Tờ Reuters vừa qua đã thực hiện phỏng vấn anh Mike Chen,ộcchiếngiảmgiánhiềuhãngôtôTrungQuốclâmcảnhkhókhănhận định mu công nhân sản xuất của một doanh nghiệp liên doanh giữa tập đoàn SAIC nội địa và Volkswagen tại Trung Quốc, cho thấy cuộc chiến về giá khốc liệt giữa các hãng xe đang ảnh hưởng lớn đến đời sống và môi trường làm việc của người lao động.
Theo anh Chen, công ty đã cắt toàn bộ tiền thưởng và lương tăng ca của anh trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khiến cho thu nhập trung bình của anh chỉ còn bằng 1/3 so với lúc mới được nhận vào công ty hồi năm 2016.
Đỉnh điểm là vào thời gian gần đây nhất, công ty đã chuyển ca làm việc của số đông công nhân, trong đó bao gồm cả anh Chen sang buổi tối để không cần phải bật điều hòa không khí nhằm tiết kiệm điện.
Đây không phải là một trường hợp đặc biệt mà là tình trạng chung của đa số người lao động trong ngành chế tạo ô tô hiện nay tại Trung Quốc.
Anh Mike Chen chia sẻ, ở thời điểm được nhận vào làm việc, anh tràn đầy hào hứng, phấn khởi và tự hào, nhưng giờ đây, chỉ còn là bực tức mà buồn bã.
Cuộc chiến về giá cả do Tesla khởi xướng tại Trung Quốc đã kéo hơn 40 công ty chế tạo ô tô vào một vòng xoáy giảm giá điên cuồng nhằm tranh giành thị phần khốc liệt. Điều đó khiến không ít lao vào cảnh khốn đốn do không đủ khả năng duy trì sản xuất vì lợi nhuận thấp, có nguy cơ phá sản.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới cho rằng, lĩnh vực ô tô từng là một trong những đầu tàu đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, nhưng có thể sẽ biến thành lực cản bởi cuộc chiến về giá bán ô tô. Với mức giá bán không lợi nhuận, thậm chí là bán lỗ, đã và đang tự kết liễu các doanh nghiệp ô tô mà không có cách nào ngăn lại.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, theo ước tính của Cơ quan nhà nước Trung Quốc, toàn bộ thị trường nước này đã tiêu thụ 11,4 triệu ô tô và xuất khẩu hơn 2 triệu chiếc. Dù vậy, mức tăng trưởng chủ yếu đến từ nước ngoài khi mà tỷ lệ xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng tới 81% so với cùng kỳ, trong khi đó tỷ lệ trong nước chỉ tăng đúng 1,7% dù cho giá xe đã giảm xuống “đáy”.
Theo ông George Magnus, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Oxford chia sẻ: “Định hướng sai trọng tâm sản xuất, không quan tâm đúng mực tới nhu cầu của khách hàng dẫn tới tình trạng tồn kho diện rộng, giảm giá liên tục và cuối cùng là căng thẳng tài chính của các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc.”
Hiệp hội xe khách Trung Quốc cho biết, toàn ngành ô tô nước này có năng lực sản xuất tối đa tới 43 triệu ô tô mỗi năm vào năm 2022, nhưng hiện nay, tỷ lệ chỉ đạt khoảng 54,5% tổng công suất, giảm xuống từ mức 66,6% tổng công suất của năm 2017. Điều đó cho thấy, nhu cầu của thị trường đang giảm xuống nhanh chóng và lượng hàng tồn kho của các hãng xe đang tăng lên.
Đồng thời, đi kèm với những khủng hoảng về tài chính, các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, thưởng và tăng nặng công việc đối với người lao động, vốn đang có khoảng 30 triệu người. Điều này chắc chắn trực tiếp làm giảm thu nhập của một phần không nhỏ dân số, tăng tỷ lệ thất nghiệp và càng thu hẹp nhu cầu tiêu dùng nói chung.
Vào tháng 8, Tập đoàn BYD, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, đã đăng thông báo tuyển dụng công nhân cho nhà máy của mình tại thành phố Thẩm Quyến, trong đó quảng cáo mức lương ước tính khoảng 5.000 – 7.000 tệ/tháng (tương đương khoảng 20 triệu VND), thấp hơn mức lương trung bình theo khảo sát của Chính phủ là 11.000 tệ/tháng (tương đương khoảng hơn 30 triệu VND). Điều này cho thấy tình hình đang tệ tới mức nào.
Không chỉ các hãng xe nội địa, Mitsubishi và Toyota Trung Quốc đã sa thải hàng nghìn nhân viên địa phương của mình sau khi doanh số bán hàng sụt giảm. Tesla hay ông lớn về pin CATL đã tạm ngừng các hoạt động tuyển dụng trong thời điểm hiện nay, trong khi Hyundai Trung Quốc đang cố bán một nhà máy của mình ở thành phố Trùng Khánh.
Hùng Dũng (theo Reuters)
Trung Quốc thắt chặt sản xuất xe điện sau tình trạng dư thừa công suất
Sự bùng nổ quá nhanh của xe điện tại Trung Quốc dẫn đến tình trạng dư thừa buộc chính phủ nước này phải thắt chặt công tác quản lý.