当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Nam Định, 18h00 ngày 14/1: Khách gây thất vọng 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Đánh cắp trái châu trên nóc Bia Đình lăng Ông Bà Chiểu
Liên quan vụ trộm trái châu ở lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TP.HCM), công an đã thu hồi trái châu bàn giao lại cho ban Quản lý lăng Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, vụ việc vẫn dấy lên lo ngại, kẻ trộm ngày càng chú ý nhiều hơn đến các cổ vật giá trị tại các di tích.
Trước khi trao trả, Công an quận Bình Thạnh đã phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức giám định giá trị thật của trái châu. Qua giám định, trái châu được làm từ chất liệu đất nung, tráng men, trị giá lên đến 350 triệu đồng.
Bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng ban Quản lý di tích lăng Lê Văn Duyệt cho biết, ngày 2/9, nhân viên quản lý di tích bất ngờ phát hiện trái châu trên nóc Bia Đình phía trước phần mộ lăng Ông biến mất.
Trái châu có tuổi đời gần 100 năm, được bài trí nằm giữa đôi rồng trong đồ án "lưỡng long tranh châu" trên nóc Bia Đình.
“Phát hiện vụ mất trộm, chúng tôi đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Đồng thời, trích xuất hình ảnh camera an ninh trong khuôn viên di tích để tìm hiểu sự việc”, bà Oanh nhắc lại.
Về giá trị của trái châu bị mất trộm, bà Oanh cho biết, trái châu được chế tác từ gốm chứ không phải đá quý. Trái châu thuộc dòng gốm Cây Mai nổi tiếng của Sài Gòn xưa có niên đại từ những năm 1922.
Hiện vật này có 3 phần với chiều cao gần 1m gồm: đế, thân và đỉnh. Phần thân có hình trái châu được làm bằng gốm phủ men màu xanh ngọc rất đẹp, đặt trên phần đế có những họa tiết hết sức tinh xảo.
Bà Oanh nhấn mạnh, các hiện vật này đã gần 100 năm tuổi nhưng vẫn nguyên vẹn từ màu sắc đến hình dáng. Trải qua mưa nắng, chất liệu gốm cũng như lớp men không hề bị hư hỏng thậm chí xuống sắc. Điều này cho thấy chất liệu gốm và men của cha ông thời trước vô cùng chất lượng.
Đây là hiện vật quý, có giá trị văn hóa lịch sử. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Cũng theo bà, các hiện vật trong khu di tích được ban quản lý bảo vệ hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Khuôn viên di tích đều được gắn camera an ninh, đội ngũ bảo vệ túc trực tại lăng 24/24. Sau mỗi giờ, lực lượng bảo vệ đi tuần tra xung quanh di tích một lần. Tuy nhiên, kẻ trộm vẫn đột nhập và đánh cắp cổ vật.
Trước đó, di tích từng nhiều lần bị trộm đột nhập, đánh cắp các hiện vật có giá trị. Cụ thể, từ những năm 1995 - 1996, di tích bị kẻ trộm đột nhập đánh cắp cặp phù điêu Ông Nhật Bà Nguyệt.
Năm 2010, kẻ trộm tiếp tục đánh cắp một chiếc dĩa kiểu cổ trang trí. Năm 2012, liên tục hai phù điêu con nghê ở cổng lăng Ông mặt đường Phan Đăng Lưu bị gỡ trộm.
Gần đây nhất, trong đợt trùng tu diễn ra vào năm 2018, di tích này đã bị mất bảy phù điêu. Cũng trong đợt này, phù điêu phượng hoàng ngậm thư cũng bị gỡ mất một con, hiện di tích chỉ còn một.
Những “vết thương” cổ vật của đình Linh Tây
Bức phù điêu trị giá trên 10 tỷ đồng của đình Linh Tây bị đánh cắp đến nay vẫn chưa thấy tung tích. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Đình Linh Tây ở quận Thủ Đức, TP.HCM đã được xếp hạng di tích cấp Thành phố vào năm 2003. Ngôi đình được quản lý và bảo quản cẩn thận, có người trông coi nhưng "đạo chích" vẫn không buông tha.
Ngay từ cổng chính của ngôi đình, bức phù điêu bằng gốm hình chữ nhật, kích thước lớn đã bị đục, cạy phá nát. Đến nay, bức phù điêu chỉ còn thấy vài mảnh gốm men xanh tuyệt đẹp dính lại trên nền gốm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ phòng Văn hóa phường Linh Tây khẳng định, bức phù điêu này được người xưa tạo tác từ loại men gốm cổ. Hiện nay, loại men gốm này gần như đã không còn nên rất quý hiếm, có giá trị cao.
Chỉ tay về phía nóc mái đình, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1972, ngụ quận Thủ Đức), người trông coi đình Linh Tây cho biết, các loại gốm tại đình giá trị đến nỗi, "đạo chích" đã bất chấp nguy hiểm trèo lên mái đục, lấy trộm một tấm phù điêu.
Ông cho biết, bức phù điêu bị đục mất nằm trong hệ thống 5 bức phù điêu trang trí bằng gốm cổ đặt trên mái đình.
Cũng theo ông Tùng, bức phù điêu trang trí này bị mất cùng thời điểm với tấm phù điêu cổ, giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng được đặt tại bàn thờ trước chánh điện của đình.
Bức phù điêu ở chánh điện bị mất từ tháng 6/2019, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Theo các tài liệu ghi lại, bức phù điêu bị đánh cắp đắp nổi Tứ Linh bằng gốm men xanh cổ, kích thước 80cm x 50cm x 15cm, nặng khoảng 50kg.
Các bức phù điêu trang trí tại đình Linh Tây bị trộm đục, cạy phá nham nhở. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Các nhà nghiên cứu khẳng định, bức phù điêu bị mất cắp vô cùng quý hiếm, được tạo tác từ loại men gốm cổ đã không còn tồn tại.
Chia sẻ về vụ trộm bí ẩn, ông Tùng kể: “Tôi trông nom đình đã nhiều năm và chưa từng được biết về giá trị thật của bức phù điêu bị mất. Thế nhưng, tôi vẫn luôn cẩn trọng vấn đề bảo đảm an ninh, phòng trộm cắp".
Tối hôm xảy ra vụ việc, ông Tùng cũng khóa cửa kỹ lưỡng. Đêm đó, ông không nghe thấy tiếng động lạ, con chó ở đình cũng không sủa. Sáng hôm sau, khi ra mở cổng, ông tá hỏa phát hiện ổ khóa cổng đình, cửa chính điện đều bị cắt đứt. Bức phù điêu trên ban thờ chỉ còn lại một bên chân đế.
Tá hỏa, ông Tùng bước ra ngoài, nhìn lên mái đình thì phát hiện phần phù điêu trang trí cũng bị đục mất một miếng. Hiện, những họa tiết, phù điêu trang trí bằng gốm tráng men cổ tại đình trở nên nham nhở, mất mỹ quan vì bị trộm liên tục viếng thăm.
Sự thật trên khiến dư luận không khỏi xót xa, bức xúc. Đã đến lúc cần có sự chung tay giữa cộng đồng và lực lượng chức năng trong việc bảo vệ những cổ vật mang giá trị văn hóa, lịch sử tại các khu di tích.
Nhà từ đường xây hàng trăm năm trước, có khuôn viên rộng đến 3.000m2 ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) chứa nhiều cổ vật, được cả dòng họ nhiều đời bảo vệ.
" alt="Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài Gòn"/>Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài Gòn
Nếu như miền Bắc có Fansipan - nóc nhà của Đông Dương, thì miền Nam có Núi Bà Đen, biểu tượng cho niềm tin, tín ngưỡng và cũng là nóc nhà Nam Bộ, đích đến của những trái tim đam mê khám phá, chinh phục.
Nằm cách TP.HCM hơn 100km, Núi Bà Đen, xưa kia gọi là Núi Một, cao 986m, được xem như biểu tượng của mảnh đất Tây Ninh giàu lịch sử. Ngọn núi sừng sững quanh năm được bao quanh bởi những tầng mây phủ kỳ ảo - xứ sở của những điển tích lạ kỳ và linh thiêng.
Tương truyền, ở vùng núi Một xưa kia có nàng Lý Thị Thiên Hương vốn đẹp người đẹp nết nên được nhiều người để mắt tới. Mỗi độ trăng rằm, nàng thường lên núi cúng Phật. Một ngày nọ lên núi, nàng bị côn đồ vây bắt. Được chàng Lê Sĩ Triệt giải cứu, nàng đem lòng cảm mến chàng. Để đáp lại ơn chàng, cha mẹ hứa gả nàng cho người trai trẻ. Nhưng chưa kịp kết nghĩa phu thê thì chàng lên đường tòng quân đánh giặc.
Trong một lần lên núi cúng, Lý Thị Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt về làm thiếp, nàng bèn nhảy xuống khe núi tử tiết, giữ lòng trung trinh. Sau khi chết Lý Thị Thiên Hương, về báo mộng cho vị hòa thượng trụ trì trên núi tìm đem về chôn cất. Nàng nhiều lần hiển linh dưới hình dáng một cô gái da đen đúa về báo mộng giúp cho người dân biết được thiên tai địch họa và cách chống lại thú dữ. Để đáp lại công ơn của nàng, sư trụ trì và người dân trong vùng lập tượng thờ tự và người dân gọi nàng là Bà Đen. Từ đó, tên núi cũng được gọi theo tên của vị Linh Sơn Thánh Mẫu linh thiêng này.
Hệ thống Chùa Bà, hay còn gọi là Linh Sơn Tiên Thạch Tự tọa lạc giữa lưng chừng núi ở độ cao 350m gồm những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Tây Ninh và di tích như Chùa Bà, chùa Hang, Đông Hoàng Chung, chùa Trung, chùa Mới… khoảng 300 năm tuổi. Đây là công trình tâm linh gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về hành hương chiêm bái hàng năm.
Sau nhiều thăng trầm, bom đạn, đến nay Chùa Bà đã được tôn tạo thành điểm đến tâm linh quang đãng, đẹp đẽ, là điểm đến được Phật tử bốn phương tìm về để cầu Bà, bái Phật cũng như vãn cảnh.
Mỗi năm, vào ngày hội xuân tháng Giêng và “Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu”, người dân bốn phương lại đổ về dự hội, để được hòa mình trong văn hóa bản địa đặc sắc.
Núi Bà Đen cũng đánh dấu đỉnh cao nhất Nam Bộ bằng chóp tháp 986m. Quanh năm được mây trắng bao phủ, ngọn núi này còn có tên gọi là núi Vân Sơn, nơi du khách tìm đến không chỉ để hành hương, săn mây mà còn thưởng lãm cảnh đẹp tựa chốn thần tiên.
Thỏa ước ao chinh phục đỉnh thiêng
Trước đây, để lễ Linh Sơn Thánh Mẫu hay chinh phục đỉnh cao, du khách phải đi bộ dọc núi theo lối mòn hoặc vượt qua 1000 bậc thang từ chân núi. Đường lên núi quanh co, mất 2-4 giờ đồng hồ mới có thể lên tới đỉnh núi, xưa kia còn có thú dữ, nên không kém phần nguy hiểm. Hầu như chỉ những phượt thủ, hoặc người còn trẻ khỏe mới đủ sức vượt qua hành trình này, còn với người lớn tuổi và trẻ con đây là một thử thách quá khó khăn.
Năm 1998, một tuyến cáp treo đưa du khách đến với Chùa Bà đã được dựng lên, nhưng tuyến cáp không đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng, trong khi huyền tích ly kỳ và cảnh đẹp Núi Bà Đen không ngừng thu hút du khách bốn phương.
Giấc mơ chinh phục nóc nhà Nam Bộ cũng như nguyện ước bái Phật, lễ Linh Sơn Thánh Mẫu của đông đảo du khách thập phương, cả những người già, trẻ nhỏ hay người khuyết tật đã được hiện thực hóa, khi Sun World Ba Den Mountain đi vào hoạt động, với nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới và hai tuyến cáp treo hiện đại đưa du khách vào hành trình du ngoạn núi Bà độc đáo. Trong khi tuyến cáp Chùa Hang mở ra hành trình chiêm bái quần thể văn hóa tâm linh Chùa Bà, Chùa Hang linh thiêng, thì tuyến cáp Vân Sơn sẽ đưa du khách lên đỉnh núi, tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ của vùng “đất Thánh” Tây Ninh từ đỉnh cao mây vờn.
Trên hành trình khám phá, chiêm bái đỉnh thiêng, du khách còn được chiêm ngưỡng kiến trúc “độc nhất vô nhị”, thấm đẫm những giá trị văn hóa, lịch sử của ba nhà ga cáp treo trong hệ thống cáp treo tại Sun World Ba Den Mountain. Hình ảnh ba ngọn núi: núi Bà, núi Phụng và núi Heo tạo thành Núi Bà Đen được tái hiện ở thiết kế của cụm mái nhô tại Ga Bà Đen - Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Ga Chùa Hang lại mang dáng dấp của một ngôi chùa 5 tầng uy nghiêm, với hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền dọc hai bên tường tại tầng trên cùng.
Núi Bà Đen hôm nay còn níu bước chân du khách bởi cảm giác thật thư thái, nhẹ nhàng khi dạo bước giữa những vườn hoa rực rỡ, không gian xanh mướt của cỏ cây. Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, khu du lịch đã biến những bãi rác tích tụ từ bao năm thành đất màu, trả lại sự thanh sạch cho điểm đến linh thiêng. Những lễ hội rộn ràng, quy mô cũng được khu du lịch tổ chức, mang lại trải nghiệm mới lạ, món ăn tinh thần đặc sắc cho người dân và du khách.
Miền đất này giờ đây càng thêm đẹp, nức lòng du khách bốn phương trên hành trình tìm về chiêm bái cầu an và tận hưởng vẻ đẹp bình yên của miền biên viễn.
Doãn Phong
" alt="Núi Bà Đen"/>Chốt phiên, VN-Index rơi 7,5 điểm, về khoảng 1.270,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 290 cổ phiếu giảm giá, nhiều hơn hẳn so với 101 mã tăng.
" alt="Chứng khoán hôm nay 4/10: Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực cho VN"/>Chứng khoán hôm nay 4/10: Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực cho VN
Mọi chi tiêu cần có kế hoạch tài chính cụ thể (Nguồn: MSN)
Rất nhiều triệu phú lựa chọn lối sống tiết kiệm. Họ tiết kiệm từng đồng chi phí giặt là, phí ngân hàng hay thậm chí là những chi tiêu cho bản thân như cắt tóc, gội đầu… Thậm chí họ sẽ phát điên lên nếu như biết rằng mình đã chi tiêu vượt định mức cho một món thực phẩm hoặc một bữa ăn nào đó. Tuy nhiên, khi từng đồng xu này tiết kiệm được, họ lại đổ vào những du thuyền hạng sang, xe hơi, nhẫn kim cương hoặc những kỳ nghỉ đắt tiền.
Sai lầm 5: Không lập kế hoạch dựa trên thực tế
Một sai lầm tiền bạc lớn mà nhiều người giàu mắc phải là không lập kế hoạch chi tiết cho tương lai dựa trên những điều kiện thực tế, chẳng hạn như thiếu kế hoạch nghỉ hưu, thiếu kế hoạch đầu tư bất động sản, kế hoạch không cập nhật với thay đổi thực tế.
Khi không có kế hoạch chi tiết, bất cứ vấn đề nào phát sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và dòng tài chính của bạn. Vì thế, hãy đảm bảo mọi thứ thật chắc chắn bằng những kế hoạch chi tiết và thực tế.
3 tháng nay, kể từ khi được 1 người bạn hướng dẫn, người vợ trẻ đã quyết định sống tối giản và hướng cả gia đình cùng thực hành tiết kiệm. Kể từ đó, mỗi tháng chị tiết kiệm được 6,2 triệu đồng.
" alt="Đừng bao giờ than hết tiền nếu vẫn giữ những thói quen này!"/>Tôi kết hôn được 14 năm nay. Hai vợ chồng có con trai 13 tuổi và con gái 5 tuổi.
Chồng tôi là người đàn ông giỏi giang, thành đạt nên điều kiện kinh tế gia đình tôi khá tốt. Chúng tôi đang sống tại một chung cư cao cấp. Hai con tôi đều được học trường quốc tế với mức học phí không hề thấp.
Các con đến trường còn được lái xe riêng của chồng tôi đưa đón. Không chỉ vậy, do cuộc sống dư giả nên vợ chồng tôi rất chú trọng đầu tư cho con.
Chồng tôi mải làm ăn bên ngoài nên anh khuyên tôi nghỉ việc để lo chuyện cơm nước và chăm nom 2 con. Anh nói, ngày xưa gia đình khó khăn nên nay anh muốn các con anh không phải khổ cực như bố mẹ.
Ngoài việc học, việc ăn uống, vui chơi giải trí cho các con chúng tôi đều rất chú trọng. Dĩ nhiên các con - đặc biệt là con trai lớn, không thiếu một thứ gì.
Những năm trước, cháu đều rất ngoan. Dù học lực không quá xuất sắc nhưng cháu khá chăm chỉ và có kết quả tốt. Các thầy cô giáo luôn dành lời khen cho cháu khiến chúng tôi vô cùng hài lòng.
Vậy mà thời gian gần đây, cháu thường cãi lại lời mẹ. Mỗi lần tôi nói, cháu đều to tiếng: “Mẹ biết gì mà nói”.
Tôi ngầm hiểu rằng, cháu chê tôi không tiếp xúc với bên ngoài nhiều, không kiếm ra tiền nên không có tiếng nói trong nhà.
Nhưng đó chưa phải là điểm khiến tôi lo lắng nhất. Gần đây, tôi phát hiện cháu có tính ăn cắp vặt.
Ban đầu là một số đồ dùng học tập ở lớp. Thấy cháu như vậy tôi còn nghĩ do cháu cầm nhầm vì chúng tôi không để cháu thiếu thứ gì.
Nhưng tần suất cháu lấy những đồ của người khác về nhà ngày một nhiều hơn. Từ những vật dụng nhỏ, cháu đã lấy cả đồng hồ của người bạn ngồi cạnh.
Phát hiện vụ việc, tôi bắt cháu lên trả lại cho bạn. Khi nói chuyện, cháu không chịu thừa nhận mà chỉ cho rằng: “Con thích nên mượn về vài hôm, sau đó đem trả”.
Có lần, gia đình tôi sang nhà người bạn làm ăn lâu năm của chồng tôi để ăn tối. Mọi chuyện đều rất vui vẻ cho đến khi về nhà, tôi phát hiện con trai tôi cầm theo 1 lọ nước hoa. Tôi tra hỏi, con tôi mới thừa nhận đã lấy cắp lọ nước hoa trên phòng vợ của bạn chồng tôi.
Tôi vô cùng bàng hoàng, không hiểu con trai tôi cần nước hoa làm gì. Để tránh làm con mất mặt, tôi đã gọi điện cho gia đình người bạn và nói dối rằng, con gái tôi (5 tuổi) lúc vào phòng nghịch đã sơ ý cầm về. Sau đó tôi đích thân sang mang trả.
Lần này, tôi rất giận, yêu cầu cháu làm bản kiểm điểm với mẹ và hứa không tái phạm.
Chuyện này tôi chỉ giải quyết giữa 2 mẹ con vì nếu để chồng tôi biết, anh sẽ làm um lên. Anh nóng tính chắc chắn sẽ cho cháu một trận và cũng trách móc tôi "chỉ có ở nhà chăm con mà không nổi".
Tưởng như sau vụ đấy cháu đã biết rút bài học kinh nghiệm cho mình vậy mà mới đây nhất, cô giáo lại mời tôi đến trường. Cô giáo chia sẻ rằng, ở lớp xảy ra một số vụ mất cắp. Cô không dám khẳng định nhưng có bạn tố cáo với cô rằng có thể là con trai tôi lấy.
Vì vậy cô muốn mời tôi đến để nói chuyện. Nếu đúng, gia đình và nhà trường cùng hợp tác để khắc phục thói xấu của cháu.
Tôi về, lên phòng riêng để nói chuyện cùng con trai. Cháu phủ nhận hoàn toàn. Không chỉ vậy, cháu còn lớn tiếng trách tôi là mẹ mà không bênh vực, lại nghi ngờ con mình khi không có bằng chứng.
Trước sự việc, tôi vô cùng đau lòng. Tôi không dám làm to chuyện vì sợ cháu tự ái và làm chuyện dại dột nhưng nếu bao che cho cháu mãi, làm sao con tôi bỏ được tính xấu đó?
Xin độc giả cho tôi lời khuyên!
Em nói rằng, trước khi kết hôn, em không đòi hỏi tôi phải có nhà, xe ở thủ đô nhưng đám cưới không được xuề xòa để hàng xóm khỏi chê cười.
" alt="Nhà giàu, đến trường bằng ô tô quý tử vẫn có thói quen ăn cắp vặt"/>Nhà giàu, đến trường bằng ô tô quý tử vẫn có thói quen ăn cắp vặt