Kinh doanh

Sinh viên kêu mất oan học phí vì trường đổi chuẩn đầu ra

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-03-30 01:07:35 我要评论(0)

Chia sẻ với VietNamNet,ênkêumấtoanhọcphívìtrườngđổichuẩnđầbóng đá trực tiếp ngoại hạng anh em Nguyễnbóng đá trực tiếp ngoại hạng anhbóng đá trực tiếp ngoại hạng anh、、

Chia sẻ với VietNamNet,ênkêumấtoanhọcphívìtrườngđổichuẩnđầbóng đá trực tiếp ngoại hạng anh em Nguyễn D., một sinh viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tâm sự vấn đề chuẩn đầu ra ngoại ngữ của trường hiện đang làm không ít sinh viên vào thế “bị quay như chong chóng”.

D. cho hay, theo quy định trước đây của trường, các sinh viên của trường muốn tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ có thể được xác định bằng 1 trong 2 hình thức. 

Hình thức thứ nhất, sinh viên có thể theo học tại trường với học phần Ngoại ngữ tương đương chuẩn đầu ra B1 (có thể coi như một kỳ thi “2 trong 1”, vừa thi qua môn tiếng Anh B1 nếu đạt từ 4,5 trở lên và nếu đạt từ 6,5 trở lên thì đạt yêu cầu chuẩn đầu ra).

Hình thức thứ hai là các sinh viên có thể chọn học tiếng Anh ở ngoài rồi mang chứng chỉ về, sẽ được nhà trường công nhận. 

“Mới kỳ trước (kỳ 1 năm thứ ba của D.- PV), trường còn thông báo sẽ công nhận điểm và chuẩn đầu ra theo hình thức “2 trong 1” nếu theo học tiếng Anh và đạt B1 tại trường; nhưng giờ đây, trường chỉ công nhận cho sinh viên khóa cuối. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng em vừa mất thời gian, công sức, tiền bạc để học ở trường mà không được công nhận. Nếu trường thông tin rõ ràng với chúng em từ trước thì chúng em đã đi học luôn ở bên ngoài lấy chứng chỉ về phủ điểm cho cả môn tiếng Anh B1 và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra. Giờ chúng em lại phải mất thêm tiền để học”, D nói.

Mới đây, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng thông báo tới các sinh viên: “Theo Công văn số 4116/ĐHQGHN-ĐT ngày 14/12/2021 của Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp phải được minh chứng bằng một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trong phụ lục đính kèm.

Đối với các trường hợp sinh viên năm cuối (đã học và thi kết thúc học phần ngoại ngữ theo Hướng dẫn số 297/HD-ĐHQGHN) có quyết định công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ trước ngày 1/5/2022 được ĐH Quốc gia Hà Nội chấp nhận.

Các sinh viên không thuộc diện năm cuối (đã học và thi kết thúc học phần ngoại ngữ theo Hướng dẫn 297/HD-ĐHQGHN) vẫn cần thi chứng chỉ đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Một sinh viên nêu quan điểm: “Có những sinh viên khoá K64 đã học cùng lúc với sinh viên năm cuối (K63) và thi kết thúc học phần ngoại ngữ B1 theo hướng dẫn trước đó, đồng thời cũng đã có tên trong danh sách công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ trước ngày 1/5/2022.

Cùng được xác nhận công nhận chuẩn đầu ra trước đó, cùng bỏ thời gian và công sức như nhau nhưng tại sao những bạn trong trường hợp này (cũng phải đến cả ngàn sinh viên) lại không được chấp nhận mà chỉ sinh viên năm cuối mới được chấp nhận? Tại sao lại bất công như vậy? Đề nghị nhà trường xem xét lại”.

Một số nhóm sinh viên cho rằng trường cần giải quyết 1 trong 2 phương án là công nhận chuẩn đầu ra cho những sinh viên đang tham gia hay đã kết thúc học phần ngoại ngữ B1 hoặc trả lại tiền học phí cho sinh viên.

Về sự việc này, trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các sinh viên cần hiểu rằng, thông báo điều chỉnh của nhà trường theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội, căn cứ theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Bà Hương cho hay, theo các quy định mới, minh chứng cho chuẩn đầu ra phải được chuẩn hóa bằng chứng chỉ chứ không phải là chứng nhận xét tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

“Nhưng muốn có chứng chỉ thì buộc các em phải thi thì mới có. Các sinh viên vượt qua học phần ngoại ngữ trong chương trình học của trường không có nghĩa đã đảm bảo năng lực đạt B1, mà phải trải qua một kỳ thi. Việc này cũng được áp dụng cho sinh viên toàn quốc, chứ không phải chỉ riêng sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, hay sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn”.

Về việc sinh viên yêu cầu trường trả lại tiền học phí học phần Ngoại ngữ tương đương chuẩn đầu ra B1, bà Hương cho hay: “Đây là một môn học nằm trong chương trình học chính khóa và buộc phải có điểm tổng kết, chứ nhà trường không thu thêm. Tức là để đủ số tín chỉ tích lũy, sinh viên vẫn phải đăng ký các học phần ngoại ngữ này. Trong trường hợp sinh viên có chứng chỉ rồi thì trường miễn cho các em không phải học, còn việc đăng ký học phần là bắt buộc tham gia”. 

Bà Hương cho biết thêm: “Học xong thì nhà trường chỉ cấp chứng nhận. Trước đây, ĐH Quốc gia Hà Nội quy định chỉ cần chứng nhận chuẩn đầu ra tương đương với trình độ năng lực ngoại ngữ B1 là có thể ra trường. Sinh viên cần hiểu rằng việc công nhận trước đây là trường công nhận chứng nhận, chứ không phải là chứng chỉ. Nhưng bây giờ, các cấp quy định phải có chứng chỉ mới tốt nghiệp ra trường, trước đây chứng nhận vẫn có thể được”.

Theo bà Hương, năm nay, các sinh viên năm cuối (đã học và thi kết thúc học phần ngoại ngữ theo Hướng dẫn số 297/HD-ĐHQGHN) có quyết định công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ trước ngày 1/5/2022 vẫn được ĐH Quốc gia Hà Nội chấp nhận. Việc này hợp lý bởi khi ban hành chính sách mới có những điều kiện chuyển tiếp, giải quyết cho những trường hợp cận kề.

“Khi chuyển từ chứng nhận sang chứng chỉ thì ĐH Quốc gia Hà Nội cũng tính đến độ tác động của chính sách, khi mà sinh viên năm cuối không còn kịp thời gian để đi thi chứng chỉ năm nay. Để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên năm cuối tốt nghiệp đúng hạn, thì các em này chỉ cần có chứng nhận vẫn được tốt nghiệp bình thường. 

Còn các sinh viên năm hai, năm ba, chưa ra trường năm nay, còn đủ thời gian để chuẩn bị hoàn thiện chứng chỉ thì phải thực hiện theo quy định về chuẩn đầu ra là có chứng chỉ mới tốt nghiệp ra trường”, bà Hương cho hay.

“Cũng cần nhìn nhận rằng, có học ở đâu thì cũng phải chi trả học phí và lệ phí để thi lấy chứng chỉ. Chứ không phải học ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không phải thi chứng chỉ hay học ở trung tâm nào khác thì học xong là được cấp chứng chỉ luôn. Cần nhận thức rằng học là một chuyện, còn thi để lấy chứng chỉ là một việc khác. Ví dụ dù các em có học TOEFL, IELTS,... ở đâu thì cuối cùng vẫn phải đi thi lấy chứng chỉ”.

Bà Hương cũng nhìn nhận phần lỗi của nhà trường trong công tác truyền thông khi dù gửi thông tin về những thay đổi chính sách từ cấp vĩ mô đến cấp trường nhưng chưa giải thích thấu đáo cho sinh viên hiểu. “Cũng chính điều này khiến các em bức xúc chuyện phải có chứng chỉ, rồi thắc mắc tại sao, các anh chị năm cuối được mà mình không được”, bà Hương nói.

Bà Hương cho hay, thực tế, bây giờ nhà trường vẫn cấp cho sinh viên giấy chứng nhận như trước đây. Chỉ có điều, giờ đây, theo quy định mới, giấy chứng nhận đó không còn được xét tốt nghiệp mà phải là chứng chỉ.

Bà Hương cho hay, quy chế đào tạo này của Bộ GD-ĐT áp dụng cho sinh viên trên toàn quốc, chứ không chỉ riêng sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội.

Theo bà Hương, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Ngoại ngữ của nhà trường  cũng đang có nhiều nỗ lực để hỗ trợ giúp các thí sinh trong việc thi lấy chứng chỉ sớm nhất. 

“Nhà trường cũng hiểu yêu cầu mới về chuẩn đầu ra ngoại ngữ khiến các em lo lắng, nhưng khó khăn này là khó khăn chung. Tuy nhiên, có ngoại ngữ tốt, cũng là một điều kiện thuận lợi để các em có công việc tốt sau này”, bà Hương chia sẻ.

Bộ GD-ĐT: Kiến nghị lùi 1 năm trần tăng học phí đại học

Bộ GD-ĐT: Kiến nghị lùi 1 năm trần tăng học phí đại học

Hôm nay (4/7), Bộ GD-ĐT đã có kiến nghị về việc áp dụng khung học phí mới đối với giáo dục đại học.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Bốn năm đằng đẵng mong con của đôi vợ chồng hiếm muộn

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump nhiều lần chỉ trích người nhập cư trái phép, cho rằng họ làm "vấy bẩn" dòng máu Mỹ, mang "gene xấu" vào quốc gia này. Ông tuyên bố sẽ thực hiện đợt trục xuất lớn nhất lịch sử Mỹ nếu trở lại Nhà Trắng.

Lời cảnh báo trên đang dần thành hiện thực. Sau khi đắc cử, ông đã chọn cựu giám đốc cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) Tom Homan, quan chức có quan điểm cứng rắn trong nhập cư, làm "ông trùm biên giới" phụ trách nỗ lực trục xuất quy mô lớn. Đội ngũ cố vấn của ông Trump được cho là đang soạn các sắc lệnh để ông có thể triển khai kế hoạch trục xuất ngay trong ngày nắm quyền đầu tiên.

Theo Bộ An ninh và Nội địa Mỹ (DHS), khoảng 11 triệu người nhập cư đang sinh sống ở Mỹ bất hợp pháp và chiến dịch trục xuất của ông Trump có thể ảnh hưởng tới phần lớn số này.

Giới chuyên gia nhận định để đối phó với lượng người nhập cư bất hợp pháp lớn như vậy, ông Trump có thể bắt đầu từ xử lý những người mới vượt biên vào Mỹ, bằng cách mở rộng quy định trục xuất, thu hồi các sắc lệnh bảo vệ người nhập cư và kích hoạt Đạo luật Kẻ thù từ bên ngoài năm 1798.

Ông Donald Trump cầm biểu đồ về tình trạng nhập cư trái phép vào Mỹ khi vận động tranh cử ở Howell, bang Michigan ngày 20/8. Ảnh: AFP" alt="Ông Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép thế nào" width="90" height="59"/>

Ông Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép thế nào

{keywords}Mắt bà Kim Huệ đỏ hoe khi nhận được bịch gạo 5kg của mạnh thường quân trao.

‘Đây là quà của một mạnh thường quân gửi chị trao giúp, em cứ nhận cho người ta vui. Mấy hôm nay cách ly toàn xã hội, chắc em bán hàng khó lắm’, bà Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố 8 nói.

Đặt gói quà xuống, bà Kim Huệ lấy nước mời khách và nói: ‘Em cảm ơn chị và người trao nhé. Đang dịch bệnh, ai cũng khó khăn mà họ tốt quá’.

Bà Kim Huệ là mẹ đơn thân nuôi bốn con. Căn nhà bà đang ở là của ba mẹ bà để lại. Dù căn nhà rộng hơn 40 m2, nhưng có đến 20 người ở.

‘Vợ chồng con trai tôi và vợ chồng em tôi thì được ngủ trong hai phòng. Còn lại thì cứ trải chiếu dưới nền nhà nằm chung’, bà Huệ nói.

Trước đây, bà Huệ chạy xe ôm kiếm thu nhập. Ngày 1/4, việc cách ly toàn xã hội được thực thi. Lúc đó, chân bà vừa lành sau lần té xe. Con trai cũng thất nghiệp, con dâu bán cá ở trước nhà cũng ế vì dịch bệnh, bà lấy thêm hoa, trái cây về bán cùng con dâu.

{keywords}
Bà Lê Thị Thu Mì Cho biết, bà Kim Huệ là một người phụ nữ mạnh mẽ, vươn lên trong khó khăn của khu phố.

‘Dịch bệnh nên làm ăn khó quá. Không biết khi nào con virus corona này hết đi nữa’, bà Huệ thở dài.

Đưa tay chỉ mấy bịch quần áo cũ, bà Kim Huệ cho biết, trước đây bà thường nhận quà ủng hộ của các mạnh thường quân, khi quần áo cũ, khi gạo, khi đồ ăn và có cả tiền mặt. Bất kể món quà nào, bà cũng trân trọng. ‘Mấy chục năm rồi, tôi không phải mua quần áo mới, nhưng lúc nào cũng có đồ tốt mặc. Mấy bịch quần áo này tôi được người bạn cho, toàn là đồ tốt. Vì mặc không hết, tôi gói lại, ít hôm nữa cho mấy đứa em ở các tỉnh miền Tây’, người phụ nữ quê gốc Sài Gòn nói.

Chị bán cá bị cướp giữa đêm

Cách đó mấy trăm mét, mẹ con chị Bùi Thị Huệ, 47 tuổi, làm nghề bán cá cũng chật vật vì dịch bệnh. Chị cho biết, 8 tháng trước, chồng chị qua đời vì ung thư sau gần hai năm chữa trị.

Toàn bộ tiền tiết kiệm, tài sản đã bán hết chữa trị cho chồng, vì thế, hai mẹ con chị phải chuyển về căn nhà của bố mẹ ở tạm. Căn nhà này hai tầng, diện tích sàn rộng chưa đến 40 m2, nhưng có đến 15 người là 7 anh em chị và các cháu ở.

‘Bảy anh em tôi ai cũng khó khăn nên sống ở đây cho đỡ tiền thuê trọ. Nhà đông người nên không có phòng riêng, mỗi người chia nhau một tý nằm ngủ’, người phụ nữ sinh năm 1973 nói hoàn cảnh của mình.

{keywords}
Ôm bịch gạo và gói quà vào lòng, chị Huệ cho biết, chị rất trân trọng và biết ơn khi nhận được quà từ thiện trong mùa dịch bệnh.

3 giờ sáng ngày 1/4, như thường lệ, chị một mình chạy xe đến chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh) lấy cá về bán. Chạy xe đến gần trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh thì bị một thanh niên đi xe phân phối lớn áp sát giật mất hơn 2 triệu đồng.

‘Chắc anh ta theo dõi tôi nên mới biết, tiền tôi đang để trong túi áo’, chị Huệ nhớ lại. May mắn, chị giữ tay lái vững nên chỉ bị trầy xước chân một chút. Tuy nhiên, số tiền vốn đã mất, chị phải mua cá chịu về bán, hẹn hôm sau mang đến trả. ‘Mấy mối tôi lấy cá đều là người quen nên họ cũng tạo điều kiện’, chị Huệ nói, giọng vẫn chưa hết hoảng sợ khi nhớ lại vụ cướp mình gặp trong đêm.

Chị cho biết, con gái chị là giáo viên mới ra trường, chưa xin được chỗ làm ổn định nên đi dạy gia sư. Từ khi virus corona xuất hiện, mấy phụ huynh họ gọi đến xin cho con tạm nghỉ học, cô bé phải ra phụ bán cá với mẹ.

Bà Thu Mì cho biết, chị Huệ là một trong những gia đình khó khăn của khu phố, nhưng rất có ý chí vươn lên. ‘Chồng bị bệnh, một mình cô ấy vừa chăm chồng, vừa lo cho con ăn học. Con bé vừa ra trường thì dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Số nợ cô ấy vay để chữa bệnh cho chồng chưa trả xong nên làm hai mẹ con khó khăn hơn. Đây là phần quà chúng tôi gửi tặng cho người vươn lên trong khó khăn’, bà Thu Mì nói.

Ôm bao gạo và gói quà bà Thu Mì trao, chị Huệ nói bằng giọng biết ơn: 'Mẹ con tôi sẽ ăn hết số gạo này. Con gái tôi chắc cũng vui lắm'. Chị cũng nhắn với người trao, lần sau hãy nhường suất quà cho người khác, vì mẹ chị dù sao cũng đỡ hơn, vì còn có nhà, có công việc để làm.

Tình người trong xóm trọ nghèo nhất Sài Gòn mùa dịch Covid-19

Tình người trong xóm trọ nghèo nhất Sài Gòn mùa dịch Covid-19

Công ty cho nghỉ dịch từ tháng 2, Thanh phải nấu đồ ăn bán tại nhà để kiếm hơn 3 triệu/tháng mua tã, sữa cho con.  

" alt="Bị giật tiền đau lòng lo đứt bữa, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhà" width="90" height="59"/>

Bị giật tiền đau lòng lo đứt bữa, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhà