Tương lai báo chí ra sao và báo chí phải làm gì trước làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty công nghệ, mạng xã hội… là vấn đề then chốt được thảo luận tại hội thảo Báo chí: Nền tảng công nghệ, niềm tin và sự đổi mới.Hội thảo do Quỹ báo chí Hàn Quốc (KPF) tổ chức với sự tham gia đông đảo của các nhà báo, các giáo sư, chuyên gia, đại diện các công ty công nghệ hàng đầu thế giới tại Seoul từ 13-14/11/2017.
Quyền lực của báo chí đang suy giảm
Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty công nghệ, Google hay mạng xã hội đang đặt báo chí vào một cuộc cạnh tranh gay gắt bởi xuất bản thông tin giờ không còn là đặc quyền của báo chí nữa và các loại hình báo chí truyền thống cũng không còn là sự lựa chọn số một của độc giả trên toàn thế giới.
|
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-Yeon phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-Yeon khẳng định: "Quyền lực của báo chí đang suy giảm vì giờ ai cũng có thể đưa tin. Bạn đọc bây giờ cũng thay đổi vì họ không chỉ đọc báo giấy, xem truyền hình mà chuyển hết sang xem nội dung trên mobile”. Chính bởi vậy Thủ tướng Hàn Quốc cho rằng báo chí phải thay đổi để bắt kịp với thời đại mới.
Nic Newman, một trong những thành viên sáng lập trang web BBC và hiện làm việc cho Viện nghiên cứu Reuters cho rằng, báo chí đang chịu sức ép nặng nề từ các công ty như Google hay Facebook. Truyền hình, báo in sẽ không còn lợi thế nữa mà giờ bạn đọc chuyển sang các loại hình video trên internet và thích xem nghe hơn là đọc, điều này cũng kéo theo việc quảng cáo trên báo chí dần dần sẽ không còn là nguồn thu chính của các tờ báo nữa.
Lấy ví dụ từ Hàn Quốc, ông Yoon Young Chul, giáo sư tại trường đại học Yonsei, Chủ tịch hiệp hội nghiên cứu báo chí và truyền thông Hàn Quốc, lo lắng rằng các ứng dụng công nghệ như Naver đang làm mất dần bản sắc của báo chí. Naver là trang tìm kiếm số 1 ở Hàn Quốc với nhiều ứng dụng hữu ích cho người đọc, trong đó Naver trả tiền cho các báo để đưa tin tức của các báo chí Hàn Quốc lên trang của mình.
Ông Yoon Young Chul tin rằng dù Naver trả tiền cho báo chí Hàn nhưng việc người đọc đọc nhiều trên trang Naver hơn là vào đọc trực tiếp của chính tờ báo sẽ làm cho báo chí mất dần bản sắc, bạn đọc sẽ quên mất tên tờ báo hay tác giả của bài báo đó mà chỉ biết đến Naver. Ngoài ra các tương tác, bình luận cũng sẽ diễn ra chủ yếu ở Naver chứ không phải trên trang báo chính của bài báo đó. Thống kê của Reuters Institute (Viện Reuters) cho thấy chưa đến 50% số người đọc tin báo chí qua các cổng công nghệ khác nhớ được tên tờ báo đó.
|
Giáo sư Emlily Bell |
Giáo sư Emily Bell, giám đốc sáng lập của Trung tâm Tow về báo chí điện tử tại Trường đại học báo chí Columbia, New York đề cập đến khía cạnh nguy hiểm của mạng xã hội đó chính là thông tin ảo, thông tin không chính xác. Bà lấy ví dụ về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, số lượng tin ảo, tin fake chiếm thế thượng phong hơn hẳn thông tin chính thức. Chính vì vậy, bà kêu gọi các công ty công nghệ như Facebook, Google… phải có trách nhiệm hơn đối với những thông tin của mình và để đảm bảo một nền thông tin lành mạnh phát triển.
Hướng tới một nền báo chí phục vụ độc giả
Những thay đổi chóng mặt của nền tảng công nghệ, sự phát triển của mạng xã hội đã buộc báo chí đứng trước câu hỏi: Liệu báo chí có biến mất, làm cách nào để báo chí duy trì được vai trò của mình trong tương lai?
|
Toàn cảnh hội thảo |
Phần lớn câu trả lời được nêu ra trong hội thảo đều đi thẳng vào vấn đề: Báo chí phải tự thích ứng để thay đổi phù hợp với xu thế thời đại.
Có một sự thật không thể thay đổi là thông tin trên báo chí có trách nhiệm hơn thông tin trên mạng xã hội. Theo ông David Levy, Giám đốc viện Reuters Anh, cuộc khảo sát của tổ chức này tiến hành ở nhiều nước cho thấy, trong thời đại tràn lan tin giả, chỉ có 24% người tin rằng tin trên mạng xã hội là có sự phân biệt rõ ràng giữa tin giả và tin hư cấu. 40% người đọc tin rằng báo chí đã làm tốt việc tách bạch giữa tin thật và tin giả. Bởi vậy đây là lúc các nhà báo cần siết chặt việc kiểm tra thông tin để tăng cường độ tin cậy với độc giả, giữ chân độc giả bằng niềm tin vào nguồn tin của mình. Mỗi thông tin đưa ra cần có sự kiểm tra chéo ít nhất 3 lần về độ chính xác của thông tin.
Ở một góc độ khác, báo chí cũng phải liên tục đổi mới, cập nhật công nghệ để đảm bảo nội dung của mình sẽ luôn hấp dẫn, mới mẻ với độc giả. Từng đoạt giải Pulitzer năm 2002 cho bộ ảnh Cuộc tấn công ngày 11/9 và hậu quả, phóng viên ảnh Lee Chang Wook của tờ New York Times đã giới thiệu những kỹ thuật chụp ảnh ứng dụng công nghệ mới, tạo hiệu ứng đặc biệt hấp dẫn với người xem. Ngoài ra, nhóm thiết kế Thực tại ảo của tờ Guardian cũng trình chiếu hình thức quay clip thực tại ảo gây ấn tượng mạnh.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều nhà báo băn khoăn là những hình thức mới này rất đẹp và hấp dẫn nhưng chi phí đầu tư về tiền bạc và thời gian rất lớn, liệu hiệu quả mang lại có bù được chi phí lớn như vậy. Hơn nữa đối với các nền kinh tế đang phát triển, những công nghệ này còn là điều khá xa vời.
|
Các nhà báo cùng tranh luận tại hội thảo |
Một trong những hướng đi của báo mạng điện tử khi lượng người đọc ít đi, nguồn thu từ quảng cáo sụt giảm chính là phát triển thuê bao báo mạng. New York Times là tờ báo đi đầu trong lĩnh vực này. Hiện New York Times có lượng thuê bao báo điện tử là 2,5 triệu thuê bao. Từ năm 2010, lượng thuê bao báo mạng của New York Times đã tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là năm 2017 tăng 46% so với năm 2016.
Bí quyết để có lượng độc giả trả tiền đọc báo mạng lớn đến như vậy, theo như chia sẻ của biên tập viên Tim Herrera của New York Times tại hội thảo, là vì báo này hướng đến một nền báo chí phục vụ, với những hướng đi căn bản như sau: Nội dung hướng đến tư vấn độc giả, giúp độc giả có một cuộc sống tốt hơn; đa dạng hóa kênh phát hành báo (qua mạng xã hội, tối ưu tìm kiếm trên Google, hợp tác với các công ty công nghệ có cổng điện tử nhiều người xem); viết tin theo những hình thức mới để thu hút độc giả…
Nêu ra rất nhiều khó khăn, đề xuất ra nhiều giải pháp, nhưng đa phần những đại biểu tham dự hội nghị đều nhất trí rằng báo chí sẽ còn tồn tại mãi với giá trị căn bản của nó, như Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-Yeon, đã nói tại hội thảo: “Khi tôi 20 tuổi, báo chí cung cấp sự thật, giờ tôi hơn 60 tuổi, báo chí vẫn cung cấp sự thật”.
Đỗ Phương
" alt="Báo chí và 'mối đe dọa' công nghệ số"/>
Báo chí và 'mối đe dọa' công nghệ số
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan Yuthasak Supasorn đã giới thiệu những sắc thái mới của Thái Lan trong năm 2018 trong sự kiện Open to the New Shades tại TP.HCM.Ngày 06/01/2018 tại TP.HCM, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) chính thức giới thiệu chiến dịch quảng bá mang tên “Open to the New Shades” tại Việt Nam, một trong những thị trường phát triển nhanh chóng và quan trọng đối với ngành Du lịch Thái Lan.
Sự kiện được chủ trì bởi ông Yuthasak Supasorn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan với sự tham gia của các cơ quan thông tấn báo chí và các nhà cung cấp lữ hành đến từ Việt Nam, Lào và Campuchia.
 |
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan, ông Yuthasak Supasorn giới thiệu những nét mới của du lịch Thái Lan trong năm 2018 |
Chiến dịch “Open to the New Shades” phản ánh nhiều khía cạnh độc đáo của người Thái để chào đón du khách khắp nơi trên thế giới. Đây là một hình thức thể hiện của “Thainess” và "Du lịch tổng thể" đích thực, một điều đặc biệt quan trọng trong thời đại ngày nay. Để giới thiệu chất Thái đến du khách Việt Nam, Tổng cục du lịch Thái Lan đã kì công mang các loại hình nghệ thuật độc đáo đến sự kiện như: Múa Nang Yai, Làm bánh Luk Chup, Vẽ dù Bosang, Biểu diễn Muay Thai cũng như âm nhạc Thái Lan.
 |
Các nghệ nhân múa Nang Yai đến từ Thái Lan |
 |
Thánh Muay Thái, Buakaw Banchamek biểu diễn các thế võ đối kháng tuyệt đẹp |
Tổng cục Du lịch Thái Lan đã mở văn phòng tại TP.HCM vào ngày 02/10/2006. Ngày nay, du lịch giữa Thái Lan và Việt Nam tăng trưởng nở rộ ở cả hai phía vì điều kiện địa lý gần gũi, chính sách miễn visa nhập cảnh và sự phát triển của những đường bay giữa hai nước.
Có những phân tích cho thấy rằng, giới trung lưu Việt Nam ngày càng chi tiêu nhiều hơn. Người Việt Nam thích du lịch nước ngoài trong kì nghỉ hè và những kì nghỉ cuối tuần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng du khách Việt Nam thích Thái Lan vì có những khu mua sắm chất lượng cao, món ăn ngon, các điểm thăm quan dành cho gia đình, nhiều khu nghỉ dưỡng đẹp và thời tiết Thái Lan thì tốt quanh năm.
Từ tháng 1 đến tháng 10/2017, khách du lịch Việt Nam đến Thái Lan đạt khoảng 867,712 người, tăng khoảng 15,34% so với cùng kì năm 2016, ước tính chi tiêu 27,53 tỷ Baht.
Số lượng người Thái đến Việt Nam du lịch cũng tăng cao. Từ tháng 1 đến tháng 10/2017, có khoảng 239,161 du khách Thái Lan đến Việt Nam, tăng khoảng 112.7% so với cùng kì năm 2016. Việt Nam ngày nay trở thành điểm đến hấp dẫn thứ 2 đối với du khách Thái Lan trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, chỉ đứng sau Lào.
Về phía hàng không, ngoài các chuyến bay hàng ngày của Vietnam Airlines, Thai Airways, Bangkok Airways còn có các hãng hàng không giá rẻ khác.
Vietjet Air vừa ra mắt đường bay trực tiếp từ Hồ Chí Minh đi Phuket, Chiang Mai và Đà Lạt đi Bangkok. Jetstar Asia Pacific vừa mới mở đường bay thẳng từ Quảng Bình đi Chiang Mai. Những đường bay này không chỉ mang lại lợi ích cho người Thái Lan và Việt Nam mà còn phục vụ cộng đồng người nước ngoài rất lớn ở cả hai nước.
Thảo Trần
" alt="Open to the New Shades"/>
Open to the New Shades