当前位置:首页 > Thế giới > ‘Thương ngày nắng về 2’ dạy nhiều bài học về cách cân bằng cuộc sống  正文

‘Thương ngày nắng về 2’ dạy nhiều bài học về cách cân bằng cuộc sống 

来源:NEWS   作者:Bóng đá   时间:2025-01-15 08:06:08

Được ví nhưPenthousephiên bản Việt,ươngngàynắngvềdạynhiềubàihọcvềcáchcânbằngcuộcsống bxh ngoai hang anh Thương ngày nắng vềđang thu hút đông đảo sự chú ý của khán giả. Đây cũng là một trong số những bộ phim truyền hình tôi dành thời gian xem đầy đủ và trọn vẹn. Cũng bởi, thông điệp nhân văn và diễn xuất chân thật của các nhân vật trong từng tập phim đã khiến tôi và nhiều khán giả truyền hình vốn yêu thích chủ đề về gia đình bị cuốn hút và theo dõi. 

Ngay từ những tập đầu của bộ phim, cá nhân tôi, với bản năng của một người phụ nữ đã lập gia đình, đặc biệt yêu thích nhân vật Khánh (Lan Phương). Với diễn xuất tài năng của Lan Phương, nhân vật Khánh được thể hiện vô cùng thành công, khi phải chấp nhận sống trong một cuộc hôn nhân nhìn bề ngoài có vẻ êm ấm nhưng bên trong lại vô cùng rối ren với nhiều mối quan hệ đan xen giữa chồng – mẹ chồng – chị chồng. Cuộc sống mệt mỏi giữa những biến cố từ gia đình, khiến nhân vật Khánh “chạy trời không hết khổ” từ phần 1 sang phần 2 của bộ phim. 

Hồng Đăng và Lan Phương trong phim 'Thương ngày nắng về'.

Đặc biệt, trong những tập phim gần đây, một số khán giả đã công khai bày tỏ sự phẫn nộ khi chứng kiến tình tiết nhân vật Khánh (Lan Phương) bị chị chồng gài bẫy, đưa người tình giở trò đồi bại với em dâu. Không những thế, cảnh tượng này còn được Đức (Hồng Đăng) cùng mẹ chồng tận mắt nhìn thấy, khiến cuộc hôn nhân giữa Khánh và Đức ngay lập tức đứng trước bờ vực tan vỡ. Trên các diễn đàn mạng xã hội ngập tràn ý kiến của khán giả cho rằng biên kịch và đạo diễn đang lạm dụng tình tiết quá đà, đẩy mạnh bi kịch của nhân vật, khiến người xem hết sức phẫn nộ và khó chịu.

Cá nhân tôi khi theo dõi những bi kịch của Khánh, như các khán giả truyền hình khác, cũng cảm thấy uất ức, nhưng khi bình tâm theo dõi lại, mới thấm thía được cảm giác thương cảm đến tận cùng. Đó là lúc Khánh cố gắng chống chọi với gã đàn ông khốn nạn cũng là chồng của bạn. Đó là phân đoạn Khánh cho cô em gái trong cơn hoảng loạn: “Trang ơi. Cứu chị với”. Và khi cô về nhà sau biến cố, câu đầu tiên chọn hỏi là: “Các con đâu?”. 

Cả lúc nhân vật Khánh đứng trong nhà tắm, soi mình trong gương, tự ôm lấy bản thân mình, như một cách để vỗ về nỗi đau của chính mình, sau hàng loạt lời giải thích và bằng chứng nhưng vẫn không nhận được sự đồng cảm từ người chồng. Chi tiết ấy trong phim khiến tôi và rất nhiều người phụ nữ đã có gia đình cảm thấy xót xa, đồng cảm đến kỳ lạ. Cũng bởi, cuộc sống hôn nhân đôi khi không toàn vẹn và tươi hồng như người ta tưởng tượng. Có những thời điểm bão giông ập đến, khi không nhận được sự cảm thông từ bạn đời, người phụ nữ phải tự mình chống chọi để vượt qua nỗi đau, chiến thắng số phận của bản thân.

Bên cạnh sự xót thương và đồng cảm, nếu nhìn nhận ở khía cạnh khác, cá nhân tôi vẫn cho rằng những bi kịch Khánh trải qua là yếu tố cực kỳ cần thiết làm nền cho sự thay đổi trong số phận nhân vật. Chính từ đỉnh điểm của bi kịch sẽ giúp Khánh có đủ can đảm để mạnh mẽ đứng lên, vứt bỏ cuộc hôn nhân bị tác động quá nhiều từ mẹ chồng, chị chồng và người chồng nhu nhược. 

Từ bộ phim nhìn thẳng ra cuộc đời thật, đã có rất nhiều trường hợp hôn nhân tan vỡ như Khánh và Đức. Trước khi xảy ra biến cố, cuộc sống hôn nhân của Khánh và Đức dù hay có bất đồng tranh cãi nhưng vẫn rất hạnh phúc. Họ đến với nhau bằng tình yêu chân thành, thậm chí cho đến lúc biến cố xảy ra, tận trong thâm tâm của Khánh Đức hẳn vẫn còn tràn ngập tình yêu dành cho nhau.

Thế nhưng, Khánh vẫn lựa chọn ly hôn Đức, như rất nhiều cặp đôi đã và đang lựa chọn trong cuộc sống đời thường, khi đứng những biến cố khó lòng vượt qua. Xét cho cùng, nguyên nhân cho sự tan vỡ chẳng phải từ việc người ta hết yêu nhau mà bắt nguồn từ sự loay hoay, chẳng thể cân bằng cuộc sống riêng với gia đình chung của hai bên và khi bắt buộc phải lựa chọn, họ đã không sẵn sàng để mạnh mẽ bảo vệ hạnh phúc cho riêng mình. 

Do đó, thay vì chọn quay lưng, phản ứng tiêu cực với bộ phim, bản thân tôi cho rẳng chúng ta hãy nhẫn nại theo dõi tiếp tục để đón chờ sự thay đổi về số phận, tính cách của các nhân vật. Cũng bởi qua bi kịch của nhân vật Khánh, nếu cô chọn lựa ly hôn để tiếp tục cuộc sống mới, hoặc cố gắng bình tâm để hàn gắn lại với chồng cũ, cá nhân mỗi người xem vẫn học được rất nhiều bài học có giá trị về cách cân bằng đời sống cá nhân, dũng cảm vượt qua biến cố, để tiếp tục sống một cuộc đời như mình hằng mong muốn. Đó cũng là thông điệp cổ vũ, truyền động lực mạnh mẽ cho những người trưởng thành đang gặp phải nhiều biến cố trong hôn nhân: Trước khi bị đánh gục bởi bão giông cuộc đời, hãy thương lấy những ngày nắng về ấm áp đã có với nhau. 

Độc giả Nguyễn Tú Thanh

标签:

责任编辑:Kinh doanh