Đi Tây chữa hiếm muộn, vẫn quay về VN
Câu chuyện về đoạn trường đi chữa vô sinh, hiếm muộn… của những cặp vợ chồng không được “trời thương” có lẽ cũng đủ để viết được hẳn một… tiểu thuyết. Có bệnh vái tứ phương đã là lẽ đương nhiên, tốn kém tiền bạc, công sức, tâm lý bị stress, khủng hoảng trăm bề…, nhưng không phải gia đình nào cũng được toại nguyện. Có những vợ chồng trẻ còn vướng vào thế trận “thập diện mai phục’ của những kẻ lừa đảo với mục đích kiếm lời…
Hiếm muộn, vô sinh đang là nỗi lo của nhiều cặp vợ chồng trẻ. (Ảnh minh họa). |
Trường hợp của chị N.T.H (quê Nam Định) có lẽ là một trường hợp hy hữu. Anh chị cưới nhau hơn chục năm, 18 lần có mang nhưng không giữ được em bé. Ròng rã, triền miên đi “gõ cửa” không thiếu một bệnh viện lớn nào ở Việt Nam, “nghe hóng” được ở đâu có bà lang, bà mế chữa vô sinh, chị cũng khăn gói quả mướp đến…
Thế nhưng, trời vẫn chưa chiều lòng người. Rồi một lần, chị tình cờ được người ta “mách” đến bác sỹ Nguyễn Hữu Cần (Thạc sỹ - bác sỹ bệnh viện Phụ sản Trung ương; giảng viên Đại học Y Hà Nội). Tìm địa chỉ đến tận nơi để hỏi han tình hình, chị “đánh liều” vận may.
Thạc sỹ - bác sỹ Nguyễn Hữu Cần, giảng viên ĐH Y Hà Nội, bác sỹ sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương. |
Theo phác đồ điều trị của bác sỹ Cần, mấy tháng sau, anh chị có mang. Rồi, những lo lắng về hơn chục lần trước đây không giữ được thai nhi đè nặng lên cặp vợ chồng hiếm muộn… Cho đến tận ngày lâm bồn, sinh hạ được đứa con gái đầu lòng, chị H mới thở phào nhẹ nhõm.
Trường hợp của chị N.T.K (quê Thanh Hóa) lại là một câu chuyện khác. Trước đó mấy năm, anh chị đã từng đến phòng mạch của bác sỹ Cần, nhưng lần đó cũng chỉ ở mức đến để “tìm hiểu, nghe ngóng”.
Chị K có một dị vật nhỏ trong tử cung, phác đồ điều trị của những bệnh viện mà anh chị đến gõ cửa, hầu hết đều đưa phương án phải “mổ” hoặc dùng phương pháp nào đó để “đốt” xẹp dị vật đó đi, sau đó mới xử lý các công đoạn tiếp theo…
Sau lần “tìm hiểu, nghe ngóng” tại phòng mạch của bác sỹ Cần, hai năm sau chị K. mới lại quay trở lại.
Chồng chị K, sau này mới tâm sự thật với bác sỹ Cần: “Sau lần tìm hiểu thông tin từ phòng mạch bác sỹ Cần, anh chị đã lặn lội sang cả Singapore, Nhật Bản… - những nước có nền y học phát triển hàng đầu để điều trị, chữa bệnh, nhưng vẫn không thành công.
“Tiền chạy chữa của hai vợ chồng, tính ra cân nặng bằng với cân nặng của chị K. Bác sỹ Cần lúc đó bảo, nếu hai năm trước vợ chồng chị điều trị theo phương pháp của tôi, bây giờ anh chị đã có con mấy tuổi, mà không phải mất cả “núi tiền” như thế”.
Chị H., chị K. sau đó đã “rỉ tai”, mách bảo rất nhiều người khác có cùng hoàn cảnh như mình. Bây giờ, những cặp vợ chồng hiếm muộn được bác sỹ Cần chữa trị, đều đã có con bế, con bồng…
“Quần Jeans, quần chíp… cũng khiến vô sinh!”
25 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, là giảng viên của Đại học Y Hà Nội, Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Hữu Cần cho biết: ngoài những nguyên nhân chủ quan, cơ chế ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
“Tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn… ở các cặp vợ chồng không phải đến tận thời điểm này mới xuất hiện nhiều. Theo thống kê, tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn trên thế giới và Việt Nam nói chung từ trước đến nay ở mức 10%. Ngày nay, con số này có nhích lên một chút, khoảng 12 – 13%, tuy nhiên, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin khiến người ta cứ nghĩ, thời hiện đại tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn… chỉ ở thời hiện đại mới có. Thực tế không phải như vậy”.
Bác sỹ Cần phân tích: việc mặc quần bó, quần chật… cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Kiến thức về y học khiến nhiều cặp vợ chồng đã “tìm đến không đúng chỗ”, nhiều người theo sự mách bảo tìm đến các thầy lang, thầy thuốc không có nghiệp vụ, khiến việc chữa trị “lợn lành thành lợn què”…
Những trường hợp được bác sỹ Cần chữa trị, sau khi thành công, họ lại tiếp tục “mách bảo”, “rỉ tai’ cho những người cùng cảnh ngộ.
“Có những vùng, ở cùng một xã, tôi đã chữa trị cho cả chục trường hợp. Có những gia đình, tôi chữa trị cho cả hai thế hệ, cả mẹ rồi sau đó là con gái họ. Phương thức của tôi không có gì đặc biệt, nó dựa trên những kiến thức y học đã được thế giới đúc rút và thừa nhận.
Những người rơi vào trường hợp này, tâm lý chung họ thường giữ gìn, không muốn nhiều người biết. Việc đi chữa chạy nhiều khi cũng được giữ kín, cứ như “đi buôn bạc giả”. Họ nên nghe tư vấn từ nhiều chuyên gia trước khi quyết định chữa trị tại một cơ sở y tế, và cũng không nhất thiết phải “xuất ngoại” để chữa hiếm muộn, vô sinh” – bác sỹ Nguyễn Hữu Cần tâm sự.
An Nhiên
" alt=""/>Mang tiền tỷ sang Tây chữa hiếm muộn, vẫn quay về nhờ bác sỹ “nội”Phanh đĩa an toàn hơn phanh cơ là điều không thể bàn cãi nếu biết sử dụng đúng cách, nhưng đa số người sử dụng xe máy tại Việt Nam thường không nắm được cách sử dụng nên dẫn đến nhưng tai nạn đáng tiếc.
Phanh đĩa sẽ an toàn hơn nếu bạn biết cách sử dụng. |
Nguyên tắc hoạt động
Phanh đĩa có ưu điểm là giúp giảm bớt thời gian phanh so với phanh cơ. Hiện nay, phanh đĩa được trang bị thêm hệ thống chống bó cứng ABS nên càng trở nên an toàn và thông dụng hơn.
Nắm rõ nguyên tắc hoạt động của phanh đĩa. |
Quá trình khi sử dụng phanh sẽ biến đổi từ động năng thành nhiệt năng, qua đó kết hợp với ga giảm tốc độ xe.
Ngoài ra, phanh đĩa tạo lực phanh lớn nhờ ma sát của má phanh và đĩa phanh thông qua lực dẫn động của dầu phanh. Lực phanh được dẫn động từ tay phanh đến dầu phanh và tiếp đến là piston đẩy má phanh ép vào đĩa.
Kinh nghiệm phanh an toàn
Bóp phanh nhấn nhả tay để an toàn. |
Việc lái xe an toàn không chỉ dựa vào phanh là sẽ đảm bảo được mà cần phải tuân thủ tất cả những quy tắc khi điều khiển xe máy như: Nắm rõ quy tắc số xe ( đối với xe số), quan sát giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, sử dụng đèn tín hiệu.
Khi sử dụng phanh đĩa, người lái nên “nằm lòng” nguyên tắc “Phanh sau trước, phanh trước sau”. Khi bóp phanh sau trước sẽ giúp xe giảm tốc độ đáng kể, sau đó mới dùng phanh đĩa ở bánh trước xe sẽ dừng mà không bị đột ngột giúp an toàn cho người lái xe.
Khi bóp phanh trước không dùng hết lực để bóp cứng phanh lại mà chỉ dùng 2 ngón tay để tác động một lực vừa đủ để phanh không bị bó cứng (xe không có hệ thống ABS). Đồng thời, bóp phanh theo kiểu nhấn, nhả tay để không bị bó cứng giúp xe an toàn.
Trang bị cho mình những kiến thức trên sẽ giúp bạn an toàn trên mọi hành trình.
(Theo NĐT)
" alt=""/>Kinh nghiệm 'xương máu' khi sử dụng phanh đĩa xe máy