当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Henan Professional FC vs Shanghai Port, 18h35 05/07: Khách lấn chủ 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Lyon vs Toulouse, 03h05 ngày 19/1: Khách gặp khắc tinh
Netflix, từng là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê DVD, vừa báo cáo tình hình kinh doanh hôm 16/4. Trong ba tháng đầu năm 2018, Neflix có thêm 7,41 triệu người dùng, trong đó 5,46 triệu người sống ngoài nước Mỹ, và có tổng số người đăng ký sử dụng Netflix là 125 triệu người. 125 triệu là con số kỳ diệu mà các nhà phân tích phố Wall bị ám ảnh là điều dễ hiểu. Netflix cho biết sẽ chi 7 - 8 tỷ USD vào nội dung ban đầu trong năm 2018. 7,6 tỷ USD là số tiền Pfizer chi cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới trong năm 2017.
Giá cổ phiếu Netflix tăng cao sau báo cáo doanh thu. Thước đo niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp là tỷ lệ P/E, tỷ lệ đo lường giá cổ phiếu hiện tại của công ty so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Google hiện đang ở mức 32, Microsoft là 28 và Facebook là 26. Theo tỷ lệ này, Netflix là một ngoại lệ, với mức P/E vượt quá 240. Nói cách khác, các nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược gấp chín lần vào Netflix so với Facebook hoặc Google cho mỗi USD mà bất kỳ công ty nào hiện đang kiếm được. Tại sao vậy?
Theo các học giả kinh doanh, "hiệu ứng mạng" là một điệp khúc phổ biến giải thích sự gia tăng của Facebook, Google, Uber, Airbnb và Alibaba. Trong mỗi trường hợp này, công ty đảm nhận vai trò "hai mặt", vừa tạo thuận lợi cho việc bán hàng về phía cung vừa tạo thuận lợi cho việc mua hàng ở phía cầu, để cho phép trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá trị của một nền tảng như vậy phụ thuộc phần lớn vào số lượng người dùng ở cả hai phía của sàn giao dịch. Tức là, càng có nhiều người sử dụng cùng một nền tảng, thì nền tảng đó càng trở nên hấp dẫn hơn – thu hút nhiều người sử dụng hơn nữa.
Do hiệu ứng mạng này, người dùng sẵn sàng trả nhiều hơn để có quyền truy cập vào mạng lớn hơn và do đó lợi nhuận của công ty sẽ cải thiện khi nền tảng người dùng phát triển. Đó là lý do tại sao Facebook bị ám ảnh bởi sự tăng trưởng. Đó cũng là lý do tại sao, khi Snapchat IPO vào tháng 3/2017, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày đã trở thành số liệu quan trọng nhất với các nhà đầu tư tiềm năng. Càng nhiều người tham gia trên Facebook hoặc Snapchat, các thương hiệu lớn, như Coca-Cola, Procter & Gamble và Nike lại sẵn sàng mua quảng cáo hơn. Một khi nền tảng đạt đến một kích thước nhất định, nó trở nên quá lớn, rất khó bị lật đổ.
Tuy nhiên, lý thuyết này quên mất một điều, đó là một nền tảng cũng có thể có các vấn đề xung đột lợi ích, một mối nguy hiểm đạo đức. Nền tảng truyền thông xã hội sẽ luôn được thúc đẩy để phục vụ tốt hơn lợi ích của nhà quảng cáo hơn là phục vụ lợi ích của người tiêu dùng, vì người tiêu dùng sử dụng nền tảng miễn phí và nền tảng cần tiền để tồn tại. Phần newsfeed dài vô tận của Facebook được thiết kế dù là trên một cái màn hình nhỏ xíu, song luôn khiến người dùng phải "dán mắt" vào. Video trên Facebook trung bình chỉ dài 24 giây đến 90 giây. Bất kỳ bài đăng nào vượt quá 400 ký tự sẽ bị cắt bớt trên màn hình. Khi được hỏi liệu Facebook có cho phép mọi người lựa chọn một nền tảng "không quảng cáo" dựa trên dữ liệu người dùng, Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg đã nói "không thể", trừ phi "họ trả tiền cho nền tảng". Rõ ràng, chúng ta không phải là khách hàng của Facebook, chúng ta chỉ là sản phẩm mà Facebook bán cho các nhà quảng cáo.
Tuy nhiên, một sản phẩm trả tiền hoặc một mô hình đăng ký đang chính là điều khiến Netflix có giá trị. Giám đốc điều hành Reed Hastings của Netflix nói rằng ông đã thành lập Netflix vì Blockbuster phạt ông 40 USD vì trả muộn khi thuê Apollo 13. Với Netflix, điều này không xảy ra vì Netflix thành lập vào tháng 4/1998, là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê DVD, người dùng không phải chi thêm phí nếu trả muộn. Đó là vào tháng 9/1999, Netflix ra dịch vụ thuê bao tháng, xóa bỏ mọi mức phí phạt trả muộn và mọi loại phí khác. Tuy nhiên, để cân bằng, Netflix đã phải xây dựng một thuật toán độc quyền, khảo sát khách hàng về sở thích của họ thông qua một cuộc khảo sát đơn giản. Hệ thống sẽ đề xuất các bộ phim hấp dẫn và có sẵn. Do đó, khách hàng không bị làm phiền vì hệ thống sẽ không hiển thị những phim nào đã hết hàng. Hệ thống quản lý hàng hóa này đã trở thành nền tảng cho bước nhảy chiến lược tiếp theo của Netflix, hướng tới một công ty chạy trên dữ liệu trong một danh mục dựa trên sở thích. Vào tháng 10/2006, Netflix đã trao giải thưởng trị giá 1.000.000 USD cho nhà phát triển đầu tiên đưa ra thuật toán đề xuất video có thể đánh bại thuật toán hiện tại của mình. Ba tháng sau, Netflix thông báo ra mắt video trực tuyến.
Tất cả điều này đặt Netflix vào vị trí thú vị nhất. Xếp hạng truyền hình truyền thống chỉ mang tính ước chừng. Mạng lưới truyền hình cáp có thể bật đèn xanh cho một thí điểm dựa trên truyền thống và trực giác. Ngược lại, thuật toán của Netflix có lợi thế biết rõ người dùng xem chương trình khi nào và ở đâu; biết rõ khi người dùng nhấn tạm dừng, tua lại hoặc tua đi; và xếp tất cả các hành vi đó vào các nhóm hành vi người dùng. Năm 2013, khi House of Cards ra mắt, Netflix đã lên hầu hết trang nhất các báo vì phát hành 13 tập phim do David Fincher sản xuất cùng một lúc. Công ty biết có rất nhiều người dùng đã xem phim của Fincher, The Social Network, từ đầu đến cuối. Phiên bản House of Cards của Anh được rất nhiều người xem. Và những người đã xem nó cũng sẽ xem những bộ phim khác của Fincher. Công ty đã có thể tự tin dự đoán hành vi người dùng giữa hàng ngàn người xem, những người sẽ ghiền hết toàn bộ loạt phim vào cuối tuần.
Đó là kỷ nguyên mới của phim truyền hình. Với HBO, Netflix Originals, và Amazon Prime, truyền hình theo yêu cầu đang theo phong cách phim Hollywood. Những gì Netflix đã chứng minh là một công thức lâu đời của các công ty công nghệ cao. Những công ty nhảy vọt về mặt dữ liệu và thuật toán có thể tự động hóa và ra những quyết định mà nếu là con người sẽ chỉ quyết định dựa trên trực giác. Nhưng Netflix cũng khác với những gã khổng lồ công nghệ khác ở chỗ hãng tạo ra một mô hình kinh doanh thúc đẩy sự chú ý bền vững. Nhóm nội dung của Netflix thu hút lượng dữ liệu khách hàng phong phú để sản xuất các chương trình hấp dẫn và lâu dài một cách tinh vi. Điều này cho phép Netflix tính phí thuê bao thay vì bán quảng cáo.
Thị trường tài chính có vẻ đánh giá cao mô hình thuê bao này. Đó là một câu chuyện đơn giản. Và đơn giản chính là sự tinh tế tối thượng.
" alt="Netflix giữ một “bí quyết kinh doanh” mà Google và Facebook không hề có"/>Netflix giữ một “bí quyết kinh doanh” mà Google và Facebook không hề có
Gã khổng lồ Internet nước Mỹ Google sở hữu trong tay công cụ tìm kiếm với hàng trăm triệu lượt truy vấn mỗi ngày. Không chỉ vậy, Google còn theo dõi và ghi lại nhất cử nhất động của người dùng. Số dữ liệu thu thập được từ bạn sẽ tiếp tục được bán cho bên nào ngã giá cao nhất.
Một cuộc điều tra gần đây tiết lộ, Google có trong tay một cuốn nhật ký khá chi tiết về lịch sử duyệt web, vị trí của người dùng. Hãy tưởng tượng xem, một công ty đã và đang theo dõi bạn trong nhiều năm qua, ngay cả khi bạn đang duyệt web ẩn danh, điều đó liệu có vui?
Chỉ trong vòng 1 năm, lượng dữ liệu duyệt web mà Google lưu trữ đủ để viết kín hơn nửa triệu trang giấy A4. Hãng cũng thu thập thông tin cá nhân từ email (thông qua Gmail), công cụ tìm kiếm Google Search, hệ thống GPS, bản đồ và cả YouTube.
Theo Wonderful Engineering, Google cũng theo dõi quá trình đăng nhập và đăng xuất của bạn. Công ty lưu trữ hỗ sơ người dùng ngay cả khi bạn rời công sở, theo dõi nơi bạn đến hay phương tiện di chuyển ra sao. Nếu tất cả số dữ liệu này được in ra và chất đống, chiều cao có thể lên tới 57m. Ước tính có khoảng 20 ngàn trang dữ liệu được thu thập từ một cá nhân trong suốt 2 tuần.
Nếu bạn chưa biết, Google sẽ làm gì với số dữ liệu khổng lồ mà họ thu thập được thì câu trả lời đơn giản là họ sẽ bán. Nhưng không phải bán cho tất cả các bên mà chỉ bán cho một bên khi thực sự được giá.
Google sử dụng tất cả dữ liệu thu thập được để xây dựng danh mục đầu tư quảng cáo liên quan đên sở thích của người dùng. Đó sẽ là cơ sở để Google và các đối tác chèn quảng cáo đích trên thiết bị di động và máy tính của người dùng.
Số tiền bán không gian quảng cáo cho các công ty khác giúp Google có một khoản thu không nhỏ. Tính riêng trong năm 2017, doanh thu từ quảng cáo của hãng đã đạt tới 27,27 tỷ USD, chiếm 24,5% trong tổng doanh thu 110 tỷ USD.
Nhiều người biết rằng, quảng cáo mà họ thấy khi duyệt web thực chất dựa vào lịch sử tìm kiếm của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công cụ giám sát bí mật người dùng của Google.
Chúng ta đang phụ thuộc vào hệ sinh thái dày đặc sản phẩm của Google, do đó thật khó để thoát khỏi sự kìm kẹp của hãng. Có điều ít ai nghĩ tới việc, chính họ đang trở thành "sản phẩm" của Google. Họ có trong tay gần như mọi dữ liệu duyệt web của bạn, các trang bạn đã xem ngay cả khi bật chế độ duyệt ẩn danh, hay các file bạn đã xóa khỏi dịch vụ lưu trữ Google Drive.
Lord Ashdown, cựu thành viên Đảng dân chủ tự do Mỹ từng lên tiếng yêu cầu Google phải có chính sách trả phí hàng năm cho người dùng trước khi thu thập dữ liệu từ họ.
Ashdown chia sẻ: "Tôi bị sốc và bàng hoàng khi Google đang xâm phạm quá sâu vào đời sống cá nhân của mỗi chúng ta…Tôi có hiểu biết về công nghệ mà cũng không thể nhận ra được điều này sớm hơn. Thật không thể tin được".
"Chúng ta được sử dụng dịch vụ miễn phí nhưng nó đang lấn tới một cách quá đà. Tôi muốn nói với Google rằng, bạn có thể lấy dữ liệu của tôi nhưng nếu bạn kiếm tiền từ nó, hãy chia sẻ lợi nhuận bạn kiếm được cho cả tôi nữa, bởi nó cũng giống như tài sản của tôi vậy",Ashdown nói thêm.
Khi được hỏi về những cáo buộc vi phạm quyền riêng tư, người phát ngôn của Google khẳng định:
"Quyền riêng tư và bảo mật của người dùng là điều quan trọng nhất, đó là lý do chúng tôi dành nhiều năm để tạo ra My Account, công cụ cho phép mọi người có thể hiểu và kiểm soát dữ liệu cá nhân trong hệ sinh thái của Google. Chúng tôi khuyến khích mọi người nên sử dụng My Account thường xuyên hơn. Đã có khoảng 3,8 triệu người tại V.Q Anh thực hiện điều đó vào năm ngoái. Dữ liệu của bạn giúp các dịch vụ như Google Maps hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Chúng sử dụng thông tin từ bạn để nhận diện tuyến đường và giúp bạn về nhà nhanh hơn".
Theo ước tính, 2,8% dung lượng lưu trữ của thế giới đang được sử dụng để "cất giữ" thông tin của 3 tỷ người dùng Google.
Gã khổng lồ Google đang làm những những điều giống như Facebook, thậm chí với quy mô đông đảo hơn nhiều lần so với mạng xã hội tỷ dân. Ngạc nhiên thay, không ai biết và cũng chẳng ai mảy may nhắc đến Google trong những câu hỏi liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân.
" alt="Google thu thập dữ liệu nhiều gấp 10 lần Facebook và bán với giá cao hơn"/>Google thu thập dữ liệu nhiều gấp 10 lần Facebook và bán với giá cao hơn
Vụ kiện này sẽ kéo dài những rắc rối pháp lý về quyền riêng tư mà Facebook có liên quan trong thời gian qua. Trước đó, công ty này bị cáo buộc đã để lộ thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng cho hãng môi giới dữ liệu Cambridge Analytica.
"Nhận diện khuôn mặt" là tính năng được người dùng sử dụng rất phổ biến trên Facebook. Ảnh: Storiesfollow. |
Trả lời về cáo buộc mới nhất, Facebook đưa ra tuyên bố "chúng tôi tin rằng bản án này không có giá trị và sẽ tự bảo vệ đến cùng". Trong khi luật sư bên nguyên đưa vẫn chưa đưa ra phản hồi.
" alt="Facebook tiếp tục bị kiện vì tính năng 'nhận diện khuôn mặt'"/>Facebook tiếp tục bị kiện vì tính năng 'nhận diện khuôn mặt'
Dự kiến Festival Huế 2018 quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam với 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ Việt Nam; cùng với 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Bỉ, Nga, Colombia, Australia... Tổng cộng có 1.296 nghệ sĩ trong đó có 388 nghệ sĩ quốc tế, 398 nghệ sĩ trong nước và 510 diễn viên không chuyên trong tỉnh tham gia biểu diễn 38 chương trình nghệ thuật ở các sân khấu trung tâm thành phố và các huyện thị trong tỉnh.
Tham gia Festival Huế 2018 là cơ hội để khách du lịch tìm hiểu, thăm thú và trải nghiệm những giá trị độc đáo của 5 Di sản đã được UNESCO công nhận: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2010), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Huế cùng với 9 tỉnh, thành phố miền Trung còn là đồng chủ sở hữu 1 di sản phi vật thể vừa mới được UNESCO công nhận vào tháng 12/2017 là nghệ thuật Bài Chòi.
Bên cạnh các chương trình chính, còn có các sự kiện, chương trình hưởng ứng Festival, các chương trình xã hội hóa, các hoạt động văn hóa cộng đồng. Mỗi kỳ Festival Huế, ngoài các chương trình biểu diễn nghệ thuật, càng về sau các chương trình hoạt động văn hóa cộng đồng, các hoạt động triển lãm, các hoạt động hưởng ứng phong phú do các tổ chức xã hội, các hội văn học nghệ thuật, kể cả cá nhân nghệ sĩ tự tổ chức ngày càng nhiều.
Thực sự có thể nói Festival Huế là một tổ hợp lễ hội chuyên đề trong một lễ hội lớn, công chúng và du khách có nhiều hoạt động để thưởng thức, để hòa mình vào không khí hội hè. Trên 37 hoạt động như thế sẽ diễn ra tại Festival Huế 2018.
Những ai quan tâm đến Festival Huế 2018 có thể nắm được lịch chương trình cơ bản như sau:
Lễ Khai mạc: 20h00 ngày 27/4/2018 tại Quảng trường Ngọ Môn.
Lễ Tế Giao: 03h00 ngày 27/4/2018 tại Đàn Nam Giao.
Chương trình nghệ thuật "Văn hiến Kinh kỳ": 19h15 - 21h15 ngày 28/4 & 30/4/2018 tại Đại Nội Huế.
Dạ tiệc Hoàng Cung: 18h00 - 19h30 ngày 27/4; 19h00 - 21h00 các ngày 28/4 - 1/5/2018 tại Duyệt Thị Đường - Đại Nội.
Lễ hội Đường phố "Sắc màu văn hóa": 16h00 các ngày 28/4 - 1/5/2018 trên các tuyến phố chính.
" alt="Hướng dẫn tra cứu lịch Festival Huế 2018 có những sự kiện gì, vào ngày nào"/>Hướng dẫn tra cứu lịch Festival Huế 2018 có những sự kiện gì, vào ngày nào
Trí thông minh nhân tạo càng ngày càng phát triển hơn (Ảnh: Shutterstock)
Vừa qua, Sundar Pichai – CEO của Google, đã trình diễn khả năng của AutoML trên sân khấu của Google I/O 2017 (hội nghị thường niên dành cho các lập trình viên được tổ chức bởi Google tại San Francisco, California).
"AutoML chọn một tập hợp các mạng neuron đơn giản làm tập mẫu, sau đó nó lấy một mạng neuron hoàn chỉnh và tiến hành chạy lặp đi lặp lại trên tập mẫu này, cho đến khi tạo thành một mạng neuron tốt nhất có thể" - Pichai giải thích.
Tiến trình này được gọi là “học tập tăng cường” (reinforcement learning). Máy tính có thể kết nối giữa các thử nghiệm và sai sót đi kèm với các phần thưởng tương ứng, giống như việc huấn luyện chó thực hiện động tác mới.
Quá trình này đòi hỏi một nguồn sức mạnh điện toán khổng lồ, tuy nhiên phần cứng của Google đã gần tới được giai đoạn phát triển mà một ANN có thể nghiên cứu một ANN khác.
Trước đây, cần đến cả một đội ngũ chuyên gia bao gồm các nhà khoa học, kĩ sư máy tính và rất nhiều thời gian để tạo ra được một ANN. Nhưng với AutoML, bất cứ ai am hiểu một chút về công nghệ đều có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống AI hoàn chỉnh, có thể thực hiện tất cả yêu cầu của người sử dụng.
"Chúng tôi hy vọng rằng AutoML sẽ sở hữu khả năng của các nhà khoa học hàng đầu hiện nay. Và chỉ trong vòng 3 đến 5 năm tiếp theo, hàng trăm ngàn lập trình viên có thể sử dụng công nghệ này để thiết kế các mạng neuron mới, tùy biến theo yêu cầu của họ." - Pichai viết trên blog của mình.
Học máy (machine learning) – làm cho máy tính có thể tự đưa ra quyết định của mình dựa trên lịch sử dữ liệu. Nó là một bước tiến trong việc phát triển AI, bao gồm 2 bước chính: đào tạo và suy luận.
" alt="Robot có thể tạo ra chính mình"/>