Một buổi "cà phê tử thần" ở Trung Quốc |
Năm 2019,ườitrẻTrungQuốcvượtquađauthươngbằngcàphêtửthầtin 24h khi Feng Qing đang đi du lịch nước ngoài thì người bà yêu quý của cô đột ngột qua đời. Feng không thể tha thứ cho mình vì đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng để gặp bà - người đã nuôi nấng cô. “Tôi khóc suốt cả ngày” - Feng kể.
Nhưng Feng không có nơi nào để chia sẻ nỗi đau buồn của mình. Ba mẹ cô không muốn nói về chuyện này. Cũng như trong rất nhiều gia đình Trung Quốc khác, luôn có sự cấm kỵ khi nhắc đến chuyện chết chóc. “Ở nhà, tôi thậm chí còn không được phép sử dụng những cụm từ như ‘mệt chết đi được’ hay ‘vui đến chết mất’” - nữ nhân viên bán hàng 25 tuổi tâm sự.
Vài tuần sau, một người bạn kể với Feng về một sự kiện ở Thượng Hải, nơi người trẻ thường lui tới để chia sẻ những tâm tư và trải nghiệm của mình về cái chết bên những cốc cà phê và bánh ngọt. Cô đã đăng ký tham gia.
“Tôi không phải là người duy nhất bật khóc sau khi trút hết tâm sự của mình về cái chết của bà” - Feng nói.
Người dẫn dắt sự kiện và những người tham gia khác đã đưa cho cô lời khuyên để vượt qua mất mát. Một người đề nghị cô viết ra những kỷ niệm với bà và giữ chúng trong một cái lọ. “Đến bây giờ, tôi vẫn đang làm việc đó”.
Những buổi gặp gỡ như vậy cho phép người tham gia trò chuyện trong bầu không khí thoải mái về cái chết và nó được gọi bằng một cái tên là “cà phê tử thần”.
Một khóa học của Hand in Hand để đào tạo ra những người dẫn dắt sự kiện. |
Phong trào “cà phê tử thần” được thành lập vào năm 2011 bởi Jon Underwood, một người Anh, người đã tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên tại nhà của mình. Kể từ đó, những buổi “cà phê tử thần” được tổ chức ở 76 quốc gia.
“Cà phê tử thần” được phổ biến ở Trung Quốc nhờ Hand in Hand, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Họ tổ chức những buổi cà phê đầu tiên cách đây khoảng 7 năm ở Thượng Hải.
Xem đây như một biện pháp hiệu quả, chi phí thấp để cung cấp kiến thức cho mọi người về cái chết, năm 2019, Hand in Hand bắt đầu tổ chức các buổi đào tạo cho những người dẫn dắt sự kiện, với hi vọng sẽ áp dụng hình thức này trên toàn quốc.
Với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, sự quan tâm của mọi người tới hình thức cà phê này đã tăng lên. Cho đến nay, 563 người dẫn dắt đã tổ chức được gần 500 buổi “cà phê tử thần” ở 39 thành phố của Trung Quốc, với khoảng 8.000 người tham gia.
Năm ngoái, khi Gao Jing - một nghệ sĩ tự do - cảm thấy buồn chán vì phải ở nhà tránh dịch, cô biết đến “cà phê tử thần” của Hand in Hand. Ngay khi tình hình cho phép, Gao đã mời một người dẫn dắt có kinh nghiệm đến tổ chức một buổi họp mặt ở Thâm Quyến.
“Mọi người đến với sự tò mò. Rõ ràng, cái chết là thứ hiếm khi được đề cập đến ở Trung Quốc”.
Sau khi tham gia một khóa đào tạo hồi tháng 9 năm ngoái, Gao đã tự mình tổ chức những buổi “cà phê tử thần” ít nhất 1 lần/ tháng. Người tham gia đăng ký ngày một đông. “Đại dịch đã khiến mọi người phải suy nghĩ. Tôi nhận thấy người ta càng lúc càng chân thật hơn và sẵn sàng nói về cái chết hơn”.
Đã 2 lần có người đề nghị Gao đổi tên buổi gặp mặt. Họ nói rằng cái chết là một chủ đề quá nặng nề. Với cô, điều đó chỉ cho thấy cần phải nói về cái chết nhiều hơn. “Chúng tôi đặt tên nó là ‘cà phê tử thần’ bởi vì chúng tôi không muốn mọi người nghĩ về cái chết như một thứ nặng nề”.
“Nếu tham gia một buổi gặp để bàn về chuyện đầu tư là bình thường thì ‘cà phê tử thần’ cũng như thế”.
Không giống như các buổi “cà phê tử thần” trên thế giới - thường vào cửa tự do hoặc đóng góp tự nguyện, những người dẫn dắt sự kiện ở Trung Quốc đưa ra một giá vé cố định.
Sự do dự của nhiều người khi nói về cái chết đồng nghĩa với việc họ cần thuê một địa điểm hoàn toàn riêng tư, thay vì chỉ tìm một góc yên tĩnh ở đâu đó.
Thông thường, giá vé vào cửa là 44 nhân dân tệ (khoảng 154 nghìn đồng). Trong tiếng Trung, con số 44 gần đồng âm với từ “chết”, phản ánh bản chất thẳng thắn mà những người tham gia thảo luận có thể mong đợi.
Các buổi “cà phê tử thần” ở Trung Quốc cho đến nay mới chỉ thành công ở những thành phố lớn. Đồng sáng lập của Hand in Hand, ông Huang Weiping cho biết, ở các khu vực kém phát triển hơn, tỷ lệ người tham dự thấp.
“Tôi đã nói với những người dẫn dắt rằng, một người cũng là một sự thành công. Nếu không có ai đến, hãy ngồi im lặng một mình trong vài giờ - như thế cũng là thành công”.
“Cà phê tử thần” thường được quan tâm bởi phụ nữ và những người trẻ. Trong khi thế hệ già hơn vẫn không thích đề cập đến chủ đề này thì con cháu họ đã cởi mở hơn rất nhiều.
Một buổi "cà phê tử thần" ở Trung Quốc. |
Trung tâm Đăng ký Di chúc Trung Quốc cho biết họ đã nhận được gần 70.000 bản di chúc kỹ thuật số vào năm 2020, trong đó người dưới 30 tuổi chiếm trên 2/3.
Tháng 11/2020, Ma Jiayi, một nhân viên của Hand in Hand, từng tham gia một buổi “cà phê tử thần” online ở Anh. Trái ngược với ở Trung Quốc, một số người tham gia đã già. “Một người đang sắp chết. Ông ấy nói rằng mình sẽ không đợi được đến Giáng sinh”.
“Tôi cảm thấy xúc động khi họ thực sự tiếp cận được những người đang sắp đến với cái chết - một việc vẫn còn rất khó khăn ở Trung Quốc”.
Ở nhiều quốc gia, đại dịch Covid-19 có tác động sâu sắc đến các buổi “cà phê tử thần”. Kris D’Aout, một giảng viên cao cấp ở ĐH Liverpool (Anh) tin rằng, cái chết được nhắc đến trên mặt báo mỗi ngày khiến việc nói về nó trở nên dễ dàng hơn.
Trong các buổi gặp mặt online của D’Aout, một số người đến để chia sẻ trải nghiệm của mình. Một số đến vì công việc của họ liên quan đến cái chết. Những người khác có con mắc bệnh nan y.
Trước khi cha của D’Aout qua đời, hai cha con họ đã nói về mọi thứ, từ di chúc cho đến âm nhạc được chơi trong đám tang. “Nếu chúng ta biến nó thành một chủ đề bình thường trong suốt cuộc đời thì khi đến lúc đó, chúng ta sẽ có ít trải nghiệm đau thương hơn”.
“Với cha con tôi, đau buồn đến một cách dễ dàng hơn bởi vì chúng tôi biết mọi thứ diễn ra theo cách ông muốn”.
Gần 2 năm sau khi tham gia “cà phê tử thần”, Feng - người mất bà - đã giới thiệu sự kiện này cho một vài người bạn thân của mình. “Mọi người không nghĩ về cái chết cho đến khi những người thân của chúng ta đi đến cuối cuộc đời”.
“Nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn. Tôi nhận ra rằng chúng ta cần phải nghĩ về cái chết và hiểu về cái chết khi mọi người vẫn còn sống khỏe mạnh”.
Xem thêm video: Quán cà phê 114 năm không đổi giá
Nguyễn Thảo(Theo Sixth Tone)
'Tình một đêm' của người Mỹ thời đại dịch
Sau nhiều tháng phải tạm ngưng cuộc sống hẹn hò vì dịch Covid-19, Harrison Forman, nhà sản xuất kiêm diễn viên hài 28 tuổi ở thành phố New York đã cảm thấy cô đơn đến mức sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.