Nhận định, soi kèo Jonsereds vs Hacken, 0h00 ngày 23/8
本文地址:http://web.tour-time.com/html/123c698960.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo AF Elbasani vs KF Tirana, 23h00 ngày 31/3: Chưa thể đột phá
Nokia chính thức công bố dòng điện thoại Nseries vào đầu năm 2005. Nếu như Nokia có Eseries với bàn phím QWERTY và những ứng dụng phục vụ cho công việc, thì Nseries lại trái ngược hoàn toàn và được sinh ra dành cho mục đích giải trí. N70, N90 và N91 là ba thiết bị Nseries đầu tiên được Nokia công bố vào thời điểm đó.
Những chiếc máy này sau đó đã gây được ấn tượng mạnh với người dùng, chủ yếu là nhờ thiết kế. N90 tập trung vào khả năng chụp ảnh, sở hữu thiết kế gập vỏ sò nhưng camera lại nằm ở phần bản lề, và camera và màn hình của nó đều có thể xoay theo ý người dùng. N91 lại tập trung về mảng nghe nhạc hơn, khi phím điều khiển nhạc thay thế cho phím T9 truyền thống, và người dùng sẽ trượt xuống thì phím T9 mới lộ ra.
Thời gian thấm thoát qua đi, Nokia tiếp tục ra mắt hàng loạt thiết bị Nseries. Rất nhiều trong số đó để lại ấn tượng trong người dùng và vẫn còn được nhớ đến ngày nay như N79, N86, N93, N95, N96. Đây cũng là những biểu tượng đánh dấu cho một thời kỳ huy hoàng của Nokia.
Tuy nhiên, ngày hôm nay chúng ta sẽ không hồi tưởng lại những "tháng năm rực rỡ" đó, mà lại là thời kỳ "đen tối" nhất của Nokia. Đó là năm 2011, đi kèm với chiếc Nokia N9. Đến đây, nhiều người sẽ tự hỏi rằng: kỷ niệm buồn thì chẳng ai muốn nhớ lại, tại sao lại hoài niệm về N9 làm gì? Đơn giản là vì N9 là chiếc máy N-series cuối cùng mà Nokia sản xuất, chứa đựng nhiều công nghệ của tương lai mà ngày nay iPhone X cũng còn phải học tập, và ngoài ra còn là một câu chuyện khiến cho nó trở nên thật sự đặc biệt.
N9 là trùm cuối Nseries, là chiếc smartphone đầu tiên chạy Meego, và cũng là chiếc smartphone cuối cùng chạy Meego
Nokia N9 chạy trên hệ điều hành Meego. Meego là sự kết hợp giữa Maemo (do Nokia phát triển) và Moblin (do Intel phát triển) và dựa trên nền tảng của Linux - tương tự như Android ngày nay.
Những phiên bản đầu tiên của Maemo thực chất đã xuất hiện từ 2005, tuy nhiên không phải trên những chiếc điện thoại mà là trên những chiếc "internet tablet" của Nokia. Mặc dù Maemo được đánh giá là rất tiên tiến, nhưng một trong những lý do Nokia không sử dụng nó trên điện thoại thực chất lại là kết quả từ một cuộc chiến nội bộ ngay trong công ty.
Thời điểm ấy, những con người phụ trách mảng phần mềm Symbian, cũng là những con người có tiếng nói và quyền lực trong Nokia, đã quyết định cắt tính năng điện thoại trên các sản phẩm chạy Maemo, cũng là tính năng quan trọng nhất và biến chúng trở thành một chiếc tablet mà chẳng ai muốn mua.
Bằng quyết định đó, đội ngũ phát triển Symbian đã có thể "giữ ghế" của mình lâu hơn một chút tại Nokia. Nhưng, chính suy nghĩ thiển cận này đã khiến cho Nokia không đủ sức chống chọi trước một cơn bão đang ập đến: iPhone.
Sau nhiều sản phẩm chạy Symbian S60 5th và Symbian^3 như 5800 XpressMusic, N97 hay N8, Nokia bắt đầu thấy tiềm năng của Symbian là không còn. Đến năm 2010, Nokia mới chính thức hợp tác với Intel để gộp Maemo và Moblin thành Meego, mong muốn đây trở thành hệ điều hành của Nokia trong tương lai.
Tưởng chừng đây là lúc Meego bắt đầu được cất cánh, nhưng không. Chỉ một năm sau đó, Nokia chính thức công bố thỏa thuận hợp tác với Microsoft để sử dụng Windows Phone cho các sản phẩm sau này và chính thức từ bỏ Meego. Đóng góp một phần không nhỏ trong quyết định này của Nokia đến từ CEO của hãng thời đó là Stephen Elop, cũng là cựu nhân viên Microsoft.
Mặc dù đoạn tuyệt với Meego, tuy nhiên Nokia N9 vẫn được ra mắt vào tháng 6/2011 và bán ra vào cuối năm đó. Đây sẽ là thiết bị đầu tiên và cũng là cuối cùng chạy trên nền tảng Meego. Lúc này, người dùng lâm vào một tình thế rất khó xử: Nokia N9 vào thời điểm ấy là chiếc máy tốt nhất của Nokia, nhưng chẳng mấy ai dám bỏ tiền mua vì họ biết rằng nó đã bị bỏ rơi.
Ra mắt từ 2011, nhưng Nokia N9 vẫn sở hữu nhiều yếu tố tương lai mà smartphone ngày nay cũng phải học tập
N9 ra mắt vào thời điểm mà smartphone màn hình cảm ứng đã trở thành xu thế, vậy nên Nokia cũng không còn có thể sử dụng những thiết kế "điên" như gập, trượt, xoay lật như các dòng máy Nseries trước nữa. Thế nhưng, N9 không hề tầm thường. Mặc dù cũng chỉ là một smartphone cảm ứng như bao chiếc máy khác, tuy nhiên N9 lại có những nét rất riêng và không ít trong số đó đã được các nhà sản xuất khác học tập và mang lên dòng sản phẩm của mình.
Nếu như thời ấy, những chiếc máy Android, Windows Phone hay thậm chí là cả iPhone đều yêu cầu phải có phím bấm vật lý để có thể vận hành, thì thao tác của Nokia N9 lại hoàn toàn thông qua cử chỉ. Người dùng sẽ hất lên để về màn hình chính và hất nhẹ hơn để truy cập nhanh các ứng dụng Điện thoại, Tin nhắn, Camera và Trình duyệt web. Meego là một trong những hệ điều hành đầu tiên hoạt động hoàn toàn bằng thao tác cử chỉ, và đó rõ ràng đã trở thành xu thế của smartphone ngày nay.
Nokia N9 sở hữu màn hình 3.9 inch, độ phân giải 480 x 854. Điểm đáng chú ý của màn hình này là việc nó sử dụng công nghệ OLED. Thời nay, chúng ta có thể thấy rất nhiều smartphone cao cấp sử dụng công nghệ này, nhưng ở thời của N9 thì đó quả là một điều hiếm hoi.
Công nghệ OLED không chỉ mang đến những ưu điểm về màu sắc hay độ tương phản, mà nó còn giúp cho N9 sở hữu tính năng Always-on Display (màn hình luôn bật). Chúng ta đã được thấy AOD trên nhiều mẫu máy của Samsung, tuy nhiên thực tế thì tính năng này đã được Nokia triển khai trên sản phẩm của mình từ nhiều năm trước. Ở màn hình này, người dùng có thể chạm hai lần (double tap) để mở khóa. Đây cũng là một tính năng mà không ít nhà sản xuất khác đã phải học tập.
Yểu mệnh, nhưng là một phần của lịch sử
Nokia N9 thật sự là một chiếc điện thoại "xấu số", khi nó chết ngay sau thời điểm chào đời. Nhiều người cho rằng nếu Meego được Nokia chọn thay vì Windows Phone, rất có thể Nokia sẽ không lâm vào tình cảnh bi đát đến nỗi "bán mình" trong những năm sau đó. Tuy nhiên, xét một cách thực tế, thời điểm mà Meego trình làng (2011) đã là quá muộn màng. iOS và Android đều đã quá mạnh và không còn chừa chỗ cho một cái tên thứ ba.
Dẫu thất bại, nhưng Nokia N9 vẫn là một chiếc máy rất đặc biệt. Nó là một chiếc điện thoại mang đầy tính tương lai, là cái kết cho dòng Nseries huyền thoại và cũng cho thấy những nỗ lực cuối cùng của Nokia, một Nokia thật sự đến từ Phần Lan, trước khi bị "đồng hóa" bởi Stephen Elop và Windows Phone.
Theo GenK
">Hoài niệm Nokia N9: Trùm cuối Nseries, nhiều tính năng mà iPhone X ngày nay cũng phải học tập
Có lẽ không chỉ người tiêu dùng là đối tượng duy nhất tỏ ra phấn khích trước thềm iPhone 2018 ra mắt mà các nhà mạng cũng đang ngóng chờ không kém sự xuất hiện của thế hệ flagship mới đến từ Apple, nhưng là theo hướng tiêu cực nhất. Theo Barron đưa tin, Apple rất có thể sẽ lần đầu tiên đưa chip eSIM vào sử dụng trên iPhone của năm nay.
Tất cả mọi điện thoại di động dù là feature phone hay smartphone và máy tính bảng phiên bản kết nối dữ liệu 4G đều phải sử dụng thẻ SIM. Ban đầu thẻ SIM có kích thước rất lớn, tương đương với một chiếc thẻ ATM, rồi sau đó theo tiến bộ công nghệ, nhà sản xuất đã thu nhỏ được kích thước thẻ SIM tới mức tối đa, trở thành micro SIM rồi nano SIM, tuy nhiên vẫn giữ lõi đồng vật lý và cơ chế hoạt động tương đương với thẻ SIM truyền thống.
eSIM, mặt khác, là công nghệ hoàn toàn mới được Google và Apple lần đầu áp dụng trên Google Pixel 2 và smartwatach Apple Watch 3. Về cơ bản, eSIM là một con chip được hàn vào bảng mạch điện thoại trước khi sản phẩm xuất xưởng. Nhờ đó eSIM cho phép loại bỏ được khe cắm SIM, eSIM có thể được lập trình qua giao thức không dây, thay vì yêu cầu người dùng phải tới tận cửa hàng mua SIM về sau đó cắt gọt rồi tháo khay ra lắp rất lằng nhằng.
">iPhone tiếp theo sẽ sử dụng eSIM?
Bản concept này được coi là ý tưởng chiếc iPhone đầu bảng ra mắt năm nay rất đáng trông đợi từ Apple.
Việc iPhone cao cấp nhất 2018 được trang bị thêm ống kính thứ 3 sẽ giúp chất lượng ảnh chụp tăng lên. Đây cũng là chiếc iPhone sở hữu màn hình lớn nhất trong lịch sử của Apple với tấm nền OLED kích thước lên tới 6,5 inch.
![]() |
Thông tin iPhone X Plus sở hữu hệ thống 3 camera khiến các fan Táo khuyết phát cuồng |
Huawei P20 Pro mới ra mắt cũng có hệ thống 3 ống kính. Hệ thống 3 camera này cũng được trông đợi sẽ xuất hiện trên iPhone X Plus sắp ra mắt bao gồm 1 camera chính có độ phân giải 12MP, 1 ống kính tele 12MP và 1 camera thứ ba có thể dùng để chụp ảnh đơn sắc hoặc hỗ trợ chụp ảnh góc rộng.
![]() |
iPhone X Plus sẽ ra mắt tháng 9 tới |
Sự kết hợp này mang lại hiệu suất tốt hơn khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, ảnh chụp chi tiết hơn nhờ khả năng zoom quang lên tới 3 hoặc 5x.
![]() |
iPhone X Plus là smartphone cao cấp nhất trong số 3 mẫu iPhone 2018 |
Trước đó, một bản vẽ tiết lộ iPhone X Plus được nhà phân tích Lu Jialin của công ty Deutsche Securities chia sẻ. Theo Lu Jialin, bộ 3 camera trên giúp người dùng có thể tạo ra được những bức ảnh 3D với chiếc iPhone mới.
H.N. (tổng hợp)
Một bản dựng mới được tiết lộ cho thấy iPhone X Plus có thể không khác nhiều so với iPhone X ra mắt năm ngoái, nhưng vẫn đầy sức hấp dẫn đối với các fan của Táo Khuyết.
">Hình ảnh iPhone X Plus với 3 camera sau khiến các fan phát cuồng
Soi kèo góc Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
Toàn xe toát lên vẻ trang nhã và sang trọng, rất phù hợp và tôn vinh cá tính người phụ nữ Á Đông. |
Sachs Amici 125 xe tay ga phong cách cổ điển quyến rũ
Fishkin thực hiện phân tích các số liệu này ngay sau sự kiện Google trả lời phiên điều trần Quốc hội Hoa Kỳ về việc cạnh tranh trên các thị trường kĩ thuật số, được công bố trước cuộc điều tra chống độc quyền của Bộ Tư pháp vào ngành công nghệ Mỹ.
Theo đó, trong một lá thư đề ngày 23/7, Google đã được yêu cầu giải thích vì sao chỉ có chưa tới 50% số lượt tìm kiếm thực hiện trên Google (cả máy tính và thiết bị di động) dẫn đến việc người dùng click vào vào các trang web không thuộc hệ thống của Google.
Lá thư này trích dẫn lại số liệu được Fishkin đăng tải hồi tháng 6/2019, trong đó cho thấy hơn 60% số lượt tìm kiếm Google từ các thiết bị di động không tạo ra lượt click nào đối với các trang web hiển thị trong mục kết quả tìm kiếm. Nếu tính cả số lượt tìm kiếm từ nền tảng desktop, thì số lượt tìm kiếm "không đem lại cú click nào" chiếm 48% tổng số truy vấn tìm kiếm tới Google.
Các "ô trích đoạn" nổi bật được Google hiển thị bằng cách lọc thông tin từ những trang web của bên thứ ba để trả lời truy vấn tìm kiếm của người dùng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc người dùng chỉ thực hiện tìm kiếm trên Google và không truy cập vào các trang web được liệt kê trong kết quả tìm kiếm. Lý do của việc này là bởi người dùng chẳng có lý do gì phải truy cập vào một trang web cụ thể nào đó nếu họ đã tìm được câu trả lời nhờ vào những "ô trích đoạn" nhỏ do Google cung cấp.
Google trả lời các nhà làm luật rằng nhiều chủ sở hữu trang web đã tối ưu hoá website của họ để cho phép Google truy cập vào các kết quả tìm kiếm, và rằng việc "ô trích đoạn" đã trả lời được những gì người dùng tìm kiếm không hẳn đã đồng nghĩa với việc người dùng sẽ không click vào trang web để xem thông tin đầy đủ. Ngoài ra, các chủ sở hữu trang web cũng có thể yêu cầu Google không sử dụng thông tin của họ để làm những "ô trích đoạn" dạng này nữa.
Fishkin cũng chỉ ra rằng khoảng 12% tổng số click từ các lượt tìm kiếm trỏ đến các trang web mà Google sở hữu như YouTube và Google Maps.
Fishkin cũng lập luận rằng Google hiện đang "độc chiếm" toàn bộ thị phần tìm kiếm web tại Mỹ. Mặc dù công ty phân tích web StatCounter cho biết thị phần tìm kiếm của Google tại Mỹ đạt 88%, nhưng Fishkin đã phản đối và cho rằng con số thực sự phải là 94% nếu tính cả các công cụ tìm kiếm bên trong những dịch vụ như Google Images, YouTube và Google Maps.
Ông cũng lưu ý về sự khác biệt căn bản giữa thị phần duyệt web desktop và di động, trong bối cảnh hơn nửa số truy vấn tìm kiếm hiện nay được thực hiện từ các trình duyệt di động.
Nếu cộng cả các lượt tìm kiếm từ thiết bị di động và máy tính truyền thống, thì vào tháng 1 năm 2016, số lượt tìm kiếm không tạo ra lượt click nào chiếm 44%, số lượt click "tự nhiên" đạt 54%, và số lượt click vào quảng cáo đạt 2%. Còn ở thời điểm hiện tại, các tỉ lệ trên hiện lần lượt là 50,33%, 42% và 4,42%.
Sự thay đổi trên chủ yếu đến từ các thiết bị di động; bởi lẽ thị phần của tìm kiếm desktop đối với mỗi dạng lượt click kể trên đã không thay đổi trong vòng 3 năm qua.
Ngược lại, vào tháng 1 năm 2016, nếu tính riêng các thiết bị di động, thì tỉ lệ số lượt tìm kiếm không tạo ra lượt click nào đạt 51%, số lượt click "tự nhiên" đạt 44%, và số lượt click vào quảng cáo chiếm 3%. Hiện tại, tính riêng thị phần di động, thì số lượt tìm kiếm không tạo ra lượt click nào chiếm 62%, số lượt click "tự nhiên" là 38%, và số lượt click vào quảng cáo chiếm 11%.
Quang Huy
">Quá nửa số lượt tìm kiếm Google không tạo ra lượt click thật cho các trang web: Vì sao lại như vậy?
Brin nói rằng lần đầu tiên ông quan tâm đến tiền ảo là khi cậu con trai của ông mong muốn có một chiếc PC chơi game.
"Khoảng 1-2 năm trước dây, con trai tôi nằng nặc đòi một máy tính chơi game. Tôi đã nói với con mình nếu có một chiếc máy như vậy, chúng ta nên đào tiền số. Sau đó cả hai đã thử và kiếm được vài đô là từ Ethereum", Brin nói.
Theo Brin, dù đang là giám đốc kỹ thuật Alphabet nhưng ông tiếp cận công nghệ blockchain khá muộn. Đồng thời ông thừa nhận mình không có nhiều hiểu biết về tiền điện tử nhưng vẫn nhìn thấy được tiềm năng "phi thường" của công nghệ này.
Theo tạp chí Forbes, tài sản ròng năm 2015 của Sergey Brin đang ở mức 34,4 tỷ USD. Brin có xuất thân khiêm tốn, yêu thể thao và các hoạt động từ thiện.
Theo Zing
">Sếp Google đào coin sau khi mua PC chơi game cho con
Cẩn trọng vì đã xuất hiện gian lận mã QR Pay
![]() |
Các đội xe lên đường tới Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam dưới cơn mưa trắng trời Hà Nội |
Hình ảnh nóng nhất cuộc đua xe offroad
Chùm xe sang giá 'mềm' cho giới thượng lưu
友情链接