Đây là một bước đột phá lớn đối với việc thi hành luật,ôngtyIsraelkhoeđãcócôngcụmởkhóahầuhếtiPhonevàđiệnthoạlịch thi đâu ngoại hạng anh vốn đã từng đấu tranh với Apple trong quá khứ về việc mở khóa các thiết bị từ những đối tượng bị nghi ngờ là tội phạm. Nhưng nó cũng có thể tạo ra một vấn đề lớn về bảo mật cho khách hàng của Apple.
Theo Forbes, nhà cung cấp an ninh Cellebrite của Israel, được thuê bởi một số cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ - bao gồm FBI, cơ quan Nhập cư và Hải quan - để mở khóa các thiết bị di động. Khả năng phá khóa một trong những thiết bị iOS của Apple là chìa khóa cho các quan chức thực thi pháp luật, những người thường xuyên chỉ trích các công ty và những nhóm khác đối với vấn đề mã hóa dữ liệu riêng tư của họ.
Bài báo trích dẫn các nguồn không nêu rõ tên, cho biết Cellebrite đã nói với khách hàng rằng các kỹ sư của họ có khả năng phá bảo mật các thiết bị của Apple chạy iOS 11. iOS 11 là hệ điều hành của Apple có sẵn trên điện thoại thông minh iPhone X và iPhone 8 mới nhất vừa được phát hành vào tháng 9, cung cấp các tính năng mới được thiết kế để làm cho các chuyên gia pháp y khó khăn hơn trong việc xâm nhập vào iPhone.
Apple từ chối bình luận về câu chuyện.
Vẫn theo nguồn tin của Forbes, hãng Cellebrite không công bố chính thức những khả năng mới của mình, nhưng các đại diện bán hàng đã quảng cáo những tuyên bố này đến các quan chức thực thi pháp luật và các công ty pháp y tư nhân trên toàn cầu. Dù không cung cấp chi tiết cụ thể, công ty tuyên bố trong tài liệu tiếp thị của họ rằng họ có khả năng mở khóa hầu hết iPhone và thiết bị Android.
"Dịch vụ Mở khóa nâng cao của Cellebrite là giải pháp duy nhất của ngành công nghiệp mở nhiều loại khóa ảo phức tạp trong các thiết bị hàng đầu trên thị trường", các tài liệu tiếp thị của họ giới thiệu. Mặc dù Cellebrite tự hào về khả năng của riêng mình nhưng vẫn chưa rõ loại thông tin nào có thể trích xuất được từ các thiết bị iOS mới nhất.
Cellebrite từ chối bình luận về khả năng mới này của họ.
Thông tin này được đưa ra hai năm sau khi Apple xem xét hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ khi được yêu cầu đột nhập vào điện thoại của hai kẻ tình nghi là khủng bố trong một vụ bắn súng tại San Bernardino, California. Apple từ chối giúp mở khóa thiết bị và họ đã bị chính phủ đưa ra tòa. Một thẩm phán liên bang trong vụ kiện đã yêu cầu Apple phải tiến hành, nhưng trước khi buộc phải tuân theo lệnh tòa, FBI tuyên bố đã thành công trong việc mở khóa thiết bị với sự trợ giúp của bên thứ ba. Bên thứ ba đó được cho là Cellebrite.
FBI đã chi 900.000 USD cho vụ đột nhập điện tử này, là số tiền tốn kém cho một cuộc tìm kiếm để phát hiện ra những thông tin "không thực sự có ý nghĩa".
Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Apple và FBI có thể đã được rút ngắn, nó thúc đẩy thêm các cuộc tranh luận trong một cuộc chiến đang diễn ra về vấn đề bảo mật và sự riêng tư. Các công ty công nghệ và các tập đoàn kỹ thuật số cho rằng, việc mã hóa mạnh mẽ là cần thiết để dữ liệu chỉ có thể được đọc bởi đúng người, giúp giữ an toàn cho mọi người và bảo vệ sự riêng tư của họ. Còn cơ quan thực thi pháp luật cho rằng, họ không thể chống lại các tội phạm trừ khi họ có quyền truy cập thông tin trên các thiết bị di động.