Trắng đêm vì đau đớnCậu bé Đặng Thanh Trực (SN 2009 ở thôn Tân Dân 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) mắc ung thư máu hơn 1 năm nay, hiện đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc.
Suốt khoảng thời gian đó, Thanh Trực đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn để giành giật sự sống. Những cơn đau thấu xương hành hạ cả ngày lẫn đêm, đến mức cả nhà gần như thức trắng vì tiếng gào thét đau đớn của con.
|
Cậu bé Đặng Thanh Trực mắc ung thư máu |
Sau 3 lần nhập, xuất viện, bác sĩ mới phát hiện ra bệnh ung thư máu quái ác. Lúc chị Nguyễn Thị Thanh Hà cầm tờ giấy chuyển viện cho con vào Sài Gòn, chị cũng chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Thời gian chăm con ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, chứng kiến nhiều trường hợp tương tự, nói chuyện với những người cùng cảnh ngộ, chị mới biết tính mạng của con mình nguy kịch thế nào.
“Lúc bác sĩ chuyển viện nói bệnh ác tính, tôi cũng có hiểu gì đâu. Cứ nghĩ vào Sài Gòn có điều kiện tốt hơn, điều trị dăm bữa nửa tháng là con khỏi. Nào ngờ vào đây, thấy có mẹ chăm con dăm ba năm vẫn chưa được xuất viện. Nghe vậy tôi buồn lắm, lâu dài vậy nhà tôi lấy tiền đâu mà chữa”, chị Hà nói.
Từ ngày nhập viện, Trực đã trải qua nhiều đợt truyền thuốc, mỗi đợt là một lần khó khăn cho cả hai mẹ con. Người chăm thì vất vả ngày đêm để canh thuốc, giữ không để con sốt quá cao. Còn bé được ví như “chết đi sống lại”, cả ngày chẳng ăn nổi chén cơm, mồm miệng lở loét.
Tuy nhiên, sau mỗi lần truyền thuốc, bé như được hồi sinh, cảm thấy nhẹ nhõm trong người, ăn được ngủ được. Có điều thời gian khoẻ chưa được bao lâu thì lại đến đợt thuốc mới.
Thời gian nằm viện quá dài, chịu nhiều đau đớn, có lúc cậu bé tâm sự với mẹ rằng: “Con nhớ lớp, nhớ nhà hay mẹ xin bác sĩ cho con về nhà uống thuốc. Con ở viện lâu thế này, mẹ có tiền chữa bệnh cho con không?”.
|
Đứa trẻ trải qua nhiều lần truyền thuốc đau đến mức "thập tử nhất sinh" |
Cha mẹ thất nghiệp, tính mạng con chưa biết ra sao
Hơn 1 năm theo con sống trong bệnh viện, hai mẹ con chị Hà rất ít khi được về nhà. Mọi việc nhà, kiếm tiền đều phó mặc cho anh Đặng Phúc Tâm, cha bé Trực. Trước kia hai vợ chồng đi làm cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Từ khi bé Trực bị bệnh, gia đình bắt đầu lâm vào cảnh khốn đốn.
Đồng lương làm hồ còm cõi của anh Tâm không đủ trang trải hết các khoản trong nhà, thuốc men. Họ phải trông cậy vào sự trợ giúp từ người thân, tiền vay mượn để giữ mạng sống cho con. Thời gian chữa bệnh quá dài, số nợ tăng dần lên tới cả trăm triệu đồng chưa biết khi nào trả được.
Vừa qua Thanh Trực được bác sĩ cho về nhà nghỉ 1 tuần, đúng vào lúc dịch bùng phát, anh Tâm thất nghiệp. Ngày hẹn nhập viện trở lại đã trễ khá lâu nhưng họ vẫn không có tiền đưa con quay lại. Ở nhà ai mách gì chị làm đó chỉ mong con được khỏe, khi thì chị hái lá đu đủ, khi thì kiếm những lá cây quanh nhà nấu cho con uống.
|
Con suy kiệt nhưng cha mẹ lại hết khả năng xoay sở tiền chữa bệnh |
“Giờ tôi biết phải làm sao, thôi thì cứ ai chỉ gì làm nấy đỡ được chút nào hay chút ấy. Vợ chồng thất nghiệp, dịch dã tiền ăn còn khó nói gì tới tiền chữa bệnh cho con. Tiền bạc biết hỏi ai lúc này, người nào cũng thất nghiệp cả. Chúng tôi đã vay mượn khá nhiều cả trăm triệu chứ có ít đâu. Nhiều lúc nghĩ thương con mà chỉ biết khóc”, chị Hà tâm sự.
Theo ông Võ Văn Xông (trưởng thôn Tân Dân 1 xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh), gia đình chị Hà, anh Tâm đang gặp khó khăn về kinh tế. Ở địa phương họ làm nghề tự do, vợ trước làm mây tre, chồng làm thuê kiếm sống. Vừa cất được căn nhà chưa lâu thì con ngã bệnh. Họ không có đất đai canh tác, gặp lúc con bệnh, dịch Covid-19 nên vô cùng khó khăn. Ông Xông cũng ngỏ lời mong cộng đồng giúp cho bé Trực sớm có tiền trở lại bệnh viện chữa bệnh.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Thanh Hà thôn Tân Dân 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. ĐT 0985 428335
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.312 (Đặng Thanh Trực)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Không có tiền điều trị, mẹ nghèo kiếm thuốc lá duy trì sự sống cho con"/>
Không có tiền điều trị, mẹ nghèo kiếm thuốc lá duy trì sự sống cho con
Tại đây, các học sinh dành nhiều quan tâm đến ngành học Điều khiển và Tự động hóa.PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, Điều khiển - Tự động hóa là một lĩnh vực hot nằm trong danh mục các lĩnh vực cần ưu tiên trong nền công nghiệp 4.0.
“Tất cả những sản phẩm nào em nhìn thấy hiện tại đều có bóng dáng của điều khiển- tự động hóa. Ngành học này ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng như các trường khác, chủ yếu là trong sản xuất công nghiệp”.
|
Ảnh: Nguyễn Tôn. |
Ông Điền lưu ý thí sinh, đây là ngành học nhiều thách thức.
“Bởi nếu em làm một kỹ sư thực thụ liên quan đến Điều khiển – Tự động hóa thì chắc chắn cỡ 2 năm phải cập nhật những tri thức mới một lần, thậm chí còn phải dày hơn thế và sự thay đổi của lĩnh vực này cũng nhanh không kém lĩnh vực Công nghệ thông tin”, ông Điền nói.
“Đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để trúng tuyển, thí sinh phải có trong tay điểm thi tốt nghiệp THPT 3 điểm 9 trở lên thì hẵng tính toán đăng ký xét tuyển”.
|
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Em Lê Duy Quang, học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) cho hay, em có nguyện vọng đăng ký ngành Công nghệ thông tin và muốn vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Quang cho hay, năm ngoái, em thấy điểm trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin khá cao, khoảng hơn 29 điểm, em muốn tìm hiểu thêm về cơ hội vào ngành học này khi bản thân giành được giải Ba học sinh giỏi cấp thành phố môn Tin học.
Trả lời băn khoăn của học sinh, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho hay, theo dự báo, trong vòng 5 năm cần tới 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin cho sự phát triển kinh tế xã hội.
“Càng chuyên gia trình độ cao càng tốt. Công nghệ thông tin đã len lỏi vào mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta và được xem là giải pháp căn bản. Thời gian gần đây chúng ta nghe nhiều đến chuyện chuyển đổi số. Công nghệ thông tin thực sự là một lĩnh vực hot”, ông Điền nói.
|
Ảnh: Nguyễn Tôn. |
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực của lĩnh vực Công nghệ thông tin là Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin truyền thống.
“Riêng đối với ngành Khoa học máy tính thì năm ngoái, nếu như các em ra khỏi phòng thi mà chắc chắn 3 môn đều 10 thì hẵng nghĩ đến trúng tuyển. Do đó, thí sinh cần cân bằng giữa mong muốn và năng lực thực sự của bản thân”, ông Điền nói.
Ông Điền cũng cho hay, hầu hết các trường kỹ thuật ở Việt Nam đều đào tạo về ngành Công nghệ thông tin, chứ không phải chỉ riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Do đó, theo ông Điền, các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội để chọn lựa.
Thanh Hùng - Nguyễn Tôn
Đại học Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất là 29,04
Chiều 4/10, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm trúng tuyển vào trường năm 2020.
" alt="30 điểm hẵng nghĩ tới ngành CNTT của ĐH Bách khoa"/>
30 điểm hẵng nghĩ tới ngành CNTT của ĐH Bách khoa
Hiện tại, tuyển Việt Nam đang dẫn đầu bảng G với 11 điểm, các vị trí tiếp theo lần lượt là Malaysia (9 điểm), Thái Lan (8 điểm), UAE (8 điểm), trong khi Indonesia đứng cuối bảng do chưa có điểm nào.Sau khi ĐT Triều Tiên rút lui vì lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã điều chỉnh phương thức tính điểm. Theo đó, FIFA hủy kết quả 5 trận đấu trước đó của Triều Tiên với các đội cùng bảng H.
|
Thầy trò HLV Park Hang Seo gặp bất lợi nếu chỉ có được vị trí nhì bảng |
Các bảng đấu còn lại vẫn diễn ra bình thường, 8 đội nhất bảng sẽ giành vé vào vòng loại thứ 3 - vòng loại cuối cùng tranh vé đến Qatar vào năm sau. Tuy nhiên, cách chọn 4 đội nhì đạt thành tích tốt nhất có chút thay đổi. Để đảm bảo tính công bằng với đội nhì của bảng H, kết quả của các đội nhì bảng với đội đứng thứ 5 sẽ bị hủy.
Theo quy định, FIFA sẽ xét thứ tự theo điểm số, hiệu số bàn thắng thua, tổng số bàn thắng ghi được, điểm fair-play (dựa theo số thẻ phạt) và phương án cuối cùng là bốc thăm để chọn đội đi tiếp.
Với bảng G, nhì bảng là Malaysia đang có 9 điểm và thầy trò HLV Tan Cheng Hoe sẽ bị mất 6 điểm nếu đứng thứ 2 chung cuộc vì đã thắng Indonesia cả hai lượt trận đi và về.
|
Xếp hạng các đội nhì bảng sau khi Triều Tiên rút lui |
Nếu ĐT Việt Nam rơi xuống vị trí thứ 2 thì kết quả với đội cuối bảng cũng sẽ bị hủy bỏ. Khi đó, thầy trò HLV Park Hang Seo bất lợi nếu xét chỉ số với các đội đứng thứ 2 ở các bảng còn lại.
Và khi xếp vị trí nhì bảng thì Công Phượng, Quang Hải và các đồng đội không có nhiều quyền tự quyết.
Sự thay đổi đó, buộc thầy Park phải tính toán thật kỹ cũng như nỗ lực hết mình để giành ngôi đầu bảng G .
Trước đó, chiến lược gia người Hàn Quốc đã đặt mục tiêu ít nhất 6 điểm trong 3 trận đấu còn lại, để có được ngôi nhất bảng hoặc ít nhất lọt top 4 đội nhì có thành tích tốt nhất.
Hiện tại, tuyển Việt Nam đã có mặt tại UAE, nhà vô địch AFF Cup 2018 có màn tổng duyệt với Jordan vào ngày 31/5, trước khi bước vào chặng nước rút của vòng loại World Cup 2022.
Theo lịch, tuyển Việt Nam lần lượt gặp Indonesia (7/6), Malaysia (11/6), gặp chủ nhà UAE (15/6).
Video tuyển Việt Nam lên đường sang UAE:
Thiên Bình
Việt Nam vững vàng trước UAE, Thái Lan vỡ mộng World Cup
Với việc tuyển Việt Nam và UAE cùng giành chiến thắng ở loạt trận đêm 7/6 khiến Thái Lan, Malaysia coi như hết cơ hội vượt qua vòng loại thứ 2 World Cup 2022 - khu vực châu Á.
" alt="Điều kiện để tuyển Việt Nam đi tiếp ở vòng loại World Cup 2022"/>
Điều kiện để tuyển Việt Nam đi tiếp ở vòng loại World Cup 2022
Ở lần tập trung chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, Xuân Trường được bầu làm đội phó tuyển Việt Nam. Trước khi được thầy Park triệu tập, cầu thủ CLB HAGL có phong độ cao, và điều này giúp tiền vệ người Tuyên Quang tự tin hơn trong việc cạnh tranh suất đá chính ở đội tuyển."Tất cả cầu thủ lên tuyển đều có phong độ cao, dù ai được ra sân thì người đó có phong độ cao nhất và phù hợp nhất với chiến thuật mà HLV trưởng lựa chọn. Sự cạnh tranh mang lại điều tốt cho đội tuyển. Với phong độ của tôi ở CLB thì khá ổn, tuy nhiên khi lên tập trung ĐTQG sẽ là một thử thách khác và mình phải cố gắng hơn",Xuân Trường chia sẻ.
|
Xuân Trường và các tuyển thủ Việt Nam nỗ lực tập luyện chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 |
Xuân Trường cho biết, khi thi đấu ở V-League, HLV Kiatisuk luôn muốn các cầu thủ HAGL phải có phong độ tốt nhất để được triệu tập lên tuyển. Với sự nỗ lực cao nhất, ở đợt tập trung này có 7 cầu thủ đội bóng phố Núi được thầy Park điền tên vào danh sách.
"HLV Kiatisuk thường dặn dò chúng tôi nếu có phong độ tốt ở CLB, khi lên tuyển thuận lợi hơn. HLV Kiatisuk muốn chúng tôi có phong độ tốt nhất để cống hiến cho ĐTQG",Xuân Trường nói.
Theo lịch thi đấu ở vòng loại World Cup 2022, tuyển Việt Nam đá 4 ngày/trận. Xuân Trường cho biết anh và các đồng đội đã quen với lịch thi đấu dày đặc ở V-League, dù vậy vẫn phải có sự chuẩn bị tốt nhất về thể lực, dinh dưỡng cũng như khâu phục hồi.
|
Tuyển Việt Nam có sự hy sinh của mỗi cá nhân |
Cuối cùng, tiền vệ mang áo số 6 khẳng định tuyển Việt Nam muốn hoàn thành mục tiêu 4-6 điểm trong 3 trận còn lại để ghi tên mình vào vòng loại cuối World Cup 2022, phải có sự hy sinh của mỗi cá nhân.
"Giành 4-6 điểm là mục tiêu của tuyển Việt Nam. Toàn đội không chỉ sự tập trung cố gắng đơn thuần, mà còn là sự hy sinh của mỗi cầu thủ. Chúng tôi không được gặp gỡ gia đình, bạn bè trong suốt thời gian dài sắp tới. Tôi nghĩ đó cũng là sự hy sinh", Xuân Trường nhấn mạnh.
Sau 5 trận đấu tại bảng G, thầy trò HLV Park Hang Seo đang dẫn đầu bảng với 11 điểm. Vị trí nhì bảng đang thuộc về Malaysia với 9 điểm. Tiếp theo lần lượt là Thái Lan (8 điểm), UAE (6 điểm) và cuối cùng là Indonesia (0 điểm).
Video tuyển Việt Nam 1-0 UAE:
Huy Phong
" alt="Lương Xuân Trường nói gì về mục tiêu của tuyển Việt Nam ở UAE?"/>
Lương Xuân Trường nói gì về mục tiêu của tuyển Việt Nam ở UAE?