Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern: Một cái đầu lạnh và một trái tim nóng
Từ khi lên nhậm chức vào cuối năm 2017,ủtướngNewZealandJacindaArdernMộtcáiđầulạnhvàmộttráitimnómancity bà Ardern đã nhiều lần phủ sóng truyền thông phương Tây bằng những hình ảnh mà người ta không thường thấy ở một nguyên thủ quốc gia.
Hình ảnh bà Ardern được chiếu lên tòa nhà cao nhất thế giới. |
Jacinda Ardern là ai?
Là người đứng đầu đảng Lao Động New Zealand, bà Ardern chính thức trở thành thủ tướng thứ 40 của quốc gia này vào tháng 10/2017, sau khi đảng đối lập đồng ý lập liên minh và đưa bà lên vị trí cầm quyền cao nhất. Bà Ardern trở thành nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới, nhậm chức khi mới chỉ 37 tuổi.
Quan điểm chính trị & chính sách
Bà Ardern tự miêu tả mình là một người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ, có quan điểm chính trị cấp tiến ôn hòa, và một người đấu tranh cho nữ quyền. Về chính sách nhập cư, bà kêu gọi giảm tỉ lệ cho phép nhập cư vì lí do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được với mức tăng dân số. Tuy nhiên, bà lại mong muốn tăng số lượng người tị nạn New Zealand nhận vào mỗi năm.
Về những vấn đề xã hội, bà Ardern là người ủng hộ hôn nhân đồng tính, và muốn hợp pháp hóa quyền phá thai. Bà phản đối kết án hình sự những người sử dụng cần sa và hứa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc hợp pháp hóa cần sa trong nhiệm kì đầu tiên làm thủ tướng. Đầu năm 2018, bà Ardern trở thành thủ tướng New Zealand đầu tiên tham gia vào một cuộc diễu hành của người đồng tính và chuyển giới.
Bà Ardern đi diễu hành cùng người đồng tính và chuyển giới. |
Ngoài ra, bà Ardern ủng hộ chính sách phi hạt nhân của New Zealand và rất tích cực trong các hành động chống biến đổi khí hậu.
Gia đình nhỏ đáng ngưỡng mộ
Tháng 6/2018, Jacinda Ardern trở thành nguyên thủ quốc gia thứ hai trên thế giới, và đầu tiên của New Zealand, sinh con trong lúc đương chức. Con gái bà, Neve, được sinh ra tại bệnh viện thành phố Auckland vào 21/6/2018.
Tháng 9/2018, bà Ardern lại một lại một lần nữa trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới khi trở thành lãnh đạo đầu tiên đưa cô con gái ba tháng tuổi đến một phiên họp của Đại hội đồng LHQ.
Những hình ảnh của bé gái Neve trong vòng tay bố khi bà Ardern phát biểu trước hội đồng LHQ đã gây bão trên mạng xã hội, không chỉ vì sự đáng yêu của chúng, mà còn như một biểu tượng cho sự đấu tranh vì quyền phụ nữ. Bà Ardern có lẽ cũng đã muốn gửi đi một thông điệp rằng phụ nữ hoàn toàn có thể có được thành công trong sự nghiệp mà vẫn xây dựng được một gia đình hạnh phúc.
Bạn trai và con gái bà Ardern trong phiên họp của Hội đồng LHQ |
“Tôi có khả năng đưa con đi làm, không có nhiều nơi cho phép bạn làm điều đó”, bà Ardern đã nói trong một buổi tọa đàm của UNICEF. “Những gì chúng ta có thể làm là tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ bằng cách cho họ những môi trường làm việc linh hoạt nhất.”
Ngoài ra, người bạn đời của bà Ardern, người dẫn chương trình Clarke Gayford cũng đã nghỉ làm để ở nhà làm nội trợ và chăm sóc bé Neve toàn thời gian. Đáng chú ý, bà Ardern và ông Gayford chưa hề kết hôn, một lần nữa cho thấy nét “không truyền thống” trong con người và lối sống của bà Ardern. Nhưng không cần phải tuân theo những giá trị bảo thủ truyền thống, gia đình nhỏ của bà Ardern cũng khiến hàng triệu người phải ngưỡng mộ khi hình ảnh của họ được phát đi trên toàn thế giới.
"Đầu lạnh, Tim nóng" trước thảm họa
Ngày 15/3 vừa qua, 50 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát ở hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, phía nam New Zealand. Trong tuyên bố phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia, bà Ardern nhận được những lời tán dương khi ngay lập tức gọi đây là một “cuộc tấn công khủng bố”, mặc dù nghi phạm là một người da trắng.
Đây là một điều khá hi hữu khi trước đó, sau rất nhiều các cuộc thảm sát quy mô lớn có động cơ từ chủ nghĩa dân tộc cực hữu, truyền thông và ngay cả lãnh đạo của nhiều quốc gia đã không dám dán nhãn “khủng bố” lên những kẻ gây án là người da trắng, thay vào đó sẽ dùng những từ như “tâm thần”, “rối loạn nhân cách” hay “kẻ gây án độc lập” để miêu tả hung phạm.
Bà Ardern trong cuộc họp báo sau vụ xả súng ở Christchurch. |
Những ngày sau vụ thảm sát tàn khốc, hình ảnh của bà Ardern liên tục phủ sóng truyền thông thế giới. Hình ảnh bà trong chiếc khăn trùm đầu, ôm chặt an ủi gia đình các nạn nhân với đôi mắt nhắm nghiền, hay khuôn mặt trầm tư đầy đau xót khi lắng nghe trong buổi họp của cộng đồng người Hồi Giáo ở Christchurch, đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Một người lãnh đạo với trái tim nhân ái và biết cách thể hiện tình cảm với người dân thay vì những hình ảnh cứng rắn, gai góc, là một thứ người ta không còn thấy nhiều ở các nguyên thủ quốc gia. Ban biên tập của tờ New York Times đã đăng bài viết với tựa đề: “Nước Mỹ xứng đáng có một lãnh đạo tốt như Jacinda Ardern.”
Thậm chí, trong những ngày qua, đã có những bàn tán về việc đưa bà Ardern vào danh sách đề nghị trao giải Nobel Hòa Bình và rất nhiều lời kiến nghị được mở ra để thu thập chữ kí giúp đưa bà vào danh sách cao quý này.
Những cái ôm đầy xúc động của bà Ardern với gia đình nạn nhân vụ xả súng. |
Rơm rớm nước mắt trước gia đình nạn nhân, nhưng khi trở lại công việc, bà Ardern đã không ngần ngại thể hiện sự cứng rắn của mình. Ngày 19/3, một lần nữa cái tên Jacinda Ardern có mặt trên các headline khi bà thề sẽ không bao giờ gọi tên kẻ khủng bố trong vụ thảm sát. Trong bài phát biểu trước quốc hội, bà nói: “Anh ta có thể đã muốn có tiếng tăm, nhưng ở New Zealand chúng ta sẽ không cho anh ta thứ gì hết, ngay cả tên của anh ta.“Anh ta là một tên khủng bố. Một tội phạm. Một kẻ cực đoạn. Nhưng khi tôi phát biểu, anh ta sẽ luôn vô danh”, bà Ardern nói với giọng đầy đanh thép. Thay vào đó, bà đã gọi tên và tôn vinh những người vô tội thiệt mạng trong vụ thảm sát.
Bà Ardern phát biểu trước Quốc Hội sau vụ xả súng. |
“Cái đầu lạnh” của bà Ardern còn được khẳng định mạnh mẽ hơn khi chỉ 24 giờ sau vụ xả súng, bà cam kết sẽ thay đổi luật vũ khí ở New Zealand.Và bà đã làm được điều này chỉ 72 giờ sau vụ thảm sát mà theo bà là đã “mãi mãi thay đổi lịch sử đất nước”. Nội các của bà Ardern đã đồng ý thông qua luật cấm tất cả các loại súng trường tấn công và súng trường bán tự động kiểu quân sự, có hiệu lực bắt đầu từ giữa tháng 4. Một lần nữa, cả thế giới đã phải ngả mũ thán phục New Zealand và bà Ardern vì những hành động quyết liệt, thể hiện sự quan tâm chân thành đến các nạn nhân và an toàn của người dân nói chung. Ngay lập tức, đã có hàng loạt những so sánh được đưa ra với Mỹ, đất nước mà các cuộc xả súng đẫm máu diễn ra thường xuyên nhưng chỉ được đáp lại bằng những lời “chia buồn và cầu nguyện” từ các nhà chức trách.
Lời kết
Chỉ mới mười tháng trước, Jacinda Ardern còn bị gọi là “một đứa con gái ngu xuẩn” bởi một thành viên của Quốc Hội. Kể từ khi lên nhậm chức, đã có rất nhiều nghi ngờ và chỉ trích hướng đến bà, khi trở thành nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới. Ngay cả việc tách đoàn tùy tùng đi riêng khi đưa chồng con đến LHQ để giành thời gian bên con nhiều hơn, bà cũng bị chỉ trích với lí do tiêu tốn ngân sách quốc gia.
Việc bà Jacinda sinh con khi đương chức cũng tăng thêm những nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của bà.Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng điều này xuất phát từ những suy nghĩ phân biệt giới tính vẫn ngầm hiện hữu trong chính trị thế giới nói chung và ở New Zealand nói riêng. Khi phụ nữ đảm nhận các chức vụ cao, vẫn luôn có những nghi ngờ với căn cứ không thỏa đáng về khả năng cầm quyền của họ.
Bà Ardern lắng nghe trong buổi gặp mặt của cộng đồng người Hồi Giáo ở Christchurch. |
Tuy nhiên, những gì bà Jacinda Ardern đã và đang làm được, là ngày càng khẳng định được khả năng lãnh đạo của mình. Bà làm điều đó bằng một trái tim nóng, từ tình yêu thương và sự quan tâm chân thành đến người dân New Zealand. Bà cũng được lòng người dân khi thể hiện một hình ảnh gần gũi, bình dị với gia đình nhỏ của mình. Mặt khác, khi đối mặt với thử thách trong công việc và những đối thủ lăm lăm hạ bệ mình, bà Ardern lại thể hiện được cái đầu lạnh cần thiết của một chính trị gia và một nhà lãnh đạo. Nhìn vào Jacinda Ardern, người ta có niềm tin rất lớn vào New Zealand, đất nước nhỏ bé vốn bình yên, dù là ngay sau khi nó vừa trải qua một cơn địa chấn.
Linh Nguyễn
-
Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cáchNhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Odds BK, 0h00 ngày 20/7: Củng cố ngôi đầuSoi kèo phạt góc Vaasa vs Inter Turku, 22h ngày 19/5Nhận định, soi kèo SK Dynamo vs Sigma Olomouc, 22h00 ngày 20/7: Khó cho cửa dướiNhận định, soi kèo Đồng Tháp vs Bình Phước, 16h00 ngày 24/1: Tin vào kháchNhận định, soi kèo Talleres vs Newell's Old Boys, 5h30 ngày 16/12: Thắng và nuôi hy vọngNhận định, soi kèo U19 Campuchia vs U19 Indonesia, 19h30 ngày 20/7: Không thể ngăn cảnNhận định, soi kèo U19 Philippines vs U19 Đông Timor, 15h00 ngày 20/7: Nỗi đau kéo dàiNhận định, soi kèo Đồng Tháp vs Bình Phước, 16h00 ngày 24/1: Tin vào kháchSoi kèo phạt góc Hàn Quốc vs Brazil, 18h ngày 2/6
下一篇:Soi kèo phạt góc Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
- ·Siêu máy tính dự đoán Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
- ·Nhận định, soi kèo GKS Katowice vs Radomiak Radom, 19h45 ngày 20/7: Bất ngờ đầu mùa
- ·Nhận định, soi kèo Hvidovre vs HB Koge, 0h00 ngày 20/7: Lịch sử tái diễn
- ·Soi kèo phạt góc Bahrain vs Myanmar, 18h ngày 27/5
- ·Nhận định, soi kèo Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1: Chích chòe bay cao
- ·Đánh cược cả mạng sống để được làm phụ nữ
- ·Nhận định, soi kèo Racing CM vs Montevideo Wanderers, 22h30 ngày 20/7: Khó cho cửa trên
- ·Soi kèo phạt góc Nữ Myanmar vs Nữ Philippines, 16h00 ngày 21/5
- ·Nhận định, soi kèo Saint
- ·'Húng nhại: Hồi kết' dự báo đạt doanh thu cao ngất
- ·Soi kèo phạt góc U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan, 22h00 ngày 02/06
- ·Nhận định, soi kèo U19 Úc vs U19 Việt Nam, 15h00 ngày 21/7: Không có bất ngờ
- ·Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
- ·Soi kèo phạt góc Ấn Độ vs Jordan, 23h ngày 28/5
- ·Nhận định, soi kèo Slask Wroclaw vs Lechia Gdansk, 01h30 ngày 20/7: Ra quân ấn tượng
- ·Soi kèo phạt góc Shandong TaiShan vs Zhejiang, 19h ngày 3/6
- ·Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1: Đôi công hấp dẫn
- ·Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs FC Steaua Bucuresti, 01h30 ngày 20/7: Không có thêm bất ngờ
- ·Soi kèo phạt góc U23 Hàn Quốc vs U23 Malaysia, 20h ngày 2/6
- ·Tây Du Ký trình làng phiên bản 'lạ'
- ·Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bochum, 0h30 ngày 26/1: Khó có bất ngờ
- ·Soi kèo phạt góc Valencia vs Celta Vigo, 22h30 ngày 21/5
- ·Soi kèo phạt góc Malaysia vs Brunei, 20h ngày 27/5
- ·Nhận định, soi kèo Slask Wroclaw vs Lechia Gdansk, 01h30 ngày 20/7: Ra quân ấn tượng
- ·Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Ajax, 3h00 ngày 24/1: Tất cả vì top 8
- ·Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs FC Steaua Bucuresti, 01h30 ngày 20/7: Không có thêm bất ngờ
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
- ·Soi kèo phạt góc Sanfrecce Hiroshima vs Nagoya Grampus, 12h ngày 28/5
- ·Nhận định, soi kèo Aarhus vs Midtjylland, 23h00 ngày 19/7: Đối thủ yêu thích
- ·Nhận định, soi kèo Deportiva Once Caldas vs Rionegro Aguilas, 08h20 ngày 21/7: Nối dài mạch thắng
- ·Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Unirea Slobozia, 22h00 ngày 24/1: Tân binh có điểm
- ·Nhận định, soi kèo Hvidovre vs HB Koge, 0h00 ngày 20/7: Lịch sử tái diễn
- ·Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Odds BK, 0h00 ngày 20/7: Củng cố ngôi đầu
- ·Nhận định, soi kèo Bohemians 1905 vs Banik, 22h00 ngày 20/7: Đối thủ khó chịu
- ·Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1
- ·Soi kèo phạt góc Orenburg vs Ufa, 21h30 ngày 25/5