Ken Trần là một doanh nhân khởi nghiệp đầy đam mê trong lĩnh vực tái tạo rác thải (waste upcycling). Trong khi đó, Tracy Nguyễn là người Việt Nam trẻ tuổi từng đảm trách vị trí quản lý tại KPMG Singapore. Cả hai là đại diện lãnh đạo trẻ từ Việt Nam cất tiếng nói của mình tại chương trình Thanh niên Bằng hữu ASEAN 2021. Hiện Ken Trần và Tracy Nguyễn đều đang sinh sống và làm việc tại Singapore - nơi họ theo đuổi sự nghiệp riêng cùng với sứ mệnh lãnh đạo bền vững.
![]() |
Anh Trần Trung Kiên (Ken Trần) |
![]() |
Chị Nguyễn Thùy Trang (Tracy Nguyễn) |
- Được xướng danh như là những lãnh đạo trẻ nổi bật của ASEAN, anh, chị nghĩ như thế nào về hai chữ “lãnh đạo”? Công việc hiện tại đã định hình tư duy và phong cách lãnh đạo của anh, chị như thế nào?
Ken Trần:Đam mê của tôi không chỉ là khởi nghiệp, mà còn là xây dựng một doanh nghiệp bền vững. Đối với tôi, tinh thần đồng đội có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng một doanh nghiệp có nội lực phát triển mạnh mẽ. Tôi mong muốn được thấy mọi người học hỏi, phát triển bản thân và cùng nhau đạt được những thành tựu mới. Khi dẫn dắt các nhóm làm việc, tôi nhận ra rằng, việc truyền đạt thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Càng minh bạch và cởi mở bao nhiêu, hiệu quả làm việc của nhóm càng được cải thiện bấy nhiêu.
Tracy Nguyễn:Tôi rất may mắn nhận được sự cố vấn của những nhà lãnh đạo tuyệt vời ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp. Đó là những người đã hỗ trợ, tin tưởng để tôi mạnh dạn thử thách chính mình. Hành trình đã qua dạy tôi rằng: “Bạn không cần phải là một “nhà lãnh đạo” để có thể dẫn dắt người khác một cách hiệu quả”. Và đó cũng là lý do tôi say mê với công tác trao quyền cho giới trẻ, thông qua cố vấn và thúc đẩy khả năng tự lãnh đạo. Khi ấy, việc lãnh đạo sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ của tổ chức - như chính cách các bằng hữu AYF đang thực hiện, nhằm dẫn dắt những thay đổi to lớn trong cộng đồng, tại các quốc gia, trên toàn khu vực và rộng hơn nữa.
- Vậy trải nghiệm ở AYF 2021 đã giúp ích gì vào những mục tiêu và kế hoạch trong tương lai của anh, chị? Nhất là trên phương diện bền vững, ở quy mô quốc gia và khu vực.
Ken Trần:Chương trình là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đã có cơ hội kết nối với những nhà lãnh đạo trẻ ưu tú trên khắp khu vực, có được những hiểu biết sâu sắc từ các nhà hoạch định chính sách cấp cao và mở mang tầm mắt của mình.
![]() |
Cả hai ghé thăm Insectta - trại nuôi côn trùng ở vùng đô thị đầu tiên tại Singapore |
Ngay sau chương trình, cộng đồng bằng hữu đã cùng nhau lên kế hoạch cho nhiều dự án và sáng kiến tại Singapore và các quốc gia ASEAN, theo sát các chủ điểm có tính thời sự của khu vực như: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, số hóa, phục hồi và phát triển hậu Covid-19. Với xuất phát điểm và kinh nghiệm đa dạng, chắc chắn chúng tôi có thể hợp tác để đem đến những tác động mạnh mẽ cho cộng đồng ASEAN.
Tracy Nguyễn:Trải nghiệm AYF thực sự là vượt ngoài mong đợi của chúng tôi. Tôi vô cùng tâm đắc với những cuộc đối thoại với các nhà hoạch định cấp cao. Đó là cơ hội để chúng tôi lên tiếng về các vấn đề nổi cộm; đồng thời hiểu hơn về quy trình thảo luận đằng sau những chính sách, quyết sách của cấp lãnh đạo. Tôi cũng đặc biệt ngưỡng mộ tinh thần và ý chí của những nhà sáng lập doanh nghiệp xã hội mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc trong chương trình.
- Anh, chị nhận ra thông điệp gì từ hành trình AYF 2021? Anh, chị đã có kế hoạch cụ thể cho dự án nào tại Việt Nam chưa?
Ken Trần:Chắc chắn tinh thần của AYF sẽ theo tôi mãi về sau, với tư cách là một thành viên của Hội Bằng hữu trẻ ASEAN, để cùng nhau củng cố bản sắc chung của khu vực và xây dựng một tương lai bền vững. Việt Nam luôn nằm trong kế hoạch mở rộng của tôi. Tôi vô cùng hào hứng với ý tưởng thực hiện các dự án tái chế và công nghệ thực phẩm trên chính quê hương mình.
![]() |
Thăm trang trại năng lượng mặt trời nổi |
Tracy Nguyễn:Tôi đã học được rất nhiều về hợp tác tin cậy, trao quyền cho thanh niên và sáng tạo số phục vụ cho một tương lai bền vững. Quan trọng hơn cả, tôi được truyền cảm hứng bởi những người bạn tài giỏi, mang tư duy đổi mới và nguồn năng lượng tích cực.
Tôi mong muốn được hợp tác với những người bạn AYF trong các dự án vì cộng đồng, trao quyền cho giới trẻ tại Việt Nam thông qua: các buổi nói chuyện, webinar, cố vấn cá nhân cũng như chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức, doanh nghiệp xã hội. Việt Nam sẽ là một trong những nơi đầu tiên chúng tôi thí điểm triển khai các sáng kiến cấp khu vực của mình.
Quỳnh Trang(thực hiện)
" alt=""/>Thanh niên Bằng hữu ASEAN 2021![]() |
Tác phẩm của họa sĩ Chu Cường. |
Nhóm đã chọn điểm đến đầu tiên là làng Cựu, xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội. Triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm của 9 họa sĩ: Dương Tuấn, Bùi Văn Tuất, Chu Viết Cường, Minh Đông, Cấn Mạnh Tưởng, Đạt Phú, Tuấn Đạt, Nguyễn Thế Long và Nguyễn Minh “phố”.
Các bức tranh muôn màu muôn vẻ đã cất giữ vẻ đẹp của ngôi làng và làm thổn thức trái tim người xem bằng việc giữ nguyên tinh thần của di sản nhưng được thổi làn gió mới của hơi thở đương đại.
Để có những tác phẩm này, nhóm đã có thời gian đi điền dã, ăn ở và sinh hoạt cùng người dân làng Cựu. Các nghệ sĩ đi quanh làng, thăm thú, nhìn ngắm và được hít thở cả màu thời gian của những vật thể mà anh em nghệ sĩ mạnh dạn gọi đó là di sản văn hóa. Hoạ hoà vào cuộc sống của làng Cựu như người dân thực thụ của ngôi làng có kiến trúc Việt cổ và kiến trúc Pháp độc đáo, riêng biệt.
![]() |
Tác phẩm của hoạ sĩ Mạnh Tưởng. |
Trong làng chỉ còn người già và trẻ con. Đường làng ngõ xóm rất ít người đi lại, không huyên náo và sôi động như một số làng cổ khác. Những bức tường, những mái nhà rêu phong trầm lắng nằm nép mình sau những cánh cổng im lặng đến nao lòng.Theo chia sẻ của nhóm hoạ sĩ 33A, làng Cựu dù nổi tiếng là thế nhưng không khí trong làng khá im ắng và vắng lặng. Bởi, đây là một làng nghề may mặc được hình thành từ thời Pháp thuộc với tay nghề khéo léo của những người thợ “đệ nhất Hà thành”. Người dân làng Cựu trở nên giàu có, từ đó mà xây nên những biệt thự nguy nga, đẹp nhất vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ thời bấy giờ nhưng cũng vì thế, họ có nghề nên tản cư khắp đất nước. Những ngôi biệt thự cổ xưa giờ ít người ở.
Họa sĩ Dương Tuấn sau khi đặt chân tới ngôi làng đã luôn đau đáu, quẩn quanh câu hỏi rằng: Nếu một ngày nào đấy những ngôi làng này, những mái cổng này, những bờ tường rêu phong cổ kính này hoàn toàn mất đi thì sẽ ra sao? Và vì thế, nhóm của anh đã quyết định bằng cây cọ với những nét vẽ, những góc nhìn riêng của mình sẽ lưu lại "Bóng di sản" này và đặt triển lãm cùng tên. Bởi theo anh, những cái còn lại sau thời gian đó chính là văn hoá. Văn hoá là dòng chảy mà ở đó nó mang trong mình cả những giai đoạn lịch sử, nó phản ánh đời sống, tinh thần, quan niệm xã hội,..
![]() |
Tác phẩm của hoạ sĩ Minh Phố. |
Theo hoạ sĩ Nguyễn Minh (Minh Phố), các di sản của tạo hóa, của cha ông để lại từ nhiều đời luôn đáng trân trọng và cần bảo tồn, tuy nhiên – đứng ở góc độ hội họa những di sản ấy sẽ là nguyên liệu để cho nghệ sĩ sáng tạo nên các tác phẩm mới. Cái khó và cũng là thử thách cho các nghệ sĩ là cũng với những nguyên liệu ấy, bạn phải mang được vào đó hơi thở đương đại của một tư duy mới mà không làm biến dạng hoặc mất đi tinh thần, giá trị của di sản đó, nếu không – bạn sẽ luôn dập khuôn đi theo lối mòn với cách vẽ, cách tạo hình đã có từ trước. Bên cạnh việc tạo ra cái mới, cái đương đại ấy người nghệ sĩ vẫn phải "trình làng" những phong cách, những đặc trưng mà đã tạo nên tên tuổi của mình, để mình vẫn là mình.
Thông qua triển lãm, các nghệ sĩ 33A mong muốn gửi thông điệp đến công chúng: Bóng di sản phải chăng chỉ còn là những chứng tích vật thể và phi vật thể của một thời kỳ, một vùng miền văn hóa đã đang bị lãng quên, hay vẫn là dòng chảy của một giá trị văn hóa bền vững, mãi trường tồn, như mạch nước ngầm thấm đẫm trong chúng ta?...
Tình Lê
Triển lãm trưng bày 13 tác phẩm đặc sắc, tuyển chọn từ hơn 100 bức tranh sơn dầu vẽ Bác Hồ do họa sĩ Thái Hoà sáng tác trong 5 năm qua.
" alt=""/>Bóng hình di sản Việt dưới góc nhìn của các hoạ sĩKhông diệt không sinh đừng sợ hãi gồm 219 trang và 9 chương, mang đến những góc nhìn sâu sắc về cuộc đời. Qua Không diệt không sinh đừng sợ hãi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thể hiện một chân lý sống tự do, giảm bớt mọi muộn phiền về quan niệm sinh, tử mà nhiều người vẫn bị mắc kẹt. Thiền sư cho rằng: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt... Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm đến - đi, lui - tới”.
Thông qua tác phẩm, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra quan niệm và lời khuyên, giúp độc giả hiểu về sự sống, từ đó lãnh đạo cuộc sống một cách đúng đắn. Thấu thị bản chất chân thật của con người là không diệt, không sinh thì tâm trí sẽ được giải thoát, mở lối cho những giây phút an lạc mà bản thân được tồn tại.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên hãy tập nhìn sâu để hiểu, tự "nếm" được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu, hư không.
Từ khi ra mắt vào năm 2002,Không diệt không sinh đừng sợ hãiđược độc giả nhận xét là tác phẩm thể hiện sự thông tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về ý niệm sinh tử, đồng thời là nguồn cảm hứng, có thể chữa lành cho nhiều người.
“Khi không hiểu được bản chất không diệt, không sinh con người ta dễ bị những ý niệm đến - đi làm cho khổ đau. Đám mây không bao giờ chết, nó chỉ chuyển hóa thành hình tướng khác, bởi bị trói buộc ở một quan niệm nên ta than khóc khi không còn nhìn thấy người mình thương hay sự thay đổi của sự vật, sự việc nào đó. Nhưng nước là sự tiếp nối đẹp đẽ của đám mây mang đến sự sống cho vạn vật, muôn loài, phải thực tập và quán chiếu nhìn sâu chúng ta mới biết được sự tiếp nối của đám mây” - trích đoạn Không diệt không sinh đừng sợ hãi.
Thanh Phi
Sau lễ cung thỉnh xá lợi, tro cốt của thiền sư được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu cùng các Trung tâm Làng Mai trên thế giới.
" alt=""/>'Không diệt không sinh đừng sợ hãi' ra mắt bản đặc biệt