của mùa hè luôn khiến anh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
"Do tính chất của công việc, tôi có thể linh động thời gian cũng như chỗ làm. Không nhất thiết cứ phải lên công ty, lễ ra cà phê hay ở nhà mở điều hòa chạy deadline (hoàn thành công việc trước hạn chót) cũng là một điều không tệ", Thanh Tùng chia sẻ
Còn Nguyễn Thái Hoàng (25 tuổi) chọn đi du lịch tại chỗ. "Tôi mới chuyển tới Đà Nẵng sinh sống và làm việc, nên tính dịp nghỉ lễ này dành thời gian để khám phá thành phố chứ không đi nơi khác nữa", Thái Hoàng nói.
Anh dành 1 ngày để đi dạo biển Mỹ Khê, sau đó ăn những món như bánh canh ruộng hoặc cháo chờ Nam Ô và tham quan các bảo tàng... Những ngày còn lại, Hoàng trở lại văn phòng tiếp tục công việc.
Thái Hoàng bộc bạch: "Tôi nghĩ bản thân đang ở thành phố đáng sống rồi, cần gì phải đi đâu xa xôi nữa, cứ ở lại đây thư giãn thôi. Tôi thực sự đã trải nghiệm đủ và ngán lắm cảnh chen lấn trong biển người khi đi du lịch các năm trước rồi".
Những người "đi xa để trở về"
Kỳ nghỉ lễ cũng là dịp không ít người trẻ lựa chọn về quê thăm gia đình, bạn bè. Mặc cho thế giới ngoài kia đổ xô đi du lịch, với họ về nhà là lựa chọn bình an nhất.
Nguyễn Liên Hà (25 tuổi, quê Nghệ An) hiện làm việc tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) kể: "Từ Tết tới giờ do bận rộn công việc nên tôi chưa có cơ hội về nhà. Với tôi, dù ngoài kia có bao nhiêu phiền muộn hay căng thẳng, khi về với bố mẹ là những stress ấy đều sẽ tan biến đi".
"Cũng chỉ có 5 ngày nên tôi định làm một chuyến food tour (thưởng thức ẩm thực) ở chính quê hương mình. Nghệ An có rất nhiều món ăn ngon như xôi, bánh mướt, cháo lươn… Phải tranh thủ để thưởng thức chứ đi xa rồi, rất ít nơi làm những món này chuẩn vị như ở quê mình", Hà hào hứng.
Hai năm nay, Trần Trúc Linh (20 tuổi, nhân viên tiệm cắt tóc) chưa từng nghĩ sẽ đi du lịch vào dịp lễ. Học xong cấp 3 Linh đã bắt đầu với cuộc sống mưu sinh xa quê nên mỗi khi có kỳ nghỉ dài ngày, cô gái luôn lựa chọn về lại Quảng Nam để được ở bên gia đình.
"Về quê giúp tôi tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, còn có thể tranh thủ phụ giúp công việc nhà, đỡ đần phần nào cho cha mẹ", Linh tâm niệm.
Dù mỗi người sẽ có những dự định, lựa chọn khác nhau nhưng kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày là điều các nhân sự trẻ đều ngóng chờ. Đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, thoát khỏi những bộn bề mỗi ngày... trước khi trở lại với cuộc sống thường nhật.
Việt Hằng
" alt="Nhân sự trẻ, nghỉ lễ là thêm chút thời gian... "cày deadline"" />Giá rao bán đất tại một số khu vực ven vành đai 4 tiếp tục tăng giá (Ảnh: Dương Tâm).
Tại huyện Mê Linh (TP Hà Nội), các khu vực Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa... nơi có đường vành đai 4 chạy qua, giá đất tại mặt đường lớn có giá dao động 40-55 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20% so với đầu năm. Đất nền tại các ngõ ô tô có thể di chuyển có giá dao động 22-25 triệu đồng/m2, tăng gần 20% so với đầu năm.
Anh Nguyễn Văn Cao - môi giới bất động sản tại huyện Sóc Sơn và Mê Linh - cho biết, từ đầu năm nhiều nhà đầu tư đã tìm về khu vực để mua đất với mục tiêu nắm giữ 2-3 năm. Điều này khiến giá đất đã tăng khoảng 20-30% so với đầu năm.
Khoảng 2 tháng trở lại đây, các nhà đầu tư vẫn tìm về để tìm mua đất nhưng than rất khó thanh khoản. Hiện tại, giá đất tại huyện Mê Linh và Sóc Sơn cũng đã cao. Do đó, nhà đầu tư đa phần vẫn trong trạng thái thăm dò.
"Mặc dù thanh khoản không còn tốt nhưng các chủ đất vẫn kỳ vọng rất cao, do đó giá rao bán vẫn tiếp tục được đẩy lên cao. Số ít chủ đất đã mua từ lâu, đến nay lãi nhiều họ sẵn sàng hạ giá để bán nhanh", anh nói.
Chuyên gia: Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước khi mua
Trao đổi với phóng viên Dân trí,ông Lê Đình Chung - chuyên gia bất động sản - cho rằng, thời gian qua giá đất ven vành đai 4 đã tăng rất cao. Về dài hạn khi đường vành đai 4 hoàn thành giá có thể sẽ tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, việc triển khai tuyến đường này mang tính dài hạn, không thể có lãi ngay khi mua. Do đó, nếu mua nhà đầu tư cần xác định nắm giữ lâu dài.
Bên cạnh đó, cùng là đất ven vành đai 4 nhưng không phải khu vực nào cũng sẽ tăng giá, mà còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Vậy nên, trước khi xuống tiền nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ về mặt quy hoạch, pháp lý của thửa đất, tiến độ triển khai xây dựng và lịch sử giá của mảnh đất để tránh là người cuối cùng.
"Sẽ có hiện tượng các cò đất không chuyên tại địa phương đồn thổi những thông tin không đúng sự thật nhằm đẩy giá. Do đó, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước khi xuống tiền", ông khuyên.
TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - nhận định, hạ tầng giao thông được xây dựng mới, mở rộng có thể đem lại giá trị lớn cho thị trường bất động sản lân cận. Theo đó, nhiều nhóm đầu cơ cũng lợi dụng các thông tin quy hoạch, triển khai dự án để đẩy giá bán.
Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án hạ tầng giao thông này phải mang tính dài hạn. Hơn nữa, các khu vực ven đường vành đai 4 giá đất đã có nhiều lần tăng giá lên mức cao. Do đó, trước khi xuống tiền nhà đầu tư, người mua cần tìm hiểu kỹ về lịch sử giá và tiến độ triển khai đường Vành đai 4 để tránh mua hớ.
" alt="Giá rao bán đất nền ăn theo vành đai 4 lại tăng" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01
- ·Bỏ việc ở phố về quê nuôi con "siêu đẻ", 9X bán 3 triệu quả trứng mỗi năm
- ·Nhà ở xã hội cần sự chung tay của "4 nhà"
- ·Sau buổi gặp Tổng Bí thư, công nhân hăng say sản xuất, doanh thu vượt 160%
- ·Soi kèo góc MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
- ·Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu tối đa 5 năm đối phó già hóa dân số
- ·Điều gì khiến giá xăng giảm 2 phiên liên tục?
- ·Lương, thưởng trong DN có vốn nhà nước thay đổi theo cải cách tiền lương
- ·Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
- ·Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?
Mới đây, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) đã đấu giá 20 lô đất (LK01 và LK02), thuộc Dự án Hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tiền Yên - xứ đồng Lòng Khúc.
Kết quả, sau 9 tiếng tổ chức với 12 vòng đấu, lô đất trúng giá cao nhất là 103,3 triệu đồng/m2, gấp 14 lần so với khởi điểm. Được biết lô đất trúng giá cao nhất có diện tích 145,5m2, như vậy tổng giá trị là 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lô trúng thấp nhất có giá 85,3 triệu đồng/m2, gấp 11,6 lần so với khởi điểm.
Mặc dù giá trúng cao nhất của phiên đấu giá lần này đã hạ nhiệt hơn so với mức hơn 133 triệu đồng/m2 của phiên đấu giá ngày 19/8 nhưng nhiều người cho rằng mức giá vẫn cao. Sau khi có kết quả, nhiều lô đất trúng đấu giá tiếp tục được rao bán trên thị trường với giá chênh từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/lô.
Trong vai nhà đầu tư có nhu cầu mua đất, phóng viên Dân tríliên hệ với môi giới nhận tên Mai. Người này giới thiệu, một lô đất có diện tích hơn 89m2 được trúng với giá 97,3 triệu đồng/m2, tương đương 8,7 tỷ đồng. Hiện chủ đất cần bán lại với mức giá chênh 300 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu khách hàng thiện chí vào tiền ngay sẽ giảm giá chênh xuống còn 200 triệu đồng.
Anh Quân, một môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức, nói trong giỏ hàng đã có hơn 10 lô đất trúng đấu giá phiên ngày 4/11. Mức giá chênh của các lô đất phổ biến từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Đơn cử, một lô đất có diện tích 89,6m2 có giá trúng 91,3 triệu đồng/m2, tương đương gần 8,2 tỷ đồng. Chủ đất đang muốn bán chênh khoảng 500 triệu đồng. "Bán lô đất này gần như tôi không có công. Nếu như anh thấy hợp lý, xuống tiền được thì cho anh em xin thêm ít tiền cà phê", môi giới này nói.
Người này tiết lộ, vì có mối quan hệ thân thiết nên nhà đầu tư tin tưởng gửi bán. Nếu khách mua sẽ gặp trực tiếp chủ đất để ký hợp đồng. "Phiên ngày 19/8 giá cao ngất ngưởng, phiên đấu giá vừa rồi giá đã hạ nhiệt. Nếu như mua được đợt này coi như lợi hơn nhiều so với những người đấu giá trước đó. Ngày 11/11, huyện Hoài Đức sẽ đấu giá tiếp, lúc đó có khi giá trúng còn tăng", môi giới chào mời.
Cũng theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, ở phiên đấu giá vừa qua không còn tình trạng "cò" đất dựng lều, kê bàn rầm rộ rao bán chênh như phiên đấu giá ngày 19/8. Hoạt động rao bán chênh cũng đã được tổ chức kín kẽ hơn.
Chuyên gia: Phải mạnh tay hơn với các trường hợp trúng đấu giá nhưng "sang tay" ngay
Thực tế, việc các lô đất trúng đấu giá được rao bán chênh ngay không phải hiếm trên thị trường. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu, hoàn thiện các quy định liên quan đến đấu giá đất đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, theo hướng tăng tiền đặt cọc, xác định giá đất khởi điểm đem đấu sát tình hình thực tế khu vực, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, hạn chế người tham gia đấu giá với mục đích đầu cơ...
TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng giá đất tại các phiên đấu giá tiếp tục tăng cao bởi nhu cầu về bất động sản lớn. Đồng thời, nhà đầu tư cần các sản phẩm đảm bảo về pháp lý, có tiềm năng tăng trưởng rõ ràng như đất đấu giá.
Thực tế, tại các khu vực như Hoài Đức hay Hà Đông, tiềm năng phát triển đô thị cùng với sự phát triển hạ tầng tạo ra kỳ vọng rất lớn cho nhà đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao để sở hữu các sản phẩm có số lượng không nhiều này, dù mức giá ấy có thể vượt xa giá trị thực tế của lô đất.
Ngoài ra, với kỳ vọng rằng đất đai sẽ tiếp tục tăng giá trong tương lai, những người mua có thể chấp nhận mức giá cao hơn rất nhiều so với định giá thông thường.
Theo ông Đính, thậm chí, một số người sẵn sàng bất chấp rủi ro, hoàn thành nghĩa vụ trong cuộc đấu giá để hợp thức hóa mức giá trúng với mục đích "thổi giá", tạo mặt bằng giá "ảo" để làm căn cứ để đẩy mức giá của các lô đất có liên quan nhằm trục lợi.
Để đảm bảo quá trình đấu giá giảm thiểu tối đa các trường hợp đầu cơ, thổi giá, ông cho rằng các đơn vị tổ chức đấu giá cần rà soát chặt chẽ, đảm bảo mọi quy trình, thủ tục đấu giá tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần theo sát từng động thái của những cuộc đấu giá để có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bất ổn. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có biện pháp mạnh tay hơn với các trường hợp trúng đấu giá nhưng "sang tay" ngay trong thời gian ngắn.
" alt=""Cò" đất lại rao chênh đất đấu giá huyện Hoài Đức tới 500 triệu đồng/lô" />Gần đây, vaccine sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động là một phần trong giải pháp tổng thể phòng chống sốt xuất huyết. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt vẫn cần được duy trì ngay cả khi đã tiêm chủng.
Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong những tháng cuối năm, Sở Y tế TPHCM đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã thực hiện điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.
Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để đưa ra hướng xử lý kịp thời và hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng cần được đồng thời thực hiện.
Song song đó, các UBND quận, huyện, phường xã cần tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động như: loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.
Ngành giáo dục cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, không để tồn tại vật chứa nước phát sinh lăng quăng, muỗi; thực hiện các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.
Sở Y tế lưu ý các sở, ban ngành, trong mỗi hoạt động cần có đánh giá tác động đến môi trường xung quanh và nguy cơ phát sinh dịch bệnh, để từ đó có biện pháp giải quyết căn cơ.
Và điều quan trọng là mỗi cá nhân, gia đình cần chủ động tìm, loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Khi có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Trên bình diện khu vực phía Nam, theo số liệu giám sát của Viện Pasteur TPHCM, số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 45 là 44.980 ca, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm 2023.
" alt="TPHCM tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết, đã có 1 trường hợp tử vong" />Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Tùng Vy).
Trong đó, thành phố Việt Trìsẽ tiến hành nhập toàn bộ phường Vân Cơ vào phường Nông Trang, mang tên mới là phường Nông Trang, có diện tích tự nhiên 2,87km2 và quy mô dân số 29.196 người.
Nhập toàn bộ phường Bến Gót vào phường Thọ Sơn. Sau khi nhập, phường Thọ Sơn có diện tích tự nhiên 4,16km2 và quy mô dân số 13.403 người.
Thành phố Việt Trì sẽ có 20 đơn vị hành chính cấp xã (11 phường và 9 xã) sau khi sắp xếp xong.
Tại huyện Đoan Hùng, Phú Thọ sẽ thực hiện nhập toàn bộ xã Minh Phú và xã Vụ Quang vào xã Chân Mộng. Xã Chân Mộng sẽ có diện tích tự nhiên 35,75 km2 và quy mô dân số 14.530 người.
Nhập toàn bộ xã Minh Tiến và xã Tiêu Sơn vào xã Yên Kiện. Xã Yên Kiện mới có diện tích tự nhiên 29,58 km2, quy mô dân số 14.324 người.
Nhập toàn bộ xã Vân Đồn vào xã Hùng Long thành xã Hùng Long có diện tích tự nhiên 24,53km2, quy mô dân số 9.340 người.
Nhập toàn bộ xã Vân Du vào xã Chí Đám thành xã Chí Đám có diện tích tự nhiên 21,5km2 và quy mô dân số 15.623 người.
Nhập toàn bộ xã Minh Lương vào xã Bằng Doãn để thành lập xã Bằng Doãn có diện tích tự nhiên 27,27km2, quy mô dân số 6.981 người.
Nhập toàn bộ xã Sóc Đăng vào thị trấn Đoan Hùng - có diện tích tự nhiên 11,68km2, quy mô dân số 12.773 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Đoan Hùng có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và một thị trấn.
Tại huyện Cẩm Khê, thành lập xã Minh Thắng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Tuy Lộc, xã Ngô Xá và xã Thụy Liễu. Sau khi thành lập, xã Minh Thắng có diện tích tự nhiên 18,90km2, quy mô dân số 21.170 người.
Thành lập xã Phong Thịnh trên cơ sở nhập toàn bộ xã Cấp Dẫn, xã Xương Thịnh và xã Sơn Tình. Xã mới có diện tích tự nhiên 22,35km2, quy mô dân số 14.610 người.
Thành lập xã Nhật Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ xã Phú Lạc, xã Chương Xá và xã Văn Khúc. Xã mới có diện tích tự nhiên 21,45 km2, quy mô dân số 13.697 người.
Nhập toàn bộ xã Tạ Xá, xã Yên Tập vào xã Phú Khê, có diện tích tự nhiên 20,66km2, quy mô dân số 17.886 người.
Sau khi sắp xếp như trên, huyện Cẩm Khê có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và một thị trấn.
Ngoài ra, Phú Thọ sẽ thành lập thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Sơntrên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 20,87 km2 và quy mô dân số 7.755 người của xã Tân Phú.
Khi đó, huyện Tân Sơn sẽ có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và một thị trấn.
" alt="Danh sách các phường, xã ở Phú Thọ sẽ tiến hành sáp nhập" />Tổng thể dự án Trường Đại học Hoa Lư xây dựng từ năm 2007 đến nay (Ảnh: Thái Bá).
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh, dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư là dự án trọng tâm của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã luôn quan tâm, chỉ đạo thường xuyên; đây cũng là công trình được lựa chọn chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ông Ngọc yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh (chủ đầu tư dự án) phải xây dựng tiến độ chi tiết, cụ thể đối với từng hạng mục công trình; chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực, nhân lực, tăng ca, tăng kíp, tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục với nhiều mũi, tổ đội, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tống Đức Long, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết, tiến độ thực hiện giá trị khối lượng hoàn thành gói thầu xây lắp dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đến nay ước đạt trên 65%. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phấn đấu đến hết năm 2024 đạt trên 75% tổng giá trị hợp đồng.
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư có giá trị 770 tỷ đồng (sau nhiều lần điều chỉnh quyết định đầu tư) đang dần được hồi sinh. Các hạng mục như: Nhà hiệu bộ 9 tầng; Giảng đường A, B (4 tầng); Thư viện - Y tế - Nhà ăn (2 tầng); Nhà hội trường (3 tầng); Nhà thi đấu; Nhà xưởng thực hành... đang dần hiện rõ hình hài.
Trên tổng diện tích đất 17,3ha xây dựng dự án tại xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình nhiều tháng qua đã hiện rõ màu sơn lót của các tòa nhà cao tầng, không còn màu rêu mốc, cỏ dại mọc um tùm, bỏ hoang hóa như nhiều năm trước. Trên công trường, tiếng máy móc thi công nhộn nhịp, tiếng công nhân nói cười rộn vang khắp công trình.
Anh Mai Văn Điệp chia sẻ: "Gần 2 thập kỷ dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư "trùm mền" dẫn đến khu đất trở nên hoang hóa. Xung quanh khu vực này, do dự án trường đại học chưa rõ ngày về đích nên các hộ dân mua đất cũng không đến sinh sống, khiến toàn bộ một vùng đất rộng lớn của thành phố bị bỏ hoang, cảnh tượng đìu hiu, ảm đạm mười mấy năm trời".
Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư năm 2007. Trường đại học Hoa Lư được giao làm chủ đầu tư dự án với số vốn khoảng 1.300 tỷ đồng. Dự án triển khai xây dựng đến năm 2014 thì dừng thi công do không được cấp vốn.
Điều đáng nói là thời điểm này, UBND tỉnh Ninh Bình lại có quyết định điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư chỉ còn hơn 400 tỷ đồng. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý vì nhiều hạng mục của dự án đang thi công dở dang, với số vốn đó không thể quyết toán và hoàn thành công trình.
Năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án. UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều hội nghị để tháo gỡ sự bất hợp lý của việc điều chỉnh cắt nguồn vốn và quy mô dự án.
Sau khi thống nhất các phương án và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung và cho triển khai xây dựng tiếp dự án. Theo quyết định, dự án Trường Đại học Hoa Lư sau khi điều chỉnh có tổng mức đầu tư là 770 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các sở, ngành, cơ quan chuyên môn tham mưu bố trí đủ nguồn vốn để dự án triển khai thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.
" alt="Dự án trường đại học "đắp chiếu" gần 2 thập kỷ sắp hồi sinh?" />
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Tỷ phú giàu thứ 2 châu Á bị truy tố tại Mỹ
- ·5 bí kíp giúp lựa chọn màu sắc phù hợp cho phòng ngủ
- ·Tên lửa tầm bắn 5.800km Nga lần đầu tấn công vào Ukraine
- ·Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
- ·CĐV Hà Lan phản đối dữ dội, yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủ
- ·Đỉnh Fansipan xuất hiện băng
- ·Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm"
- ·Nhận định, soi kèo Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1: Chích chòe bay cao
- ·Tiền mất hút trên thị trường chứng khoán