Hôm nay (10/4),étxửôngĐỗHữuCalầnnhậntổngsốtiềntỷchạyátỷ giá đô TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca và 12 bị cáo.
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 10 - 12/4, tại phòng xét xử số 1 thuộc TAND tỉnh Quảng Ninh (phường Cao Xanh, TP Hạ Long).
Theo cáo trạng, năm 2007, Trương Xuân Đước (SN 1971, trú phường Đằng Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Anh (SN 1979) quản lý, điều hành Công ty CP Khánh Dung hoạt động mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng.
Ngọc Anh có vai trò là kế toán trưởng của công ty và được Trương Xuân Đước giao nhiệm vụ quản lý bộ phận kế toán kê khai báo cáo thuế, hợp thức hóa hồ sơ và làm các thủ tục thành lập các công ty.
Từ năm 2014 đến năm 2021, vợ chồng Trương Xuân Đước đã sử dụng căn cước công dân của cả hai và người thân quen, bạn bè hoặc nhân viên làm thuê để thành lập thêm các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn. Trương Xuân Đước cùng vợ đã thành lập, quản lý, điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng.
Kết quả điều tra xác định, từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2022, vợ chồng Trương Xuân Đước đã mua bán 15.674 hóa đơn, thu lợi bất chính trên 41 tỷ đồng.
Biết được, Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra hành vi của mình, Đước bỏ trốn và chỉ đạo Ngọc Anh tới gặp cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca để nhờ chạy tội. Ngọc Anh nhờ ông Ca tìm hiểu, tác động chạy án cho Trương Xuân Đước, mọi chi phí sẽ chuẩn bị theo yêu cầu của ông Ca.
4 lần nhận tiền chạy án của ông Đỗ Hữu Ca
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12/2022, vợ chồng Trương Xuân Đước đã 4 lần đến gặp và đưa tổng cộng 35 tỷ đồng cho ông Đỗ Hữu Ca tại nhà ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên.
Lần đầu vào ngày 31/10/2022, Trương Xuân Đước rút 8 tỷ từ tài khoản cá nhân và vay của một người bạn 2 tỷ đồng rồi đựng trong 2 túi du lịch tối màu, đi taxi về TP Thái Bình nhờ người quen chuyển cho Ngọc Anh.
Sau khi nhận 10 tỷ đồng, Ngọc Anh mang đến phòng khách nhà ông Ca. Khi gặp, Ngọc Anh nói chỉ chuẩn bị được 10 tỷ đồng, nhờ ông Ca giúp chạy tội cho Trương Xuân Đước. Ông Ca đồng ý.
Khoảng một tuần sau, nhiều lần qua hỏi ông Ca về việc lo chạy án nhưng nhận được trả lời chưa thấy thông tin gì từ phía Công an tỉnh Quảng Ninh nên Trương Xuân Đước lo lắng, về nhà lấy tiếp 5 tỷ đồng rồi đến nhà ông Ca. Khi đến nơi, Đước mang tiền để vào trong phòng ngủ tầng một nhà ông Ca và nói chuyện về việc đưa thêm số tiền 5 tỷ đồng, tiếp tục nhờ chạy án. Ông Ca đồng ý.
Lần thứ 3 vào ngày 11/11/2022, nhận thấy Công an tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục thu thập hồ sơ liên quan đến các công ty của mình nên vợ chồng Trương Xuân Đước quyết định đưa thêm 15 tỷ cho ông Ca để lo chạy tội. Trương Xuân Đước nhờ T.T.N.Q. (Giám đốc một ngân hàng trên đường Lê Hồng Phong, TP Hải Phòng rút số tiền 14,970 tỷ đồng từ tài khoản của Đước, sau đó thêm 30 triệu đồng cho vào hai bao vải đựng tiền của ngân hàng rồi thông báo cho vợ đến nhận.
Theo yêu cầu của Đước, T.T.N.Q. chỉ đạo nhân viên lái xe ô tô của ngân hàng chở Ngọc Anh đến nhà ông Ca. Nhân viên này còn giúp Ngọc Anh xách 2 bao tiền để vào trong phòng khách nhà ông Ca, sau đó đi về.
Ngọc Anh nói đã mang đến 15 tỷ và đưa cho ông Ca xem bản chụp tờ công văn của Công an tỉnh Quảng Ninh thu thập hồ sơ liên quan đến các công ty của chồng mình tại cơ quan thuế để ông Ca lo chạy tội cho đúng.
Lần thứ 4 vào ngày 1/12/2022, thấy việc chạy tội chưa có kết quả nên Đước chỉ đạo Ngọc Anh tiếp tục mang thêm 5 tỷ đến đưa cho ông Ca. Khi gặp, Ngọc Anh nói đưa thêm 5 tỷ đồng nhờ ông Ca chạy tội giúp Đước vì tình hình quá nguy cấp.
Sau khi nghe Ngọc Anh cho biết Đước vẫn đang lẩn trốn, ông Ca đã nói chuyện qua điện thoại với Đước và bảo về gặp mình. Hôm sau, vợ chồng Đước đến gặp hỏi về kết quả chạy án nhưng ông Ca vẫn nói chưa nắm bắt được thông tin gì từ phía Công an tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, ông Ca bảo Đước về nhà mình ở một thời gian để tiện trao đổi công việc nhưng Đước từ chối.
Sau 4 lần đưa tiền chạy tội nhưng vẫn không có kết quả phản hồi, gần trước Tết Nguyên đán năm 2023, Đước lại cùng vợ đến nhà ông Ca để hỏi kết quả chạy án.
Tại đây, ông Ca nói đã lo xong việc ở Công an TP Hải Phòng, còn ở Công an tỉnh Quảng Ninh thì đã nhờ người đàn ông tên G. lo xong việc. Ông Ca bảo Đước cứ yên tâm về nhà ăn Tết, không phải lo lắng.
Đước và Ngọc Anh tin tưởng ông Ca đã lo chạy án xong, không bỏ trốn nữa mà quay về Hải Phòng ăn Tết. Đến ngày 3/2/2023, Trương Xuân Đước bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ về hành vi mua bán trái phép hóa đơn.
Sau khi chồng bị bắt, Ngọc Anh đến nhà gặp ông Ca hỏi về việc đã lo chạy tội rồi mà chồng mình vẫn bị bắt và xin lại số tiền 35 tỷ đồng nhưng ông Ca không trả lại tiền. Ông Ca còn mắng và đuổi Ngọc Anh về.
Ngày 7/2/2023, Ngọc Anh bị bắt giữ về hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Đến ngày 18/2/2023, ông Đỗ Hữu Ca bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ tài liệu do Cục Thuế TP Hải Phòng, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh cung cấp và kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định, Trương Xuân Đước và Ngọc Anh đã mua bán trái phép của 26 công ty ma tổng số 21.449 hóa đơn. Trong đó, Đước và Ngọc Anh phải chịu trách nhiệm hình sự với 15.674 hóa đơn. Tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán ra cho khách của các công ty do vợ chồng Đước quản lý, điều hành mua bán trái phép hóa đơn là hơn 6.000 tỷ đồng (chưa tính thuế VAT).
Các bị can trong vụ án gồm: Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đỗ Hữu Ca, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn, Đỗ Thị Đua, Hà Thị Trang, Vũ Ngọc Tú, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Hiền Tài và Ngô Văn Tuyên.
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự cuộc giao ban báo chí đầu Xuân. Ảnh: Đoàn Bổng
Theo Phó Thủ tướng, ngoài việc phản ánh tiếng nói của nhân dân còn có nhiều trường hợp thông qua báo chí không chỉ phản biện mà còn là cố vấn, tư vấn về chính sách. Nhiều văn bản chỉ đạo của Thủ tướng cũng căn cứ vào phản ánh của báo chí.
“Cá nhân tôi hàng ngày trung bình một lần ít nhất gọi điện, nhắn tin, nói trực tiếp với các đồng chí có trách nhiệm ở các bộ ngành về thông tin trên báo chí, không cần ra văn bản. Không có thông tin phản ánh của báo chí thì không thể nắm được hết”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho hay, những năm qua, báo chí bên cạnh việc phản ánh hơi thở cuộc sống cả mặt tích cực và tiêu cực, còn có nhiều bài viết, tác phẩm hơn, khơi dậy niềm tin trong xã hội, giúp bức tranh xã hội có nhiều màu sắc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Xuân Lộc
Phân tích ý nghĩa về phương châm hành động trong 10 chữ của Chính phủ năm 2018 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò tiên phong của báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, trung thành với sự nghiệp của dân tộc, thổi lên ngọn lửa mà Bác Hồ, Đảng đã nhóm lên từ khi có Đảng, có đất nước.
Phát huy sứ mệnh bằng đạo đức nghề nghiệp
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn gợi ý 2 vấn đề để phát huy hơn nữa vai trò của báo chí hiện nay.
Theo Bộ trưởng, sự phát triển như vũ bão của CNTT và công cụ truyền thông trên internet khiến cho việc tiếp cận và chia sẻ thông tin trong xã hội trở nên đa dạng hơn.
Trong sự đa dạng đó, bên cạnh dòng thông tin chân thực và tích cực, vẫn có đầy rẫy những thông tin độc hại, không chỉ làm tổn hại uy tín của Đảng, Nhà nước mà còn xâm phạm đến quyền tự do, riêng tư của người dân.
Bộ trưởng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và người dân kỳ vọng vào sự định hướng thông tin của báo chí, định hướng bằng thông tin chân thực, kịp thời, có trách nhiệm và có sức thuyết phục.
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Xuân Lộc
“Thời gian qua, báo chí đã bước đầu gánh vác những sứ mệnh, nên mặc dù số người sử dụng internet và mạng xã hội ở Việt Nam rất cao nhưng công chúng vẫn tin vào dòng thông tin chân thật có thể kiểm tra được trên báo chí. Sứ mệnh này phải được tiếp tục phát huy hơn nữa bằng trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và tài năng của các nhà báo và các cơ quan báo chí”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Nhắc lại nội dung trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng vào tháng 6/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo”, Bộ trưởng cho rằng, câu nói của Bác Hồ đến nay vẫn mang tính thời sự, giữ nguyên giá trị trong nhiệm vụ đổi mới báo chí của chúng ta.
Sự “ham chuộng” mà Bác Hồ nói không có nghĩa là nhiều người đọc, mà nó có nghĩa lớn hơn, đó là nhiều người yêu thích và tin cậy. Nhiều tờ báo đăng tin giật gân, đăng những tin tức bịa đặt xâm phạm đời tư của người khác để câu khách, câu view nhằm tăng lượng người đọc, những tờ báo đó tuy có nhiều người đọc vì tò mò, nhưng chắc chắn không phải là những tờ báo được đa số “ham chuộng”, tin cậy.
Bộ trưởng nêu thực trạng hiện nay, nhiều tờ báo có rất ít độc giả, thu nhập từ hoạt động báo chí không đủ trang trải chi phí. Một số báo ngành và báo điện tử phải được trợ cấp từ ngân sách, nhiều báo khác phải dùng thủ thuật, thậm chí thủ đoạn ép doanh nghiệp đăng quảng cáo để nuôi sống mình.
“Bộ TT&TT năm 2018 sẽ tiếp tục rà soát lại tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí và các vi phạm của những tờ báo. Nếu không chấn chỉnh, chúng tôi buộc phải xử lý nghiêm hơn, trong đó cả rút giấy phép và đình bản.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân là những nạn nhân của các tờ báo này kiện ra tòa để đòi lại công bằng”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.
Bộ TT&TT: Năm 2017 xử phạt 55 cơ quan báo chí hơn 1 tỷ đồng
Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 diễn ra hôm nay tại TP.HCM.
" alt="Báo chí thổi lên ngọn lửa mà Bác Hồ, Đảng đã nhóm lên"/>