Ngày nay,ácnhàkhoahọcNhậtBảnvừalaitạothànhcônggiốnggàđẻrathuốcchữabệbdkq y những tiến bộ trong y học đã cho phép điều chế ra các hợp chất đặc biệt, dùng để chống lại những căn bệnh nan y như viêm gan, ung thư hay đa xơ cứng.
Đáng tiếc, việc sản xuất các hợp chất đặc biệt này rất tốt kém, khiến chi phí điều trị tăng lên đáng kể.
Chẳng hạn, để tạo ra 44 microgram protein interferon beta (nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư) sẽ tiêu tốn từ 4000 - 7000 USD.
Tuy nhiên, thí nghiệm gần đây của Trung tâm nghiên cứu công nghệ Kansai ở Osaka, Nhật Bản đã phát triển thành công một phương pháp giúp giảm giá thành xuống dưới 40 USD.
Và "vũ khí bí mật" đó chính là loài gà.
Bằng cách tái tổ hợp DNA của gà, nhóm nghiên cứu đã lai tạo thành công giống gà có thể đẻ ra trứng chứa các loại protein quý hiếm, cần thiết cho nghiên cứu và phát triển y tế.
Trong trường hợp này, giống gà của Trung tâm nghiên cứu công nghệ Kansai đã có thể đẻ trứng chưa protein interferon beta, vừa có thể được sử dụng để sản xuất thuốc mà lại vừa có thể gây ra các phản ứng hóa học nhằm mục đích nghiên cứu. Đây quả là là tin vui cho ngành y tế.
Giờ đây, việc lấy protein interferon beta chỉ đơn giản là chăn nuôi gà và lấy trứng, nên chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy đột phá nhưng việc này đang dấy lên nhiều tranh cãi và lo ngại. Không ít ý kiến cho rằng phương pháp này sẽ làm hỏng gen của loài gà, chưa kể tới những nguy cơ đến từ thực phẩm hay sản phẩm y tế của động vật biến đổi gen.
Dù mới chỉ thành công ở quy mô nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, kế hoạch sản xuất protein từ gia cầm vẫn tiếp tục được thực hiện, dự kiến tiến vào thị trường thuốc vào năm tới.
Tuy nhiên, ban đầu nó sẽ chỉ được bán như một hợp chất để nghiên cứu, với giá chỉ bằng 1/2 giá hiện tại trên thị thường. Sẽ mất rất nhiều thời gian để loại protetin từ trứng gà này được sử dụng rộng rãi trong thực tế (chỉ đắt bằng 10% giá hiện tại).
Can thiệp vào di truyền luôn là chủ đề gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại cho khoa học và y tế.
Theo SohaNews