50 nghìn học sinh không có chỗ công lập
Năm học 2017 – 2018, toàn thành phố Hà Nội dự kiến có gần 83.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ THPT là 69.500; trong đó chỉ tiêu vào các trường công lập là 56.840.
Như vậy, gần 30.000 học sinh sẽ phải học ở các khối ngoài công lâp.
Các khối này đã có chỉ tiêu dành cho số học sinh còn lại, như trường ngoài công lập là 12.660, trung tâm giáo dục thường xuyên là 7.000.
Số lượng được tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp là 6.443.
![]() |
Học sinh thi vào lớp 10 tại TP.HCM (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Trước đó một năm, chỉ tiêu thi vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Hà Nội là 52.290; trong khi ở kì thi năm này có hơn 81.000 học sinh tham dự. Như vậy, chỉ trong vòng hai năm tại Hà Nội, số học sinh lớp 9 không được học công lập là gần 60.000 em.
Năm nay, mặc dù chỉ tiêu đã tăng gần 4.000 so với năm ngoái, nhưng nhìn một cách tổng thể, vẫn chỉ có khoảng 70% có cơ hội được học trong các trường THPT công lập. Điều này khiến “tỷ lệ chọi” vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Hà Nội khá cao, thậm chí được đánh giá còn căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
Dự kiến, từ ngày 15-30/4/2017, Hà Nội sẽ công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào tất cả các trường.
Còn tại TP.HCM, theo số liệu vừa được Sở GD-ĐT thông báo, năm nay toàn thành phố có 81.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi, tăng khoảng 13.000 so với năm ngoái. Trong khi đó, chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập là hơn 63.000 học sinh. Do đó, có gần 20.000 em học sinh không vào các trường công lập, sẽ phải tìm nơi học ở các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các trường nghề.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, dù số học sinh tăng cao, nhưng hạn mức tuyển vào lớp 10 công lập chỉ khoảng 76-77% trong tổng số dự thi. Mặt khác, theo định hướng phân luồng học sinh sau THCS của thành phố, bắt đầu từ năm học này, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập mỗi năm sẽ giảm 3%. Đến năm 2020, tỷ lệ học sinh theo học THPT công lập chỉ còn 70%. Năm nay, dù chỉ tiêu vào lớp 10 công lập đã tăng 1.000 nhưng chắc chắn học sinh lớp 9 sẽ gặp áp lực lớn nếu muốn có 1 suất công lập.
![]() |
Học sinh Hà Nội thi lớp 10 năm 2016 |
Ông Đạt cũng cho biết, chỗ học sau khi tốt nghiệp THCS ở TP.HCM là không thiếu. Ngoài chỉ tiêu vào lớp 10 THPT công lập, chỉ tiêu ở các TTGDTX là 12.000, chỉ tiêu các trường THPT ngoài công lập khoảng 21.000; còn ở các trường Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp con số này khoảng 40.000.
Như vậy, tổng chỉ tiêu ở các trường ngoài công lập nói chung hơn 70.000.
Số lượng này đảm bảo cho học sinh có nhiều chọn lựa. Đặc biệt, TP.HCM lại có chính sách những học sinh tốt nghiệp THCS có hộ khẩu thành phố theo học hệ Trung cấp chuyên nghiệp đều được miễn 100% học phí.
Áp lực đổ dồn lên nội thành
Năm ngoái, tại một số trường ở Hà Nội tỷ lệ chọi khá cao nếu tính cả 2 nguyện vọng như Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) 480 chỉ tiêu/4.000 lượt thí sinh đăng ký; THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) là 480 chỉ tiêu/ 2.387 lượt đăng ký; THPT Cầu Giấy 480 chỉ tiêu/2.107 lượt đăng ký; THPT Trương Định chỉ tiêu 600/2647 lượt đăng ký; THPT Thạch bàn 440 chỉ tiêu, tổng số học sinh đăng ký là 2880; THPT Nguyễn Văn Cừ 460 chỉ tiêu/2.700 lượt đăng ký; THPT Trần Nhân Tông 520 chỉ tiêu/2.630 lượt học sinh đăng ký;...
Các trường có số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhiều như THPT Trung Văn với 1.180 em trong khi chỉ tiêu là 400, tức là 3 em thì chỉ có 1 em vào. Hay như THPT Yên Hòa với 1.245 em trong khi chỉ tiêu là 480; THPT Trương Định với 1.394/600.
![]() |
Học sinh thi vào lớp 10 tại TP.HCM (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Trong khi đó, ở TP.HCM các trường THPT trong nội thành có điểm trúng tuyển khá cao, dẫn đến áp lực cho học sinh. Thậm chí, nhiều trường học sinh phải đạt 8 điểm/môm mới có cơ hội trúng tuyển. Năm 2016, điểm chuẩn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) là là 37.5 - 38.5 - 39,5. Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) 7,5 - 37,5 - 38,5 , THPT Nguyễn Thị Minh Khai là 39,5- 40,5 - 41,5, còn Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền là 41,25- 42,25-43,25.
Ngược lại, hai trường có điểm chuẩn thấp nhất thành phố, mỗi môn 2,7 là đỗ là Trường THPT Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) và THPT Trung Lập (huyện Củ Chi). ở hai huyện điểm trúng tuyển chưa năm nào vượt quá 15.
Tương tự, tại Hà Nội mức điểm chuẩn vào các trường công lập trên địa bàn lại có sự chênh lệch khá lớn.
Thậm chí cùng là trường công lập song mức điểm đầu vào lại chênh nhau hơn 30 điểm. Cụ thể, Trường THPT Chu Văn An lấy cao nhất với 55,5 điểm. Tiếp theo đó là các trường THPT Phan Đình Phùng, Thăng Long, Việt Đức, Kim Liên, Yên Hòa có mức điểm đều trên 52. Trong khi đó, có những trường mức điểm thấp nhất là THPT Đại Cường và THPT Lưu Hoàng chỉ 22 điểm.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM số liệu 81.000 học sinh đăng ký dự thi lớp 10 năm nay là con số trên báo cáo của các quận huyện. Năm 2016 số liệu học sinh đăng ký dự thi là 68.000 nhưng chỉ hơn 63.000 thí sinh dự thi. Từ thực tế này, số liệu học sinh dự thi thấp hơn số liệu báo cáo từ 5.000 - 7.000 học sinh. Như vậy, số liệu dự thi năm nay chắc chắn sẽ thấp hơn con số 81.000 học sinh.
Thanh Hùng - Lê Huyền
(Còn tiếp)
Đoạn clip nhanh chóng được Cục quản lý internet tiến hành chặn và gỡ bỏ. Tuy nhiên, một số tài khoản mạng đã kịp tải về và phát tán ở nhiều group kín, truyền tay cho bạn bè.
Vụ việc khiến dư luận đổ dồn sự quan tâm vào nữ diễn viên và bạn trai cũ của cô. Vợ của người đàn ông ngoại quốc cho biết gia đình bị ảnh hưởng nhiều. Cô khẳng định mình và ông xã không phải là người tung đoạn clip nhằm mục đích hãm hại Trương Khải Kỳ.
Trong khi đó, Trương Khải Kỳ - nhân vật chính trong câu chuyện giữ động thái im lặng. Cô từ chối chia sẻ hay phản hồi cụ thể về đoạn clip. Chia sẻ với truyền thông, người bạn thân của Khải Kỳ cho biết tinh thần nữ diễn viên chán nản, suy sụp và không dám bước chân ra ngoài. Khải Kỳ cũng suy nghĩ về việc rút lui khỏi làng giải trí.
![]() | ![]() |
"Tôi không biết người tung đoạn clip ấy nhằm mục đích gì nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự một người con gái. Tôi cũng mong những người lan truyền, phát tán hãy dừng ngay hành động khiếm nhã đó lại", người này chia sẻ. Cũng theo bạn của Khải Kỳ, vụ việc trở thành cú sốc tinh thần và nỗi mặc cảm rất lớn của nữ diễn viên.
Trương Khải Kỳ sinh năm 1995, cô hiện là nghệ sĩ do công ty của Cổ Thiên Lạc trực tiếp quản lý. Cô đóng một số phim như Leap Day, Ink at Tai Ping, 940920, Time, Showbiz Spy... Trương Khải Kỳ được mệnh danh là "Tiểu Châu Tấn" của showbiz Hong Kong nhờ ngoại hình nhỏ nhắn, gương mặt thanh tú và khả năng diễn xuất triển vọng.
Thúy Ngọc
" alt=""/>Diễn viên Trương Khải Kỳ suy sụp vì bị phát tán video sexẢnh minh hoạ. Nguồn: Cottonbro studio/Pexels.
Nhưng ngay cả khi đó là một chính sách chính thức - một yêu cầu bắt buộc - binh lính vẫn phân tích lợi hại theo lối mà giáo sư Detert và Edmonson đã mô tả. Và phần lớn đều nghĩ không đáng chịu rủi ro. Một vài quan điểm ngẫu nhiên sau được lấy từ diễn đàn quân đội:
“Anh không thể tin những vị thượng cấp đó được. Họ hay nói họ có chính sách mở cửa. Anh cần sử dụng chính sách này một cách cực kỳ cẩn trọng. Bất cứ điều gì anh nói ra sẽ được dùng để chống lại anh. Tôi đã gặp rất nhiều thượng cấp có ‘chính sách mở cửa’, nhưng nhìn lại thực tế thì ‘chính sách mở cửa’ của họ giống ‘chính sách gài bẫy’ hơn” (K, 2012).
“Vấn đề phổ biến nhất là binh lính thường cảm thấy là sẽ có hậu quả nặng nề sau khi sử dụng chính sách mở cửa. Có thể không phải trực tiếp, mà gián tiếp” (Shephard, 2014).
Ngay cả trong kinh doanh, ta cũng dễ thấy tại sao việc báo cáo vượt cấp có thể gắn liền với nguy cơ lớn.
Ví dụ, bạn đang gặp vấn đề với sếp của bạn là Fred. Hoặc có thể bạn có một ý tưởng tuyệt vời mà Fred không đếm xỉa tới. Vì vậy bạn quyết định “vượt cấp” và đem ý tưởng đó thảo luận với sếp của anh ta là Judy. Trong phần lớn tổ chức, một trong hai trường hợp sau sẽ xảy ra, và đằng nào bạn cũng bị thiệt:
JUDY: “Anh có nói chuyện này với Fred chưa? Rồi hả? Ừ thì, tôi đồng ý với quyết định của anh ấy, giờ anh quay lại làm việc đi”. Và giờ tôi đã biết anh là một nhân viên ưa gây rắc rối, luôn miệng than vãn và có óc suy xét kém.
Hoặc:
JUDY: “Anh có nói chuyện này với sếp trực tiếp của anh là Fred chưa? Rồi hả? À, tôi mừng vì anh đã rất kiên định và nói chuyện này với tôi. Tôi sẽ không chấp nhận quyết định của Fred và nhắc anh ấy rằng chúng ta cần xem trọng việc... hơn trong tương lai”.
Và rồi sếp của bạn, Fred, sẽ nghĩ về bạn rằng: Mình đã biết hắn là một nhân viên ưa gây rắc rối và luôn miệng than vãn mà.
Liệu sếp có thể sa thải bạn không? Chắc là không. Liệu ông ta có thể phớt lờ bạn, giao những dự án béo bở cho người khác trong đội, xét nét công việc của bạn nhiều hơn, không đồng ý cho bạn làm việc ở nhà vào một ngày tuyết rơi dày, hay nói cách khác là khiến đời bạn khốn khổ không? Có đấy.
Đằng nào bạn cũng bị thiệt.
" alt=""/>Nhân viên có nên vượt cấp khi được sếp 'bật đèn xanh'