J.D. Power nhận định đây là vấn đề nghiêm trọng với ngành ôtô khi tính năng an toàn được tạo ra để bảo vệ tính mạng người ngồi trên xe nhưng lại bị chính tài xế vô hiệu hóa.
Các hãng xe đã đầu tư rất lớn cho hệ thống bán tự động và trợ giúp lái xe, tăng độ an toàn nhưng thực tế không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhận định của J.D. Power trong nghiên cứu công bố hôm 27/8.
Quá nhiều hệ thống cảnh báo có thể khiến người dùng ức chế, theo khảo sát của J.D. Power.
“Họ đã đổ rất nhiều tiền cho phát triển công nghệ cao, tuy nhiên những cảnh báo liên tục trên hệ thống có thể khiến tài xế bối rối và chán nản”, Kristin Kolodge, giám đốc bộ phận nghiên cứu giao tiếp người-máy của J.D. Power, nhận định.
Các công nghệ này được ví như phụ huynh suốt ngày ca cẩm con cái. Không ai muốn liên tục được chỉ bảo phải lái xe thế này thế kia, Kristin Kolodge giải thích.
Một trong những tính năng gây phiền toán nhất là giữ làn và giữ xe đi giữa làn đường, nghiên cứu của J.D. Power chỉ ra. Theo đó, 23% tài xế phàn nàn các cảnh báo rất khó chịu và gây phiền toái. 61% chủ xe đôi khi tắt tính năng này, và chỉ 21% cảm thấy không bị làm phiền.
Nhiều tài xế cho rằng những hệ thống kiểu này có thể khiến người đi xe khó chấp nhận phương tiện tự hành trong tương lai hơn.
Nhiều tài xế tắt tính năng an toàn vì thấy bị làm phiền.
Mức độ hài lòng với công nghệ mới trên ôtô cũng khác nhau, theo nghiên cứu của J.D. Power. Kia Stinger 2019 được đánh giá làm hài lòng người lái nhất, đạt 834 điểm trên tổng số 1.000 điểm. Mức thấp nhất là 709 điểm, mức trung bình là 781 điểm, có 250 xe được khảo sát.
Các mẫu xe như Hyundai Kona, Toyota CH-R, Kia Forte, Chevrolet Blazer, Ford Expedition và Porsche Cayenne được người lái đánh giá “dễ chịu” nhất.
Nghiên cứu của J.D. Power dựa trên đánh giá của hơn 16.400 chủ xe về các tiêu chí: trải nghiệm, sử dụng và tương tác với 38 hệ thống công nghệ khác nhau của ôtô trong 90 ngày sử dụng.
J.D. Power đặc biệt tập trung vào các hệ thống giải trí, chống va chạm, tiện nghi lái, trợ giúp lái xe, kết nối smartphone, và dẫn đường.
Hệ thống chống va chạm được chấm 813 điểm, cao nhất trong số 6 danh mục được đánh giá. Kết nối smartphone đứng thứ hai với 789 điểm, tiện nghi lái đứng thứ ba với 787 điểm, tiếp theo là giải trí và kết nối – 782 điểm, trợ giúp lái xe – 768 điểm, và dẫn đường – 744 điểm.
Theo Zing
Những tính năng an toàn ngày nay trên ô tô giúp giảm tai nạn
Trong điều kiện giao thông ngày càng đông đúc, cùng sự phát triển của công nghệ, tiêu chuẩn an toàn đối với ô tô ngày càng được nâng lên.
J.D. Power nhận định đây là vấn đề nghiêm trọng với ngành ôtô khi tính năng an toàn được tạo ra để bảo vệ tính mạng người ngồi trên xe nhưng lại bị chính tài xế vô hiệu hóa.
Các hãng xe đã đầu tư rất lớn cho hệ thống bán tự động và trợ giúp lái xe,ềutínhnăngantoànbịtàixếtắtvìgâykhóchịlich duong tăng độ an toàn nhưng thực tế không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhận định của J.D. Power trong nghiên cứu công bố hôm 27/8.
Quá nhiều hệ thống cảnh báo có thể khiến người dùng ức chế, theo khảo sát của J.D. Power.
“Họ đã đổ rất nhiều tiền cho phát triển công nghệ cao, tuy nhiên những cảnh báo liên tục trên hệ thống có thể khiến tài xế bối rối và chán nản”, Kristin Kolodge, giám đốc bộ phận nghiên cứu giao tiếp người-máy của J.D. Power, nhận định.
Các công nghệ này được ví như phụ huynh suốt ngày ca cẩm con cái. Không ai muốn liên tục được chỉ bảo phải lái xe thế này thế kia, Kristin Kolodge giải thích.
Một trong những tính năng gây phiền toán nhất là giữ làn và giữ xe đi giữa làn đường, nghiên cứu của J.D. Power chỉ ra. Theo đó, 23% tài xế phàn nàn các cảnh báo rất khó chịu và gây phiền toái. 61% chủ xe đôi khi tắt tính năng này, và chỉ 21% cảm thấy không bị làm phiền.
Nhiều tài xế cho rằng những hệ thống kiểu này có thể khiến người đi xe khó chấp nhận phương tiện tự hành trong tương lai hơn.
Nhiều tài xế tắt tính năng an toàn vì thấy bị làm phiền.
Mức độ hài lòng với công nghệ mới trên ôtô cũng khác nhau, theo nghiên cứu của J.D. Power. Kia Stinger 2019 được đánh giá làm hài lòng người lái nhất, đạt 834 điểm trên tổng số 1.000 điểm. Mức thấp nhất là 709 điểm, mức trung bình là 781 điểm, có 250 xe được khảo sát.
Các mẫu xe như Hyundai Kona, Toyota CH-R, Kia Forte, Chevrolet Blazer, Ford Expedition và Porsche Cayenne được người lái đánh giá “dễ chịu” nhất.
Nghiên cứu của J.D. Power dựa trên đánh giá của hơn 16.400 chủ xe về các tiêu chí: trải nghiệm, sử dụng và tương tác với 38 hệ thống công nghệ khác nhau của ôtô trong 90 ngày sử dụng.
J.D. Power đặc biệt tập trung vào các hệ thống giải trí, chống va chạm, tiện nghi lái, trợ giúp lái xe, kết nối smartphone, và dẫn đường.
Hệ thống chống va chạm được chấm 813 điểm, cao nhất trong số 6 danh mục được đánh giá. Kết nối smartphone đứng thứ hai với 789 điểm, tiện nghi lái đứng thứ ba với 787 điểm, tiếp theo là giải trí và kết nối – 782 điểm, trợ giúp lái xe – 768 điểm, và dẫn đường – 744 điểm.
Theo Zing
Những tính năng an toàn ngày nay trên ô tô giúp giảm tai nạn
Trong điều kiện giao thông ngày càng đông đúc, cùng sự phát triển của công nghệ, tiêu chuẩn an toàn đối với ô tô ngày càng được nâng lên.