Trước khi có văn bản này, cộng đồng người khiếm thị đã dậy sóng vì có một video được cắt từ chương trình Gõ cửa thăm nhàtập 208, đăng tải trên nền tảng TikTok tại địa chỉ @mcv.gocuathamnha với tựa đề Mặt tối của nghề mát xa và những câu chuyện bên trong các tiệm mát xa khiếm thị. Trong video ngắn này có nêu quan điểm cá nhân của nhân vật là chủ của một cơ sở massage khiếm thị rằng: “Em khẳng định nhé, ở Sài Gòn, 90% các cơ sở massage khiếm thị có cung cấp dịch vụ massage không lành mạnh…”.
Phát ngôn này cùng video trên đã trở thành viral trên mạng xã hội, chỉ trong thời gian ngắn đã có hơn 1 triệu lượt xem và hàng trăm bình luận bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, tinh thần của cộng đồng người khiếm thị, đặc biệt là những người làm nghề massage người mù.
Ông Châu Cao Minh, người có 3 cơ sở massage người mù tại TPHCM cùng một số chủ cơ sở khác đã trực tiếp làm việc với Đài Truyền hình TPHCM - đơn vị phát sóng chương trình và nhà sản xuất thuộc MCV Group - chia sẻ với VietNamNet: “Việc cắt đăng video ngắn với tựa đề trên lên kênh TikTok của MCV là có chủ đích câu view, ảnh hưởng tới đời sống người khiếm thị”.
Trong quá trình làm việc, ông Minh cho biết, chương trình phát sóng trên HTV7 không hề có nội dung thiếu kiểm chứng, sai sự thật về “ở Sài Gòn, 90% các cơ sở massage khiếm thị có cung cấp dịch vụ massage không lành mạnh”.
“Nhà đài đã có biên tập, kiểm duyệt rất tốt, tuy nhiên, phía đơn vị sản xuất lại cho đăng nội dung câu view không có trong nội dung phát sóng chính thức của tập Gõ cửa thăm nhà số 208”, ông Minh khẳng định.
Do vậy, ông Minh cho biết, không đồng ý với giải thích trong công văn ngày 27/9 từ phía nhà sản xuất là “phát sóng nhầm”.
Theo ông Minh, những ngày qua, đại diện các chủ cơ sở massage người khiếm thị cũng như cộng đồng người khiếm thị đã liên tục có phản ứng với nội dung thiếu kiểm chứng, sai sự thật, gây ảnh hưởng đến cộng đồng của MCV.
"Mặc dù bên đại diện nhà sản xuất cam kết cắt nội dung gây phương hại đến quyền lợi của cộng đồng người khiếm thị, cũng như không để lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội nhưng thực tế với hơn 1 triệu lượt xem video trên TikTok thời gian qua, họ đã có ấn tượng xấu về nghề massage khiếm thị" - ông Châu Cao Minh bức xúc. Theo ông Minh, nhà sản xuất cần xin lỗi công khai trên chương trình, có đính chính rõ ràng chứ không phải bằng công văn “đổ lỗi” sơ suất phát nhầm như vậy.
Chương trình Gõ cửa thăm nhàphát sóng lúc 19h30 thứ Năm hàng tuần trên kênh HTV7 của Đài Truyền hình TPHCM và 22h30 cùng ngày kênh YouTube MCVMedia, do MC Quốc Thuận và Phan Như Thảo dẫn chương trình.
Video với lượt view khủng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng người khiếm thị:
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật không caoTổng cục Thống kê và UNICEF năm 2019 đã công bố kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam. Theo đó, hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người - là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống chung trong gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số.
Cuộc điều tra còn chỉ ra một thực trạng, những hộ gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa. Cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Mặc dù, người khuyết tật là đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm y tế nên điều kiện nghèo không phải là rào cản đối với việc tiếp cận các cơ sở y tế, nhưng rất ít người khuyết tật (2,3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết tật.
" alt=""/>Nhà sản xuất chương trình 'Gõ cửa thăm nhà' xin lỗi cộng đồng người khiếm thịMột số túi nôn in hình họa là "phiên bản giới hạn". Ảnh: Paul Mundy.
“Mỗi chiếc túi có thể phản ánh nhiều điều về hãng hàng không của nó. Có chiếc không khác nào túi nylon đựng thực phẩm thêm dây buộc. Có chiếc lại có thể giành chiến thắng trong các cuộc thi thiết kế quốc tế. Liệu những túi nôn có phải nghệ thuật? Tôi thì nghĩ vậy đó”, ông Silberberg (61 tuổi, bang Maine, Mỹ) chia sẻ trên webiste bảo tàng của mình.
Ông Silberberg không phải người duy nhất. Nhiều nhà sưu tầm khác trên khắp thế giới cũng có chung niềm đam mê với ông.
Bên cạnh việc đăng tải hình ảnh bộ sưu tập lên Internet, họ tìm kiếm và thực hiện giao dịch để sở hữu vật phẩm mới, thậm chí giao lưu trực tiếp tại các sự kiện của hãng hàng không ở thời điểm trước Covid-19.
Túi nôn được cho là lấy từ một chiếc chuyên cơ Air Force One chở thổng thống Mỹ. Ảnh: Paul Mundy. |
Bảo tàng SFO trực tuyến, thuộc sân bay quốc tế San Francisco, có hơn 600 mẫu túi nôn. Trong số đó, nhà thiết kế đồ họa Henry Steiner đã quyên tặng 368 chiếc được sưu tầm từ những chuyến công tác của ông.
Paul Mundy (64 tuổi, Đức), chuyên gia truyền thông làm việc trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, bắt đầu sưu tầm túi nôn từ chính nhu cầu sử dụng chúng. Đến nay, ông có gần 2.500 chiếc.
Có một số lý do khiến nhiều người thích sưu tập túi nôn. Vật phẩm này nhỏ và tương đối dễ bảo quản; có thể được coi là kỷ vật về cuộc hành trình của một người; và nó có thể phản ánh sự phát triển của hãng hàng không và các dòng máy bay thông qua logo, nhãn hiệu và một số thiết kế khác.
Nhưng trên thực tế, cộng đồng sưu tầm túi nôn khá nhỏ và không có dấu hiệu phát triển.
Một phần do họ đã lớn tuổi, một phần bởi người hâm mộ nói rằng những chiếc túi không còn thú vị như xưa. Thay vì chăm chút thiết kế bao bì, nhiều hãng hàng không chỉ đơn giản cung cấp một túi trắng trơn cho hành khách.
Mặt khác, nhà sưu tầm Silberberg vẫn muốn đưa bảo tàng túi nôn từ không gian trực tuyến ra ngoài đời thực.
“Tôi không biết liệu có thể thực hiện điều đó không. Nhưng một ngày nào đó, tôi rất muốn có một bảo tàng nhỏ gồm 1-2 gian trưng bày”, ông nói.
Theo Zing
" alt=""/>Người sưu tầm hơn 3.200 túi nôn máy bayHương vị thơm ngon và đa dạng không phải lý do duy nhất giúp Pepero giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng đầy cạnh tranh này. Theo thời gian, những hộp bánh que màu sắc dần trở thành một phần của nền văn hoá Hàn Quốc. Bánh Pepero đã truyền cảm hứng cho nhiều hoạt động, góp phần tạo nên các nét bản sắc ấn tượng của xứ kim chi như: Pepero Day, Pepero Game...
Trong đó, Pepero Day 11/11 hàng năm là một trong những dịp lễ đặc biệt tại Hàn Quốc, được coi là ngày lễ tình nhân nhưng không chỉ dành cho các cặp đôi mà cho tất cả mọi người - gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... Ngày này xuất phát từ trào lưu dễ thương giữa những năm 1990 ở Yeongnam. Vào ngày 11/11 (ngày đặc biệt có đến bốn số 1), các bạn nữ sinh tặng nhau những hộp bánh que để chúc giảm cân thành công, cổ vũ nhau cùng tập thể dục và ăn uống điều độ để có thân hình cao và “thon thả" như số 1. Ngày nay, vào ngày 11/11, người Hàn Quốc sẽ tặng nhau những hộp bánh Pepero kèm lời chúc ấm áp và cả những lời “tỏ tình".
Nhờ gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của làn sóng Hàn Quốc hiện đại, bánh que Pepero đã nhiều lần đạt được các thành tích ấn tượng như: Snack bán chạy nhất tại Watsons năm 2012 và 2015, Chiến thắng Giải thưởng Red Dot năm 2019 của Đức, Chiến thắng Giải thưởng Thiết kế iF của Đức năm 2020, Giải thưởng Red Dot tại Đức năm 2022...
Đem hương vị độc đáo cùng văn hoá Hàn Quốc hiện đại tới người dùng Việt
Sau một thời gian dài chuẩn bị kể từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2019, giờ đây Pepero đã sẵn sàng mang hương vị bánh que đặc trưng cùng văn hoá Hàn Quốc đến gần hơn với người dùng Việt.
Kể từ tháng 10/2023, Pepero sẽ đẩy mạnh độ phủ sóng tại Việt Nam với 7 hương vị bán chạy hàng đầu tại Hàn Quốc, bao gồm: Original (vị truyền thống), Almond (sô cô la hạnh nhân), White Cookie (vị bánh quy kem), Crunchy (sô cô la giòn rụm), Choco Cookie (vị bánh quy sô cô la), Snowy Almond (vị hạnh nhân sô cô la trắng), và Sesame White (vị sô cô la vừng trắng). Tất cả các hương vị đều xuất hiện trên các kệ bánh trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi... với bao bì mới đầy màu sắc mang đặc trưng của thương hiệu.
Cùng với đó, thương hiệu sẽ triển khai các hoạt động quảng bá và tương tác với người dùng online và offline. Khởi động bằng chuỗi trò chơi với phần thưởng giá trị trên trang Fanpage, thương hiệu Pepero sẽ tiến tới tiếp cận khách hàng Việt qua đa nền tảng. Đặc biệt, từ ngày 26/10 - 12/11, Pepero sẽ ra mắt cửa hàng pop-up đầu tiên ở Việt Nam tại tầng 1 Vạn Hạnh Mall, quận 10, TP.HCM. Lấy cảm hứng từ không gian vui nhộn của các công viên giải trí, cửa hàng pop-up của Pepero được thiết kế với các tông màu nổi bật, nhiều khu vực vui chơi và trải nghiệm độc đáo, mang đến quà tặng hấp dẫn và những khuyến mại độc quyền.
Đại diện Lotte Wellfood, đơn vị sở hữu thương hiệu Pepero nhấn mạnh: “Nhận thấy nhiều điểm tương đồng trong khẩu vị lẫn tiếp nhận văn hoá giữa giới trẻ Hàn Quốc và Việt Nam, Pepero kỳ vọng sẽ tạo ra những trải nghiệm ẩm thực mới mẻ gắn liền với làn sóng Hàn tại đây. Chúng tôi đặt mục tiêu lấy được niềm tin và tình cảm của khách hàng và cộng đồng lên hàng đầu trên hành trình phát triển. Pepero sẽ nỗ lực mang đến cho khách hàng Việt đa dạng lựa chọn, sự tiện lợi trong mua sắm và những nét văn hoá, bản sắc đặc trưng của Hàn Quốc trong tương lai gần".
Mặc dù là gương mặt mới trong thị trường đồ ăn vặt cạnh tranh và phát triển sôi động tại Việt Nam, nhưng Pepero kỳ vọng tạo ra những dấu ấn mới, từng bước vươn lên dẫn đầu với cách tiếp cận khác biệt trên hành trình mang đến trải nghiệm ẩm thực đậm chất văn hoá cho người dùng Việt.
Cập nhật các thông tin mới nhất từ Pepero tại địa chỉ fanpage chính thức: https://www.facebook.com/peperovietnam.
Bích Đào
" alt=""/>Pepero mang hương vị và văn hóa Hàn Quốc đến với người dùng Việt