
Hôm qua, trong khuôn khổ hội nghị Nokia World tại Amsterdam (Hà Lan), Nokia giới thiệu điện thoại mới 3110 Evolve. Chiếc điện thoại được phát triển trên nền S40, hỗ trợ 3 băng tần GSM và camera 1,3 Megapixel. Bên cạnh đó, máy được tích hợp đài FM, kết nối Bluetooth và khe cắm thẻ nhớ microSD. 3110 Evolve có kích thước 108,5 x 45,7 x 15,6 mm, nặng 87 gram, tương đương với Nokia 3110.
" alt=""/>Nokia 3110 Evolve điện thoại 'xanh'"Làm xiếc" với dế. Ảnh: Engadget
5 cách phá hỏng "dế" phổ biến nhất ÚcICTnews- Thả ĐTDĐ vào toilet, ném hoặc ngồi lên ĐTDĐ là những việc mà người Australia (Úc) thường xuyên làm, dẫn đến vô tình phá hỏng "dế" của họ.
Một nghiên cứu do hãng di động Telstra thực hiện cho thấy người dân Úc đang tìm ra những cách làm ngày càng mới mẻ và kỳ lạ hơn để "vô tình" phá hỏng điện thoại di động của họ, trong đó có cách phá phổ biến nhất năm 2007 là lái xe cùng với chiếc ĐTDĐ đặt ngay trên mui xe ô tô.
Với khoảng 20 triệu người sử dụng dịch vụ ĐTDĐ ở Australia, các nhân viên dịch vụ khách hàng Telstra ngày càng nhận được nhiều cuộc gọi điện hỏi về những chiếc máy ĐTDĐ bị hỏng vì những nguyên nhân bất thường, có thể không được hưởng chế độ bảo hành.
Theo nhân viên dịch vụ khách hàng của Telstra, 5 nguyên nhân vô tình phá hỏng điện thoại được biết đến nhiều nhất là:
1. Lái xe với dế đặt trên mui xe.
" alt=""/>5 cách phá hỏng 'dế' phổ biến nhất ÚcMức nghe an toàn cho máy nghe nhạc
Trước hết cần chú ý rằng nghe nhạc giữa một môi trường ồn ào là việc không nên làm.
Bởi nhiều khả năng người nghe sẽ phải điều chỉnh âm lượng lên mức nguy hiểm – nguy cơ gây điếc cao. Các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên nghe ở những nơi yên tĩnh và sử dụng tai nghe phù hợp, có khả năng cách âm với môi trường bên ngoài. Hơn nữa, so với tai nghe ngoài (đặt ra ngoài tai), tai nghe trong rất nguy hiểm vì âm thanh được truyền đi trực tiếp
Để chứng minh cho điều này, hai nhà thính học Brian Fligor (Viện nhi/Trường Y Harvard) và Terri Ives (Trường thính học PCO, Elkins Park, PA) cùng ứng viên tiến sỹ thính học Cory Portnuff (Đại học Colorado, Boulder) trình bày các kết quả nghiên cứu của mình tuần vừa rồi trong một cuộc họp tầm cỡ quốc gia có tên “Tiếng ồn làm mất khả năng nghe ở trẻ em trong học tập và vui chơi”.
Portnuff và Fligor dự đoán rằng một người bình thường có thể nghe iPod an toàn với thời lượng là 4,6 giờ và âm lượng là 70% mức tối đa khi sử dụng tai nghe mà không gây nguy cơ mất khả năng nghe. Tuy nhiên, nếu vẫn sử dụng tai nghe mà nghe với âm lượng cao nhất của iPod thì 5 phút là quá đủ. Chỉ dẫn này có thể áp dụng với các máy nghe nhạc có mức âm lượng tương tự như Sandisk Sansa, Creative Zen Micro.
![]() |
Các mẫu tai nghe phổ biến của máy nghe nhạc số |
Trong nghiên cứu của mình, Fligor và Ives quan sát thói quen dùng iPod với tai nghe của 100 sinh viên. Ở môi trường yên tĩnh, họ thấy rằng chỉ 6% bật nhạc ở mức nguy hiểm, trong khi con số này tăng lên tới 80% khi các sinh viên nghe nhạc những lúc ồn ào. Khi sử dụng tai nghe trong được thiết kế cách âm, chỉ 20% sinh viên vượt quá âm lượng được cho là nguy hiểm. Theo Fligor, điều này cho thấy môi trường yên tĩnh và tai nghe cách âm giúp người dùng iPod tránh xu hướng nghe nhạc ở mức gây nguy hiểm cho tai.
Đồng thời, 2 ông Portnuff và Fligor cũng đo âm lượng cụ thể phát ra từ 5 thiết bị nghe nhạc cầm tay: iPod Apple, iPod Nano, iPod Mini, Creative Zen Micro, và SanDisk Sansa. Với mỗi thiết bị, họ đo âm lượng truyền ra từ một số dạng tai nghe, từ tai nghe đi kèm của mỗi sản phẩm tới tai nghe cách âm, tai nghe ngoài vừa vặn trên tai.
" alt=""/>Mức nghe an toàn cho máy nghe nhạc