当前位置:首页 > Công nghệ > Olympus FE 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Rayyan, 21h00 ngày 3/2: Thất vọng cửa trên
Chia sẻ thêm về việc mua cổ phần của MGI, Thùy Tiên bày tỏ: "Tôi không biết nhiều về thị trường chứng khoán ở Thái Lan nhưng tin vào tài năng của ngài Nawat (chủ sở hữu MGI ở Thái Lan). Thời điểm tôi mua cũng là hơi muộn, giá không quá thấp. Tôi chỉ đắn đo về sự ủng hộ, chứ chưa quan tâm nhiều đến chuyện lỗ lãi trong tương lai. Số cổ phần tôi mua rất nhỏ chứ không phải 2 triệu cổ phần như tin đồn. Tôi cũng chưa bao giờ nói điều gì về vấn đề tài chính hay muốn PR, xây dựng hình ảnh bản thân theo lĩnh vực này".
Về việc kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, sắc đẹp, Thùy Tiên xem đây là vấn đề dài hơi, mang tính chiến lược, chưa thể nói trong thời điểm hiện tại do chỉ tập trung toàn tâm cho nghệ thuật.
Thông tin về việc hoa hậu Thùy Tiên trở thành cổ đông của Miss Grand International bắt nguồn từ bài đăng của bà Teresa - Phó Chủ tịch của cuộc thi trên Instagram. Bà viết trong ảnh chụp chung với Thùy Tiên: "Look who's here Thuy Tien, happy after Tet New Year and MGI shareholder to be" (tạm dịch: Nhìn xem là Thùy Tiên đây, chúc mừng năm mới và cổ đông sắp tới của Miss Grand International).
Sau đó, thông tin Thùy Tiên mua lại 2 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 68 tỷ đồng và trở thành một trong 10 cổ đông lớn nhất của Miss Grand International được lan truyền trên mạng xã hội.
Thùy Tiên và Lương Thùy Linh múa lân sư rồng:
Minh Nghĩa
Khó tin khi Hoa hậu Thùy Tiên, Lương Thùy Linh múa lân sư rồngThùy Tiên cho biết trước đây không biết múa lân sư rồng cũng là môn thể thao hay nghề nghiệp, hay những khó khăn của những người theo công việc này." alt="Thùy Tiên xác nhận về thông tin mua cổ phần 68 tỷ đồng"/>Giáo viên mầm non 'Khá' phải sử dụng tiếng Anh thành thạo là điều không tưởng
Gần đây, bà Genie Gan thông tin, một phần mềm độc hại đã tấn công công ty cung cấp dịch vụ CNTT tại Dublin (Ireland) chuyên cung cấp phần mềm bảo mật cho các nhà thầu an ninh mạng quy mô lớn. Thông qua công ty này, hacker đã lây nhiễm hàng trăm khách hàng trên thế giới bằng ransomwere và đòi tiền chuộc từ 50.000 - 5.000.000 USD trên mỗi khách hàng để đổi lại chìa khóa.
Đầu năm nay, một cuộc tấn công khác nhắm vào công ty phần mềm tại Hoa Kỳ, sau đó xâm nhập vào 9 cơ quan liên bang, bao gồm văn phòng Tổng thống, Bộ Tài chính và Thương mại.
Điểm chung của các cuộc tấn công là hacker nhắm đến nhà cung cấp phần mềm hoặc công ty CNTT để chiếm quyền truy cập cửa sau vào hệ thống khách hàng, lây nhiễm hàng trăm đến hàng ngàn hệ thống chỉ trong một lần lây nhiễm.
Bà Genie Gan dẫn số liệu cho thấy tấn công vào chuỗi cung ứng CNTT-TT đang gia tăng. Liên minh châu Âu về An ninh mạng ước tính mức tăng trưởng các cuộc tấn công vào năm 2021 gấp 4 lần so với năm 2020. Trong khi đó, trong một cuộc khảo sát năm 2019 của Gartner, 60% tổ chức cho biết đã làm việc với hơn 1.000 bên thứ ba. Điều này cho thấy ngày càng nhiều tổ chức sử dụng dịch vụ an ninh mạng thuê ngoài, trong khi số lượng tấn công vào chuỗi cung ứng gia tăng.
Từ 2019 đến 2020, số người dùng Kaspersky bị tấn công bởi ransomware chuyên dùng nhắm vào tập đoàn, tổ chức chính phủ và cơ quan các thành phố đã tăng 767%.
Nhận thấy những rủi ro và tác động của các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng, nhiều quốc gia đang có những hành động kịp thời. Từ 2020, các chiến lược an ninh mạng quốc gia đã được đưa ra và cập nhật trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, Malaysia, Úc và Nhật Bản. Các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia sẽ sớm đưa ra chiến lược riêng cũng như chi tiết triển khai của mình.
Nhưng khi bàn về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng CNTT-TT, bà Genie Gan nhận định giải pháp sẽ phức tạp hơn khi bao gồm nhiều bên liên quan trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc thù của chuỗi cung ứng CNTT-TT yêu cầu sự ứng phó mạnh hơn, liên kết hơn ở mỗi cấp tổ chức, cá nhân và khu vực.
Về toàn cầu, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế (như INTERPOL, Liên hợp quốc, ASEAN, Europol) đã và đang các những bước đi nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác đa phương lẫn song phương. Chẳng hạn, nhóm các chuyên gia Chính phủ và nhóm công tác mở của Liên hợp quốc là những nền tảng mà các quốc gia có thể sử dụng để phát triển sự đồng thuận xung quanh các quy trình và chuẩn mực không gian mạng.
Về song phương, các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Hàn quốc đã ký ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực liên quan đến an minh mạng – một bước tiến quan trọng trong việc đạt được mục tiêu quốc gia và quốc tế.
Tại mỗi quốc gia, đại diện Kaspersky cho rằng chính phủ phải tiếp tục nỗ lực để thành lập tiêu chuẩn an ninh mạng xuyên suốt các lĩnh vực từ luật pháp, quy định, hướng dẫn, đào tạo tiêu chuẩn và xây dựng nhận thức. Những ví dụ trên đã cho thấy một số biện pháp được các chính phủ tiến hành.
Đối với cá nhân, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo an ninh mạng. Thông thường, các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và duy trì hệ thống sẽ đi đầu trong việc này.
Bà Genie Gan đánh giá an ninh mạng là công việc của tất cả mọi người. Cần có một cách tiếp cận tổng thể liên quan đến tất cả các bên. Cần tập trung nhìn xa hơn, tăng cường biện pháp phòng vệ thay vì chỉ giải quyết những vụ tấn công.
Đồng thời, thực hiện cách tiếp cận dài hạn trong việc thiết kế hệ sinh thái an ninh mạng, bao gồm việc xây dựng nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của các trung tâm ứng cứu, nhóm phân tích và bộ phận CNTT cũng như thiết kế tiêu chuẩn an toàn là việc vô cùng quan trọng.
Hải Đăng
Lớp tập huấn khai thác nền tảng LGSP ở Quảng Bình tập trung vào việc đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt và bảo mật đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế.
" alt="Hacker nhắm vào tổ chức quy mô lớn, chính phủ và người dùng cần nâng cao cảnh giác"/>Hacker nhắm vào tổ chức quy mô lớn, chính phủ và người dùng cần nâng cao cảnh giác
Ông Mikko Hypponen, sinh năm 1969, đã làm việc cho hãng bảo mật F-Secure từ năm 1991 và năm 2020 ông đã được bình chọn là Lãnh đạo An ninh mạng của năm. Ông được tạp chí PC World bình chọn là 1 trong 50 người quan trọng nhất trên mạng và được đưa vào danh sách FP Global 100 Thinkers (100 tư tưởng gia của thế giới – PV). Ông cũng là thành viên hội đồng quản trị của Diễn đàn Doanh nghiệp Bắc Âu và thành viên Ban cố vấn của T2.
Chuyên gia Mikko Hypponen đã có nhiều bài viết về nghiên cứu của mình cho New York Times, Wired and Scientific America và ông thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình quốc tế, đã trả lời hàng trăm cuộc phỏng vấn, trong đó có bài nói chuyện về bảo mật máy tính là bài được xem nhiều nhất trên Internet. Ông tham gia giảng dạy tại các trường đại học Stanford, Oxford và Cambridge.
Tham luận tại hội thảo quốc tế Ngày ATTT Việt Nam năm nay, chuyên gia Mikko Hypponen nhận định: Từ khi ông gia nhập F-Secure năm 1991 tới nay, thay đổi lớn nhất trong 30 năm qua chính là Internet. Thời kỳ bắt đầu phân tích mã độc và săn lùng tin tặc, chúng không có mặt trên mạng mà hầu hết đều lây lan qua đĩa mềm. “Vì thế, có thể nói, thay đổi kỹ thuật lớn nhất trong mã độc chính là bản thân Internet”, ông Mikko Hypponen nhấn mạnh thêm.
Theo ông, đối tượng mà chúng ta đang chống lại cũng đã thay đổi. Nếu như trước đây, các cậu bé tuổi teen cấy mã độc “cho vui”, ngày nay không ai làm điều đó chỉ cho vui cả. Tất cả đều vì tiền. Các băng nhóm tội phạm mạng kiếm tiền bằng cách đánh cắp mật khẩu, thẻ tín dụng, ngân hàng, trojan, mã độc tống tiền. Đặc biệt, mã độc tống tiền, cùng với cuộc cách mạng thanh toán số và tiền ảo đã thực sự thay đổi mọi thứ.
Theo chuyên gia Mikko Hypponen, mã độc tống tiền đang trở thành vấn đề ngày một lớn hơn (Ảnh minh họa) |
Mã độc tống tiền được phát hiện khoảng 7 năm trước, còn Bitcoin được phát minh 11 năm trước. Mất 4 năm để Bitcoin trở nên phổ biến, đủ để các băng nhóm tội phạm dùng nó để đòi tiền chuộc. Nó đang trở thành vấn đề ngày một lớn hơn.
Nó buộc các doanh nghiệp và cá nhân phải nghĩ nhiều hơn về sao lưu (backup). Trong trường hợp bị tấn công bằng mã độc tống tiền, bạn không phải trả tiền chuộc mà chỉ cần khôi phục dữ liệu. “Sở dĩ mã độc tống tiền hoạt động hiệu quả như vậy là vì hầu hết cá nhân và cả tổ chức không có backup đủ tốt, không cập nhật thường xuyên và không làm đủ nhanh”, Mikko Hypponen phân tích.
Tuy nhiên, vị chuyên gia được mệnh danh “huyền thoại bảo mật” thế giới cũng chỉ ra rằng: Việc backup lại dẫn đến mã độc tống tiền “ver 2”. Những kẻ đứng sau mã độc tống tiền nhận ra có thể buộc nạn nhân trả tiền ngay cả khi họ có dự phòng. Đây chính là ý tưởng của nhóm tin tặc Maze tại Nga.
Trong 2 năm vừa qua, chúng ta chứng kiến nhiều băng nhóm từ mã độc tống tiền “ver 1” sang “ver 2”. Nếu nạn nhân không đồng ý trả tiền, các nhóm tội phạm mạng sẵn sàng sao chép địa chỉ email, danh mục bằng sáng chế, các thỏa thuận tối mật với khách hàng và công khai trên mạng. Khi đó, backup không thể giúp được gì. Cách duy nhất để ngăn chặn rò rỉ thông tin là trả tiền. Đây là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp, bao gồm nhiều công ty đại chúng lớn, chấp nhận yêu cầu của tin tặc.
Trong năm vừa qua, một số tổ chức đã mua bảo hiểm an ninh mạng để công ty bảo hiểm trang trải chi phí khi bị tấn công mạng hay dính mã độc tống tiền. Song, ít nhất một băng nhóm tội phạm, Revel, tuyên bố sẽ đặc biệt để ý đến những công ty này vì chúng biết sẽ được thanh toán tiền chuộc nhanh hơn. “Vậy, bài học ở đây là gì? Chính là nếu mua bảo hiểm an ninh mạng, đừng để hacker biết điều đó”, vị chuyên gia này lưu ý.
Trình độ của tin tặc tiến bộ khiến khó phân biệt email thật giả
Chuyên gia bảo mật thế giới Mikko Hypponen cho rằng: Dịch bệnh Covid-19 là thời điểm bất thường đối với an ninh mạng theo nhiều cách khác nhau. Khi mọi người làm việc từ xa, chúng ta sử dụng nhiều máy chủ hơn bao giờ hết để truy cập dữ liệu doanh nghiệp qua Internet, thay vì mạng nội bộ tại văn phòng như trước. Một điều nữa là nhân viên rất dễ bị đánh lừa bằng các email giả mạo, chứa liên kết độc hại hay mã độc chỉ với vài thủ thuật đơn giản.
Ngay cả các ông lớn công nghệ cũng từng là nạn nhân của email giả mạo (Ảnh minh họa: Internet) |
Đáng chú ý, theo ông, khi nhìn vào thiệt hại tài chính, mã độc tống tiền không phải tác nhân lớn nhất. Thực tế, số tiền bị mất vì những kẻ lừa đảo bằng email còn cao hơn nhiều. “Chúng ta có thể cười họ vì sao có thể bị đánh lừa dễ dàng như vậy, song trình độ tin tặc đã tiến bộ hơn rất nhiều và khó phân biệt được đâu là email thật và giả”, ông Mikko Hypponen nêu quan điểm.
Minh chứng cho nhận định của mình, vị chuyên gia này thông tin: Năm 2019, cả Google và Facebook đều là nạn nhân của email giả mạo và mất hơn 10 triệu USD, bất chấp họ là các hãng công nghệ lớn nhất, sở hữu đội ngũ an ninh mạng hàng đầu thế giới và đã đào tạo nhân viên cách phòng tránh.
Lý giải “Vì sao xâm phạm email doanh nghiệp lại gây tổn thất lớn như vậy?” Chuyên gia Mikko Hypponen phân tích: Một khi xâm nhập thành công, tin tặc dành nhiều thời gian để xem email nội bộ, tìm hiểu cách thức hoạt động của tổ chức, cách dòng tiền di chuyển, ai là người phê duyệt. Chẳng hạn, chúng sẽ giả mạo Giám đốc Tài chính gửi hóa đơn thanh toán cho khách hàng để ăn chặn tiền.
“Chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng kỹ thuật số, mọi thứ đều tiến lên Internet. Người dùng muốn bảo vệ dữ liệu và thiết bị của họ. Tôi cho rằng các nhà mạng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp giải pháp an ninh cho người dùng cuối vì họ nhìn thấy mọi dữ liệu và xu hướng trực tuyến”, vị chuyên gia này cho hay.
Vân Anh - Du Lam
Là một diễn giả trong phiên chuyên đề đầu tiên của sự kiện Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2021, chuyên gia bảo mật Mikko Hypponen, Giám đốc giải pháp của hãng F-Secure, sẽ chia sẻ về phòng chống tấn công mạng toàn cầu.
" alt="Chuyên gia bảo mật thế giới Mikko Hypponen chia sẻ về chống tội phạm trên mạng"/>Chuyên gia bảo mật thế giới Mikko Hypponen chia sẻ về chống tội phạm trên mạng
Thực tế, tăng trưởng là chủ đề quan trọng trong danh sách thương hiệu giá trị nhất thế giới năm nay của Kantar. Kantar đo lường bằng cách kết hợp cách nhìn nhận của người tiêu dùng và hiệu quả tài chính. 100 thương hiệu giá trị nhất ghi nhận trị giá tăng lên 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023.
Trong số 10 thương hiệu hàng đầu, bao gồm Google, Microsoft, Amazon, chỉ có Tencent của Trung Quốc bị sụt giảm giá trị (4%). Google xếp thứ hai với giá trị 753 tỷ USD, Microsoft thứ ba với 713 tỷ USD. Giữa cơn sốt trí tuệ nhân tạo, giá trị thương hiệu của nhà sản xuất chip AI Nvidia tăng 178%, “leo” 18 bậc lên hạng 6.
Nhà phân tích Dan Ives của hãng chứng khoán Wedbush đánh giá:“Nvidia, dưới sự dẫn dắt của ‘bố già’ AI Jensen Huang và tác giả của cuộc cách mạng AI, hiện là một thương hiệu của mọi nhà vì chip GPU là dầu và vàng mới của giới công nghệ”.
Đầu tuần này, Apple công bố hệ điều hành iOS 18, iPadOS 18 và các tính năng AI mới mang tên Apple Intelligence, dự kiến kích hoạt chu kỳ nâng cấp iPhone mới của khách hàng và đảo ngược xu hướng bán hàng sụt giảm. Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, Apple liên tục cung cấp các sản phẩm, dịch vụ gây tiếng vang với người tiêu dùng, tạo ra nền tảng người hâm mộ thương hiệu mạnh mẽ.
Kantar cho biết nghiên cứu của họ dựa trên hơn 4,3 triệu phỏng vấn với khách hàng trong 532 danh mục và 21.000 thương hiệu khác nhau tại 54 thị trường.
(Theo Adweek)
" alt="Giá trị thương hiệu Apple vượt 1 nghìn tỷ USD"/>Tôi năm nay 54 tuổi. Tôi có hai cậu con trai. Con trai cả của tôi mới lấy vợ cách đây 8 tháng. Tuy nhiên, tôi đã chính thức lên chức bà nội từ cách đây 5 tháng. Chúng yêu đương và có bầu trước khi thông báo cho bố mẹ. Vì thế, khi đám cưới con trai tôi được tổ chức, con dâu tôi đã bầu được hơn 6 tháng.
Con bé năm nay 23 tuổi. Cháu làm việc cho một công ty mỹ phẩm. Gia đình thông gia cũng là chỗ gia giáo. Ông thông gia là cán bộ y tế về hưu, bà thông gia là cán bộ làm việc ở ủy ban. Kinh tế gia đình khá giả, đất đai rộng và có cả hàng nghìn mét vuông trồng rau, nuôi cá ở ngoại thành Hà Nội. Thế nên khi tác thành hôn nhân cho hai cháu, tôi thấy rất yên tâm.
Cháu về làm dâu rồi sinh con, công việc ở công ty tạm dừng lại, vợ chồng tôi thương cháu nên cho các cháu ở chung rồi lo cho các cháu toàn bộ tiền ăn, uống, bỉm sữa và các khoản chi tiêu vặt vãnh khác. Tiền lương con trai tôi đi làm, mỗi tháng được gần 6 triệu, chúng tôi không hề đoái hoài.
Tiền làm đám cưới, vợ chồng tôi bỏ ra toàn bộ nhưng phong bì, quà cưới, của hồi môn của hai cháu, vợ chồng tôi không lấy một đồng. Ấy vậy mà, 8 tháng có con dâu là 18 - 20 lần tôi phải cầm tiền đi trả nợ thay.
Cô con dâu tôi thật sự có tài nhưng cái tài của con bé khiến tôi sợ. Con bé về làm dâu mới được 1 tháng đã có người hàng xóm sang đòi tiền. Họ nói, con bé sang vay nóng, hẹn tối trả mà cả tuần không thấy nó nói năng gì.
Khi con dâu tôi sinh con, những khoản nợ do con bé tạo ra càng nhiều hơn. Hai vợ chồng tôi đi làm suốt ngày, tôi phục vụ đồ ăn cho một xưởng may còn chồng tôi làm bảo vệ trường học, tối về chỉ muốn nghỉ ngơi. Thế nhưng, hầu như ngày nào cũng có người đến nhà đòi tiền.
Con dâu tôi liên tục bế con bé sang hàng xóm và những người trong làng. Sau đó, nó lấy lý do vợ chồng tôi đi làm nhưng nhà hết sữa nên cần vay tiền gấp để mua sữa cho con. Con bé con từ lúc sinh ra đã không có sữa mẹ và phải uống sữa ngoài. Vì thế, mọi người cứ thương, mỗi người cho vay đôi ba trăm. Có người nghe nó ngon ngọt còn rút ra cả triệu để đưa cho con bé.
Đến khi không thấy con bé mang tiền trả, ai nấy lại tá hỏa đến nhà nói chuyện với vợ chồng tôi.
Ông chồng tôi cục cằn, khó tính, mỗi lần thấy có người đến đòi nợ, ông ấy lại quát tháo, chửi bới vợ con ầm ĩ. Có hôm, bức xúc vì con dâu vay nợ, ông ấy còn định đánh tôi khiến tôi thấy bức xúc vô cùng.
Tôi hỏi con dâu về lý do vay tiền nhưng nó cứ nói dối quanh. Tôi nhắc hàng xóm không được cho con bé vay tiền nữa thì nó lại tìm đến những sinh viên ở trọ để nài nỉ. Thành ra, ngày nào đối với gia đình tôi cũng là ngày căng thẳng.
Cuối cùng, thấy việc nhắc nhở con dâu không có kết quả nên tôi đã đến nói chuyện với ông bà thông gia. Lúc đó, tôi mới biết, con bé từng có sở thích chơi lô đề. Có lần, ông bà thông gia đã phải trả nợ cho con bé 60 triệu tiền đề đóm.
Tôi chết sững người. Trước kia, tôi nghĩ, chỉ đàn ông con trai mới ham mê việc này. Không ngờ, con dâu tôi lại đam mê đề đóm. Vì nó mà vợ chồng tôi không được ngày nào yên ổn, ra đường nhìn thấy mặt tôi là họ đòi tiền. Thế nên, tôi thấy rất đau lòng. Tôi chỉ muốn mang trả con bé cho nhà thông gia rồi lấy vợ mới cho con trai mình. Thế nhưng, tôi lại không làm được việc đó.
Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên. Làm sao để gia đình chúng tôi có thể thoát khỏi rắc rối này? Và làm sao để tôi có thể giúp con dâu cai đề cai lô?
Người mẹ chồng 67 tuổi hài hước dọa, nếu chị Liên không mạnh dạn, bà sẽ mua thuốc liều cho con dâu uống.
" alt="Tâm sự: Nhờ hàng xóm, phát hiện bí mật lớn của con dâu"/>