Bài học cho con của vị Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên

[Thế giới] 时间:2025-01-17 15:14:34 来源:NEWS 作者:Nhận định 点击:50次

Luật sư Vũ Trọng Khánh (1912–1996) là Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kể chuyện với VietNamNet, người con trai út của ông nhớ lại: "Chưa bao giờ tôi thấy ông phàn nàn về công việc, lương bổng, nhà cửa, đãi ngộ. Tôi vẫn tự hỏi: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”.

Cuộc trò chuyện với PGS.TS Vũ Trọng Khải, con trai út của Luật sư Vũ Trọng Khánh, cho thấy rõ hơn về con người chi có 181 ngày tại vị trên cương vị Bộ trưởng, và cả cuộc đời hoạt động gắn bó với thành phố cảng Hải Phòng. Mặc dù hiện nay không có một đường phố nào mang tên ông nhưng trong tâm trí của đồng nghiệp, của họ hàng, của người dân Hải Phòng sống cùng thời thì ông vẫn còn mãi.

{ keywords}
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945

Ba tôi chỉ làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa 181 ngày. Trong thời gian này, ông đã soạn thảo rất nhiều các sắc lệnh về tư pháp, trình chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ông tiếp ký.

Trong giai đoạn chính phủ lâm thời, chưa có Nghị viện và Hiến pháp, thì sắc lệnh là hình thức luật lệ cần thiết để quản lý xã hội. Do vậy, người ta vẫn thường nói chỉ trong 181 ngày ngồi trên ghế Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông đã đặt nền móng cho hệ thống tư pháp nói riêng và luật pháp nói chung của thể chế Dân chủ Cộng hòa của nước Việt Nam.

Ông thường nói là trong các sắc lệnh ấy, 4 sắc lệnh quan trọng nhất là: Sắc lệnh về tổ chức đoàn thể luật sư (số 46 ngày 10/10/1945); Sắc lệnh về quốc tịch Việt Nam (số 53 ngày 20/10/1945); Sắc lệnh về tổ chức tòa án và ngạch thẩm phán (số 12, ký ngày 24/01/1946); Sắc lệnh tổ chức toàn án quân sự (số 21, ngày 14/02/1946)

Nhưng tôi nghĩ, sắc lệnh quan trọng nhất, được đánh giá cao trong thời khắc lịch sử còn đang “trứng nước” của chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 về việc “Tạm thời áp dụng luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam, nếu không trái với những điều thay đổi được ấn định, cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn nước Việt Nam”. Một đất nước, một xã hội của bất kỳ dân tộc nào theo thể chế nhà nước pháp quyền, không thể không có luật pháp, dù chỉ 1 ngày.

Tôi nghĩ 181 ngày này là thời gian “hoành tráng” nhất trong cuộc đời hoạt động của ông với tư cách là 1 luật gia sắc sảo được đào tạo chính quy, tuy lúc đó ông mới chỉ 33 - 34 tuổi đời.

{ keywords}

Bài học đầu tiên: Tự lập

Ông là một người điềm đạm và rất bình tĩnh, ít khi nóng giận, chưa bao giờ mắng con, đánh con lại càng không. Ông dạy con bằng cách sống, cách cư xử của ông trong gia đình và ngoài xã hội. Sau này, chúng tôi cũng dạy con như vậy.

Ông rất quý mến bạn bè của con, rất thích nói chuyện với những người trẻ. Vì vậy mà khi bạn chúng tôi đến nhà, ông thường nói chuyện với bạn chúng tôi rất cởi mở, như với những người bạn vong niên.

Về việc học hành của con, ông hoàn toàn tin tưởng vào nhà trường.

Mặt khác, ông đã giáo dục các con tính tự lập, không dựa vào vị thế của ông trong xã hội để giải quyết vấn đề của mình, như chọn ngành học hay đuoc làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài (tôi bảo vệ luận án PTS kinh tế nông nghiệp năm 1982 tại Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội). Sự thành công trong sự nghiệp khoa học của tôi hầu như do nỗ lực và sự nhạy bén với thực tiễn của bản thân.

Cuộc đời tôi chỉ có duy nhất một lần buộc phải dựa vào uy tín của ông để giải quyết vấn đề của mình.

Đó là vào năm 1973, tôi nhờ ba viết thư cho bác Bùi Quang Tạo, Bộ trưởng Bộ Kiến Trúc để xin mua vật liệu làm nhà ở làng Mọc Chính Kinh (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) trước khi tôi lấy vợ.

Đối với cấp dưới, ông cư xử bình đẳng trên tinh thần tôn trọng nhau. Cán bộ tiếp quản thành phố Hải Phòng vào tháng 5/1955 phần lớn là nông dân ít học, nay làm việc trong Ủy ban hành chính thành phố, nên họ không biết ngay cả soạn thảo một văn bản hành chính, ông đã ân cần hướng dẫn họ.

{ keywords}
Ông Vũ Trọng Khánh tuyên thệ luật sư tại Tòa thượng thẩm Hà Nội ngày 26/11/1941

Bài học từ cuộc sống kham khổ

Ba tôi sống rất kham khổ. Tôi không thể tưởng tượng được tại sao có điều kiện mà ông lại sống khổ như vậy.

Trong kháng chiến chống Pháp, cuộc sống rất thiếu thốn, nhưng lúc đó tôi còn nhỏ, không cảm nhận được. Cho nên giờ đây, đọc lại những suy nghĩ dằn vặt, trằn trọc của ba tôi được ghi chép trong cuốn nhật ký 4 tháng chỉnh huấn ở Việt Bắc năm 1953, tôi muốn khóc vì thương ông quá chừng.

Mẹ thì ốm yếu mà vẫn phải kiếm sống bằng đủ nghề, từ may quần áo cho bà con trong thôn xã, đến làm tương, nuôi dê, gà, trồng rau…, ông thì đi công tác vắng nhà thường xuyên, chỉ hưởng phụ cấp, không có lương.

Có lần ông kể với tôi rằng, ông đến thăm anh Huỳnh (con trai cả của ông), đang học phổ thông ở Tuyên Quang, thấy anh Huỳnh vừa bị hen nặng vừa đói ăn, người lả đi không còn sức sống. Ông chở anh đến tiệm phở, sau khi ăn xong anh mới tỉnh lại.

Tôi còn nhớ, có lần ông đi bào chữa ở toà án về, đưa cho mẹ tôi một phong bì tiền thù lao do tòa án thành phố Hải Phòng trả. Mẹ mở phong bì ra chỉ thấy có 20 đồng, liều kêu lên “Ông nghiên cứu hồ sơ cả tháng trời mà chỉ được trả công 20 đồng à?”.

Luật sư bào chữa thời đấy không được phép nhận thù lao từ thân chủ, mà tự tòa án theo đơn giá do Nhà nước quy định như là tiền bồi dưỡng làm thêm giờ của công chức. Mà hồi ấy, ba tôi toàn bào chữa cho những người bị oan sai và nghèo túng, nên nhiều khi ba mẹ còn phải giúp đỡ họ ít nhiều.

Bây giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu rằng ông lại có thể sống trong căn phòng 48m2 (ở tầng 2 của một ngôi nhà có tới 5 – 7 hộ cùng chung sống),   không có phòng ngủ riêng và không có cả nhà vệ sinh riêng, còn nhà bếp và phòng tắm riêng thì được cải tạo tự cái sân trước của phòng ở.

Trong khi đó, trên cương vị Phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố phụ trách nhà đất, trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, ông hoàn toàn có thể nhận được 1 căn nhà tiện nghi, như những người lãnh đạo khác cùng thời với ông.

Mãi nhiều năm sau, ông mới cải tạo gầm cầu thang vốn là kho để xe đạp, thành nhà vệ sinh dùng riêng, ở ngôi nhà 40 Lạch Tray (Số cũ là 42). Mà lúc ấy, xi măng cũng chỉ phân phối theo kế hoạch. Đích thân ông lại phải lên Ủy ban kế hoạch thành phố xin mua mấy bao xi măng để xây nhà vệ sinh.

Sau khi nước nhà thống nhất, ông vào Sài Gòn chơi, và đã nảy sinh ra sáng kiến làm nghề xay bột cho trẻ em.

Ông mua được mô – tơ điện đem về gắn với máy xay bột do mấy “đệ tử” là công nhân cơ khí chế tạo giúp.

Tôi còn nhớ, điện lúc có  lúc không, nên việc xay bột cũng bấp bênh. May nhờ có ông Đoàn Duy Thành (chủ tịch, rồi Bí thư thành ủy của Hải Phòng) lệnh cho Sở Điện lực “câu” 1 đường điện ưu tiên cho nhà tôi. Ba tôi chỉ dùng cho máy xay bột, còn cả nhà vẫn tối om với ánh sáng đèn dầu. Ba và mẹ thay nhau xay bột, nhiều hôm phải làm đến tận khuya 12 giờ đêm.

Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật khôi hài và kỳ lạ, khi một vị luật sư Tây học đã thành danh, không biết nấu cơm, không biết tiêu tiền, nhưng lại biết và phải biết xay bột cho trẻ em để kiếm sống.

Khi chuyển sang kinh tế thị trường, cuộc sống dễ thở hơn, chế độ đãi ngộ của nhà nước tốt hơn cho ông, thì ông lại ra đi ( 22/1/1996).

Chưa bao giờ tôi thấy ông phàn nàn về công việc, lương bổng, nhà cửa, đãi ngộ. Tôi vẫn tự hỏi: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”.

{ keywords}

PGS.TS Vũ Trọng Khải

Thấy việc có ích thì làm

Nếu hỏi bài học gì tôi rút ra được từ sự nghiệp của ông, thì đó là: Tự trọng, Tôn trọng sự thật, tôn trọng mọi người, thấy việc gì có ích thì làm, không lạm dụng trách nhiệm, quyền hạn của mình, không bao giờ làm hại người khác, bất kể họ là ai, cư xử với mình tốt hay xấu.

Ông không giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBHC Thành phố Hải phòng khi mới 49 tuổi (tháng 4/1961), thì ông nghĩ ra và làm những việc khác có ích cho xã hội.

Bảy năm trước khi nghỉ hưu, từ 1971 - 1977, ông sáng lập và làm trưởng tiểu ban vận trù học thuộc Ban Khoa học và kỹ thuật Thành phố Hải Phòng (tương đương cấp trưởng phòng ở Sở) để giúp các xí nghiệp và HTX nâng cao hiệu quả quản lý.

"Nếu hỏi bài học gì tôi rút ra được từ sự nghiệp của ông, thì đó là: Tự trọng, Tôn trọng sự thật, tôn trọng mọi người, thấy việc gì có ích thì làm, không lạm dụng trách nhiệm, quyền hạn của mình, không bao giờ làm hại người khác, bất kể họ là ai, cư xử với mình tốt hay xấu".

Trên cương vị Chủ tịch Hội Luật gia thành phố, ông tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật cho công chức và người dân. Trên cương vị luật sư, ông tham gia cãi nhiều vụ án, cứu được nhiều dân oan.

Tôi còn nhớ HTX An Thắng, huyện An Lão là điển hình tiêu biểu của ngành nông nghiệp Hải Phòng. Anh Ngô Thanh Phương là chủ nhiệm của hợp tác xã này, rất năng động, nhiệt tình xây dựng nên hợp tác xã, kể cả việc ứng dụng vận trù học trong quản lý sản xuất.

Khoảng những năm 70 của thể kỷ 20, xã viên hợp tác xã thiếu đói do mất mùa lúa và do chính sách lương thực lúc đó. Anh Phương vận động bà con gom được 3.000 đồng và thuê được máy bay trực thăng của quân đội, lên Sơn La mua sắn về cho xã viên.

Thế là anh bị bắt giam và kết tội vi phạm chính sách lương thực của Nhà nước. Ba tôi đã cãi cho anh được tha bổng.

Tôi còn nghe nhiều vụ án oan nữa, nhờ ba tôi mà họ được giải oan, như vụ ông giám đốc nhà máy cơ khí kiến thiết HP, thầy giáo Doãn Đông Giao, quyền hiệu trưởng trường cấp 3 Thái Phiên bị nghi tham ô, vụ anh bộ đội phục viên, làm công nhân bốc vác ở Cảng Hải Phòng bị nghi là ăn cấp hàng hóa khi bốc xếp…

Đổi lại, và trên hết tất cả, ông được sự quí mến, kính trọng của người dân Hải Phòng, kể cả những người không quen.

Tôi còn nhớ, có lần ông đi bộ trên phố Cầu Đất, bị tụt huyết áp, ngất xỉu, một người đạp xích lô đã chở ông về nhà, không nhận thù lao. Mà trong túi lúc đó chắc ông cũng chẳng có tiền trả công cho người đạp xe xích lô.

Rồi đám “đệ tử” hay đến nhà đàm đạo với ông đủ mọi chuyện trên đời. Họ đã tự nguyện chữa máy xay bột, máy bơm nước, xe gắn máy… cho ông, bà mà không nhận thù lao.

Tuy quê ở làng Cự Đà, Hà Đông, nhưng hầu như toàn bộ cuộc đời của ông gắn với thành phố Hải Phòng, từ năm 1938 cho đến tháng 1/1996, trừ những năm 1945, 1946 ông làm việc ở Hà Nội và 8 năm kháng chiến chống Pháp, khi ông ở Việt Bắc.

Tôi nghĩ phần thưởng quý giá nhất đối với ông là sự kính trọng của đồng nghiệp, của họ hàng, của người dân Hải Phòng sống cùng thời với ông.

  • Ngân Anh Ghi

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
友情链接