Bao nhiêu thí sinh chọn ngành chỉ vì điểm?


相关文章
- 、
-
"> CMS bán laptop dùng chíp Atom đầu tiên -
Quán phở Hà Nội 30 năm ngày nào cũng đông kín, khách ăn hoài không chánNằm ở số 50 phố Hàng Vải, đoạn giao với Phùng Hưng, quán phở bò 30 năm tuổi thu hút sự chú ý của nhiều người bởi sự đông đúc, tấp nập khách vào ra. Với lượng bán từ 1.000 đến 1.600 bát mỗi ngày, phở Khôi gây thương nhớ cho du khách bởi hương vị nước dùng ngọt thanh mà vẫn đậm đà, và với từng miếng thịt tươi ngon, chất lượng.
Nhắc đến phở Khôi, thực khách thường sẽ nghĩ ngay đến phở lõi và gầu giòn. Đây cũng là những loại làm nên thương hiệu của quán. Ở đây, thịt lõi được thái mỏng, trần thật nhanh qua nước dùng, vừa giữ được độ giòn mà vẫn mềm ngọt, đậm vị bò. Còn món gầu lại có màu vàng đẹp mắt, ăn giòn sần sật, chắc thịt nhưng không hề dai. Tất cả đều nhờ bí quyết riêng rất cầu kỳ của quán.
"> -
Đối tác Apple cảnh báo thiếu điện tại Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứngMột số công ty, bao gồm các nhà cung ứng lớn của Apple, cho biết họ phải tạm dừng hoặc giảm hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở tỉnh Giang Tô, sau khi chính quyền địa phương tại đây hạn chế nguồn cung điện cho mục đích công nghiệp đến hết tháng.
Các thành phố trong tỉnh yêu cầu doanh nghiệp ngừng sử dụng điện hoàn toàn từ 26/9 đến cuối tháng hoặc giảm mức tiêu thụ năng lượng trong những ngày còn lại của tháng từ 10% tới 30% so với mức thông thường.
Những hạn chế này được đưa ra sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ trừng phạt nghiêm khắc các tỉnh không đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và cắt giảm carbon thường niên.
Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia hồi giữa tháng 8 đưa cảnh báo, nêu tên hàng loạt tỉnh – bao gồm các trung tâm công nghiệp quan trọng như Giang Tô, Quảng Đông và Hồ Bắc – vì dùng quá nhiều năng lượng, không đáp ứng lời kêu gọi “kiểm soát sử dụng năng lượng và khí thải carbon” trong nửa đầu năm.
Các biện pháp đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến nhà cung ứng của Apple, Tesla, Microsoft, HP và Dell, cũng như làm gián đoạn sản xuất tại các nhà cung ứng dịch vụ kiểm tra, đóng gói chip cho Qualcomm, Nvidia và Intel.
Những doanh nghiệp, từ sản xuất linh kiện, chip đến đơn vị lắp ráp, đều cảnh báo gián đoạn năng lượng trong tháng sau có thể tạo hiệu ứng gợn sóng xuyên suốt chuỗi cung ứng, do thời điểm tháng 9 tới tháng 11 thường là thời kỳ bận rộn nhất với các nhà sản xuất điện tử. Bỏ lỡ khung sản xuất này không chỉ gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn của chuỗi cung ứng mà còn dẫn đến doanh số đáng thất vọng của đối tác.
Giám đốc một nhà cung ứng iPhone trả lời Nikkei rằng họ đang xem xét lượng tồn kho linh kiện và bộ phận. Dù tình hình vẫn kiểm soát được ở thời điểm hiện tại, họ lo ngại gián đoạn lớn sẽ xảy ra vào tháng 10 khi hết tồn kho.
Gián đoạn sản xuất cũng khiến khủng hoảng bán dẫn trở nên trầm trọng hơn. ASE Technology Holding – nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra và đóng gói chip lớn nhất thế giới – cho biết tuân thủ chính sách tiết kiệm năng lượng của chính phủ. Tuy nhiên, họ phải sắp xếp lại việc giao hàng trước thời hạn để giảm thiểu tác động cho khách hàng.
Pegatron, một trong hai nhà thầu lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, sẽ giảm sử dụng điện không cần thiết để giảm mức tiêu thụ năng lượng ít nhất 10%.
Các nhà sản xuất áp dụng nhiều biện pháp để đáp ứng quy định, từ đóng băng một số dây chuyền đến giảm hoạt động không cần thiết, sử dụng tồn kho để trả hàng trong ngắn hạn. Vài doanh nghiệp bố trí để nhân viên làm thêm giờ từ 1/10 nhằm bù đắp tổn thất về công suất cuối tháng 9.
Trung Quốc đang thúc đẩy các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, hi vọng đạt trung lập carbon vào năm 2060.
Du Lam (Theo Nikkei)
Nguồn cung iPhone 13 ảnh hưởng từ chính sách tiết kiệm điện của Trung Quốc
Một số đối tác quan trọng của Apple và Tesla đã tạm dừng sản xuất tại vài nhà máy Trung Quốc, nhằm tuân thủ chính sách tiêu thụ năng lượng của nước này.
"> -
Đến lượt Hàn Quốc giáng đòn lên các gã khổng lồ công nghệHồi tháng 8, công ty đã bị phạt 3,3 tỷ won (2,8 triệu USD) vì cáo buộc thực hiện "những giao dịch không công bằng". Theo đó, Coupang đã tạo áp lực buộc các chủ doanh nghiệp nhỏ và nhà cung cấp địa phương phải tăng giá bán sản phẩm trên những nền tảng đối thủ.
Các công ty công nghệ lớn của Hàn Quốc phát triển thần tốc trong đại dịch. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Siết chặt kiểm soát
Ông Kang Han-seung, Giám đốc điều hành Coupang, và ông Brian Kim, tỷ phú sáng lập ứng dụng nhắn tin lớn nhất Hàn Quốc Kakao, đã bị triệu tập tại phiên điều trần của Quốc hội Hàn Quốc. Coupang cho biết sẽ đệ đơn kiện khoản tiền phạt chống độc quyền.
Cuộc trấn áp của chính quyền Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở các công ty Hàn Quốc. Mới đây, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên áp đặt những hạn chế đối với các cửa hàng ứng dụng sinh lời do Apple Inc. và Alphabet Inc. của Google điều hành.
Các quy tắc mới được áp đặt nhằm hạn chế phí hoa hồng và đa dạng hóa phương thức thanh toán khi mua hàng trên ứng dụng.
Theo nhà lập pháp Hàn Quốc Chae Yi-bai, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ nhiệm bà Lina Khan làm chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã giúp Hàn Quốc có thêm động lực để chấn chỉnh ngành công nghiệp.
Năm 2017, bà Khan từng viết một bài báo chỉ trích khuôn khổ chống độc quyền lỗi thời của Mỹ. Bà cho rằng điều này giúp gã khổng lồ bán lẻ Amazon tránh bị giám sát. Bà cũng giúp Hạ viện Mỹ điều tra Facebook, Google, Amazon và Apple về việc độc quyền trong cạnh tranh trực tuyến. Truyền thông Mỹ mô tả bà là "nỗi ác mộng" của các tập đoàn công nghệ lớn.
Ông Brian Kim, tỷ phú sáng lập ứng dụng nhắn tin lớn nhất Hàn Quốc Kakao. Ảnh: Kakao.
"Các công ty công nghệ đã phát triển theo cấp số nhân trong đại dịch. Tuy nhiên, điều đó tạo ra xung đột lợi ích giữa những doanh nghiệp nền tảng này và các cửa hàng bán lẻ", ông Chae bình luận.
"Người ta lo ngại rằng với tốc độ phát triển thần tốc và xu hướng độc quyền, các công ty công nghệ có thể khai thác dữ liệu người dùng và gây tác động tiêu cực đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành", ông nói thêm.
"Những động thái mới của chính quyền Hàn Quốc đối với các gã khổng lồ công nghệ bắt đầu từ đó", ông Chae giải thích.
Việc doanh nghiệp lớn chèn ép các doanh nghiệp nhỏ là một chủ đề nhạy cảm tại Hàn Quốc. Bởi nhiều người nước này kiếm sống bằng cách điều hành doanh nghiệp của riêng minh.
Theo dữ liệu mới nhất, tỷ lệ tự doanh tại nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới dao động ở mức 25% vào năm 2019, cao hơn khoảng 10 điểm phần trăm so với mức trung bình của các nước thành viên trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Biểu tượng của lòng tham
Theo Bloomberg, đảng cầm quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã dùng cuộc tấn công vào các công ty công nghệ lớn để giành lại phiếu bầu.
"Kakao từng là biểu tựng của sự phát triển và đổi mới. Nhưng dường như nó đã trở thành biểu tượng của lòng tham", ông Song Young-gil, Chủ tịch đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc, nhấn mạnh.
Đảng cầm quyền đang tìm cách thông qua dự luật giới hạn phí hoa hồng của các dịch vụ nền tảng trực tuyến. Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc cũng thúc đẩy những quy định mới nhằm bảo vệ người tiêu dùng và người bán hàng trên các nền tảng trực tuyến.
"Các nền tảng trực tuyến có ảnh hưởng lớn trên thị trường. Điều đó dẫn đến những giao dịch không công bằng, chẳng hạn phí hoa hồng quá cao", ông Song Kap-seok, một thành viên của đảng cầm quyền, bình luận.
Khi áp lực ngày càng gia tăng, các công ty công nghệ cũng tìm cách xoa dịu dư luận. Kakao cho biết họ đang từ bỏ mô hình tăng trưởng kéo dài hàng thập kỷ của mình.
Các biện pháp giãn cách xã hội trong thời kỳ dịch Covid-19 khiến nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng cao, giúp những tập đoàn như Coupang hưởng lợi. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Công ty cho biết họ đang xây dựng một quỹ 300 tỷ won để giúp đỡ các nhà cung cấp nhỏ, cũng như loại bỏ những kế hoạch cạnh tranh với các cửa hàng truyền thống nhỏ.
Tuy nhiên, một số công ty đã phản đối. Trong một tuyên bố, Coupang cho biết họ đang đổi mới thị trường bán lẻ - vốn bị các tập đoàn lớn thống trị từ lâu - thông qua việc cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm giá rẻ và giao hàng nhanh hơn.
"Căng thẳng đang gia tăng trước cuộc bầu cử tổng thống", ông Jungwook Lim tại công ty đầu tư mạo hiểm TBT (có trụ sở ở Seoul) bình luận.
"Các unicorn (startup được định giá trên 1 tỷ USD) lo ngại về ảnh hưởng của những quy định mới đối với mô hình nền tảng. Trong khi đó, giới đầu tư sợ rằng môi trường quy định chặt chẽ hơn sẽ cản trở các thương vụ như sáp nhập và mua lại", ông nói thêm.
(Theo Zing)
Kỳ lân công nghệ nở rộ ở Hàn Quốc
Được sự hỗ trợ từ chính phủ, nhiều startup ở Hàn Quốc ngày càng mạnh lên và vươn mình trở thành kỳ lân công nghệ, bất chấp tình cảnh đối nghịch ở các khu vực khác.
">