Cách đây 6 năm (2016),ămkiêntrìTPHCMxinđượctựquyếtthitốtnghiệđọc báo trong cuộc làm việc với nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Sở GD-ĐT TP.HCM đã kiến nghị những cơ chế đặc thù, trong đó đề nghị giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, Bộ GD- ĐT sẽ định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, thành phố theo các chuẩn quốc tế (PISA, PASEC…) và công bố rộng rãi toàn quốc. Cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường, cả trường chuyên, trường tiên tiến hiện đại…. Năm 2021, trong báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 và Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017, Sở GD-ĐT TP.HCM một lần nữa kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc thù. Bộ GD-ĐT giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT. Mới đây nhất, trong dự thảo Báo cáo công tác phát triển giáo dục đào tạo TP.HCM giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 của ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT gửi Thường trực UBND thành phố, Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT giao UBND TP.HCM chịu trách nhiệm toàn diện chỉ đạo thực hiện tất cả các khâu tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương. Đề thi do các Sở GD-ĐT tự xây dựng theo quy định của quy chế thi và bảo đảm đúng cấu trúc, định dạng đề thi do Bộ GD-ĐT ban hành. Dự kiến đề xuất này sẽ được đề đạt trong cuộc làm việc với Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vào hôm nay (25/2). Có được không? Lê Huyền |