Các thí sinh đoạt giải tại giải vôđịch cờ caro trên Vitalk |
Các thí sinh đoạt giải tại giải vôđịch cờ caro trên Vitalk |
Ông Bùi Hoàng Huy, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Nhiệm vụ chuyển đổi số được Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Để xây dựng chính quyền số,huyện tập trung phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số. Trong đó, hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng đã được phủ tới 100% trung tâm xã, thị trấn; 100% máy tính sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) và mạng internet trong giải quyết công việc; 100% phòng, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tiếp nhận văn bản đến và phát hành văn bản đi có ký số trên môi trường mạng.
Toàn huyện có 8/12 điểm cầu truyền hình trực tuyến (cấp huyện 2 điểm cầu, cấp xã 6 điểm cầu). Hệ thống "Phòng họp không giấy tờ” triển khai thực hiện tại cuộc họp trực tuyến của UBND huyện thường kỳ hàng tháng.
Công nghệthông tin được ứng dụng khá rộng rãi trong các cơ quan hành chính nhà nước, tạo điều kiện quan trọng để huyện nâng cao chỉ số cải cách hành chính, sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện được đầu tư trang thiết bị hiện đại với hệ thống phần mềm giải quyết hồ sơ, từ tiếp nhận đến trả kết quả đảm bảo kịp thời, đúng quy định đối với công dân, tổ chức. Công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.
Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gồm các dịch vụ: xác thực số định danh cá nhân và chứng minh nhân dân; xác thực thông tin hộ gia đình và tra cứu thông tin công dân.
Hạ tầng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II được triển khai đến 9/10 xã, thị trấn.
Thực hiện mô hình "Đội thanh niên tình nguyện - hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến” tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Trong 9 tháng năm nay, toàn huyện tiếp nhận 10.118 hồ sơ, trong đó, tiếp nhận trực tuyến 9.994 hồ sơ, đạt 98,8%; 7.314 hồ sơ thanh toán trực tuyến, đạt 84,9%; 1.536 hồ sơ trực tuyến toàn trình, đạt 15,28%.
Thời gian tới, huyện Cao Phong tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đồng thời, tập trung đầu tư trang thiết bị, hệ thống hạ tầng thông tin đảm bảo triển khai hiệu quả chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Hoà Bình đã triển khai thí điểm Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh (IOC): Trung tâm IOC cập nhật số liệu theo thời gian thực từ các nền tảng số qua đó phân tích số liệu, theo dõi, so sánh số liệu của các huyện, thành phố, các sở, ngành để kịp thời chỉ đạo điều hành với 9 nội dung: phát triển kinh tế - xã hội, văn bản điều hành điện tử, dịch vụ hành chính công, giám sát an toàn giao thông, thông tin báo chí trên mạng, an toàn thông tin, hệ thống giáo dục, thông tin du lịch, trả lời các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành triển khai tới 100% cơ quan hành chính nhà nước ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Các cơ quan nhà nước xử lý văn bản điện tử hoàn toàn trên môi trường mạng qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, đồng thời thực hiện ký số văn bản điện tử, liên thông gửi lên trục liên thông quốc gia.
Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được cấp hộp thư điện tử công vụ phục vụ trao đổi công việc mở rộng đến các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, số tài khoản thư điện tử đã cấp cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh là trên 13.000 tài khoản.
Hiện nay, tỷ lệ số máy tính/CBCC là 100%; Tỉ lệ các đơn vị trực thuộc có mạng LAN là 100%; Tỉ lệ máy tính kết nối internet tốc độ cao (không bao gồm máy tính dùng để soạn thảo tài liệu mật) là 100%; hệ thống sử dụng thiết bị firewall để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Hiện đang sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước.
Cùng với tỉnh Hòa Bình, xây dựng chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng mà tỉnh Kiên Giang hướng tới. Quá trình xây dựng, phát triển chính quyền số, tỉnh Kiên Giang chú trọng phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ truy cập, sử dụng; công khai, minh bạch, mang đến nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Tỉnh Kiên Giang cung cấp 1.925 thủ tục hành chính, công khai đầy đủ nội dung theo quy định, kết nối liên thông, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 1.414 dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh.
Đến ngày 19/7/2023, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 231.132 hồ sơ; trong đó có 98.155 hồ sơ trực tuyến, đạt 42,4%, tăng 29,12% so năm 2022, tỷ lệ thanh toán trực tuyến 16,2%, tăng 6,7% so năm 2022.
Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở TT&TT cho biết, theo đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Kiên Giang xếp hạng 43/63 tỉnh, thành phố, tăng 12 bậc so năm 2022. 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của tỉnh đều tăng so năm 2022 như 100% thủ tục hành chính được công khai đầy đủ theo quy định; 48,37% hồ sơ được số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tỷ lệ hài lòng trong xử lý phản ánh, kiến nghị đạt 100%; tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận thủ tục hành chính đạt 90,56%...
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc được triển khai tại các cơ quan nhà nước, đoàn thể, đơn vị trực thuộc và 100% ủy ban nhân dân (UBND) huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hệ thống đáp ứng quy trình nghiệp vụ quy định, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước đạt 100% (trừ văn bản mật).
Đến nay, tỉnh Kiên Giang hoàn thành tích hợp 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Tỉnh triển khai kết nối cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số gồm các cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội; dịch vụ kết nối bưu chính công ích; cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác thực định danh điện tử; hệ thống tư pháp - hộ tịch.
Chính quyền số là chính phủ được triển khai tại các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương.
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước tập trung vào phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu về kinh tế - xã hội phục vụ ra quyết định chính sách; tạo lập dữ liệu mở dễ
dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh
nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.
Chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, khi nói phát triển chính phủ số chính là nói phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số đã bao hàm chính phủ điện tử.
" alt=""/>Xây dựng chính quyền số góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm việc10 địa phương có điểm trung bình môn Địa lý cao nhất đều dao động ở mức 7,0-7,3 điểm. Bình Dương là tỉnh dẫn đầu cả nước năm nay với 7,287 điểm. Nam Định xếp thứ hai với số điểm trung bình là 7,284.
Các tỉnh còn lại nằm trong top 10 lần lượt là: Ninh Bình, An Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Vĩnh Long
Với điểm trung bình ở mức 6,012, Hà Giang là tỉnh có điểm trung bình môn Địa lý thấp nhất cả nước. Đứng ngay trên là Sơn La và Quảng Nam với điểm trung bình lần lượt là 6,255 và 6,302.
Chỉ có 12 địa phương đạt mức điểm trung bình môn Địa lý trên 7,0 trong cả nước.
Xuân Tiến - Thúy Nga
Theo thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của các địa phương, Nam Định và Bình Dương là 2 tỉnh dẫn đầu cả nước. TP.HCM xếp thứ 8, còn Hà Nội xếp ở vị trí số 23.
" alt=""/>10 địa phương có điểm trung bình môn Địa lý cao nhấtĐây là thông tin được đưa ra từ hội nghị sơ kết học kỳ 1 của các Sở GD-ĐT diễn ra sáng nay, 14/1 tại Hà Nội.
Giáo viên: Vừa thiếu, vừa thừa
Báo cáo sơ kết của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ghi nhận những kết quả tích cực trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng nhìn nhận thẳng thắn những bất cập.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các địa phương quan tâm tới công tác dự báo và tham mưu hiệu quả về chính sách giáo dục. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Đầu tiên, việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục không bảo đảm đúng quy định, thậm chí còn có dấu hiệu tiêu cực; vấn đề ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động với hàng loạt giáo viên; giáo viên đã được tuyển dụng nhưng đi làm một năm không được hưởng lương; vấn đề luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; vấn đề đánh giá giáo viên... đã và đang gây nhiều bức xúc cho các thầy cô giáo và xã hội như ở Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau.
Đáng lưu ý, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông.
Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình: 1.224, Phú Thọ: 1.191, Thanh Hóa: 2.188, Nghệ An: 1.742, Quảng Nam: 1.096; các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La: 1.040, Bắc Giang: 1.921, Thái Bình: 1.500, Thanh Hóa: 1.405, Nghệ An: 3.328, TP.HCM: 1.195.
Trong khi đó, một số nơi lại thiếu - đặc biệt là tiểu học như Hà Nội (2.696), Sơn La (1.133), Gia Lai (1.196)..
Tính chung trong toàn quốc, tổng số giáo viên công lập dôi dư: 26.750 (trong đó, tiểu học: 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ thông: 2.551).
Tổng số giáo viên công lập còn thiếu: 45.058 (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, trung học cơ sở: 2.799, trung học phổ thông: 1.794).
Ông Trần Kim Tự, Cục trưởng Cục nhà giáo cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu, thừa cục bộ như: một số quy định trong tuyển dụng chưa phù hợp với thực tiễn; vấn đề phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ngành giáo dục cũng tạo ra nhiều bất cập, tiêu cực; việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn do bố trí chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm hoặc do chênh lệch về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giữa xã đặc biệt khó khăn và các xã khác; nhiều địa phương ký hợp đồng với giáo viên tràn lan, thiếu dự báo, quy hoạch tổng thể nhu cầu đội ngũ,v.v...
Mạng lưới trường lớp: Hơn 93% là trường công lập
Các đại biểu tham dự hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016 - 2017. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Quy hoạch mạng lưới trường lớp được đánh giá là một chỉ đạo "có đường nét" của Bộ GD-ĐT trong năm 2016.
Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, mạng lưới cơ sở giáo dục trong năm 2016 tăng nhẹ (0,8%) về số lượng so với năm 2015, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục tăng tập trung vào giáo dục mầm non với mức tăng là 1,8% do nhiều địa phương tăng cường cơ sở trường lớp học đáp ứng việc phổ cập 5 tuổi. Giáo dục phổ thông tiếp tục giữ vững về số lượng và đi vào ổn định.
Đối với các bậc học khác, năm 2016 không có sự khác biệt về số lượng cơ sở đặc biệt là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, đây là năm đầu tiên số lượng cơ sở đào tạo được giữ ổn định phù hợp với định hướng hạn chế thành lập mới cơ sở đào tạo của Bộ.
Mạng lưới cơ sở phổ thông dân tộc nội trú có sự tăng nhẹ nhằm nâng cao trình độ đào tạo và phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số thông qua thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường dự bị đại học; mạng lưới cơ sở đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên vẫn còn những bất cập như: Mạng lưới cơ sở giáo dục công lập là chủ yếu (chiếm 93,6%); tỷ lệ các trường ngoài công lập có xu hướng giảm dần trong 10 năm trở lại đây, làm tăng nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước. Tình trạng thiếu đất cho xây dựng, mở rộng trường học tại các đô thị; trong khi đó một số chính sách khuyến khích về đất đai không được thực hiện trong thực tế, do quy hoạch giáo dục không được gắn với các quy hoạch khác.
Thừa, thiếu giáo viên do ngành giáo dục thiếu quyền
“Toàn bộ quyền quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên được giao cho chủ tịch huyện. Chỉ tiêu biên chế, thanh tra kiểm tra là của Sở Nội vụ, phân bổ tài chính là Sở Tài chính, còn Sở Giáo dục thì chỉ chỉ đạo chuyên môn”.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hoá lý giải như trên về một trong những nguyên nhân thừa, thiếu giáo viên cục bộ hiện nay. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đây không phải là bất cập của riêng Thanh Hoá.
Xem thêm bài chi tiết:
<p>Không có quyền về nhân sự và tài chính là một trong những nguyên nhân khiến ngành giáo dục không chủ động được vấn đề dôi dư, thiếu giáo viên.</p>
" alt=""/>Đổi mới giáo dục: giáo viên dôi dư gần 27.000, thiếu hơn 45.000