Giải trí

Dịch sốt xuất huyết không còn diễn biến theo chu kỳ

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-01-17 03:00:18 我要评论(0)

Trong 2 ngày 26 và 27/9 tại TPHCM và Hà Nội,ịchsốtxuấthuyếtkhôngcòndiễnbiếntheochukỳnovak djokovic Vnovak djokovicnovak djokovic、、

Trong 2 ngày 26 và 27/9 tại TPHCM và Hà Nội,ịchsốtxuấthuyếtkhôngcòndiễnbiếntheochukỳnovak djokovic Viện Pasteur TPHCM và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết.

Theo đó, sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue lây truyền qua muỗi vằn. Bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng.

Bệnh lưu hành tại hơn 100 quốc gia, với khoảng 390 triệu ca nhiễm mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu tăng gấp 30 lần trong 50 năm do biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nhiều điều kiện thuận lợi cho di chuyển và lưu thông hàng hóa.

Theo WHO, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia hứng chịu hậu quả nghiêm trọng từ sốt xuất huyết. Các chuyên gia cảnh báo sốt xuất huyết dengue đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi không còn mang tính chu kỳ, có xu hướng mở rộng các vùng lưu hành dịch.

Nếu trước đó, trong giai đoạn 1980-2018, Việt Nam ghi nhận đỉnh dịch 10 năm một lần, thì riêng giai đoạn 2019-2023, Việt Nam trải qua 2 đỉnh dịch vào năm 2019 (với hơn 300.000 ca) và năm 2022 (361.813 ca).

Dịch sốt xuất huyết không còn diễn biến theo chu kỳ - 1

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM (Ảnh: K.M).

Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.

"Hơn nữa, nếu trước đây các ổ dịch thường tập trung tại khu vực miền Trung và Nam thì nay, sốt xuất huyết đã dần được ghi nhận ở miền Bắc. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vaccine", TS Trung nói.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép lưu hành và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết do Takeda sản xuất cho người từ 4 tuổi trở lên. Vaccine này đã được phê duyệt tại hơn 40 quốc gia, được tiêm dưới da dưới dạng liều 0,5 ml theo lịch trình hai liều (0 và 3 tháng).

Vaccine được kỳ vọng là một giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần toàn diện hóa chiến lược phòng chống sốt xuất huyết hiện nay.   

Dịch sốt xuất huyết không còn diễn biến theo chu kỳ - 2

GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Ảnh: K.L).

GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, cho biết thêm, việc đưa vaccine sốt xuất huyết Dengue vào sử dụng cùng các biện pháp dự phòng truyền thống như kiểm soát véc-tơ, phòng chống muỗi đốt và nâng cao nhận thức cộng đồng là một bước tiến quan trọng đối với công cuộc phòng chống sốt xuất huyết dengue.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, sốt xuất huyết không chỉ mang nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng như sốc, xuất huyết nặng, suy tạng hoặc tử vong mà còn đặt áp lực lên từng cá nhân, gia đình và hệ thống y tế.

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, bệnh tăng nặng khó đoán khiến việc điều trị đặc biệt khó khăn. Vì thế, chúng ta cần có một chiến lược phòng ngừa mạnh mẽ và chủ động hơn để giảm thiểu gánh nặng từ căn bệnh này.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Có mặt tại Techday 2024 ngày 14/11 ở TP HCM, ông Dennis Ang là lãnh đạo tiếp theo của Nvidia tới Việt Nam tham dự các sự kiện về AI thời gian qua, kể từ sau khi nhà sáng lập Jensen Huang đến vào tháng 12 năm ngoái. Khác với một năm trước, Nvidia ngày càng gia tăng hiện diện tại Việt Nam, đặc biệt sau sự hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, điển hình là FPT, trong việc xây dựng AI Factory ở Việt Nam hồi tháng 4 và mới nhất là nhà máy AI tại Nhật Bản hôm 13/11.

Lý giải về sự sự cần thiết của nhà máy AI, Giám đốc kinh doanh doanh nghiệp của Nvidia khu vực ASEAN, Australia và New Zealand, dẫn câu chuyện về lịch sử của hãng, khi khởi điểm từ việc làm ra bộ xử lý đồ họa GPU phục vụ cho game, sau đó dần trở thành công cụ cho nhiều lĩnh vực khác, trong đó có AI. Trong quá trình đó, tốc độ xử lý GPU đã tăng một triệu lần trong 10 năm và dự báo tăng thêm 10.000 lần trong 5 năm tiếp theo.

Cùng với đó, ứng dụng của AI tạo sinh ngày càng phát triển trong mọi lĩnh vực như y tế, sản xuất, kinh doanh. Theo đại diện Nvidia, những điều này cho thấy thế giới đang đứng trước một cơ hội lớn khi các tiến bộ về AI tạo sinh, năng lực tính toán bằng GPU ngày càng tăng, và là tiền đề cho một cuộc cách mạng công nghiệp mới.

"Khi nói về cuộc cách mạng công nghiệp mới, sẽ cần một nhà máy mới. Đó là lý do chúng ta có thuật ngữ AI Factory", ông Ang lý giải.

Ông Dennis Ang, Giám đốc cấp cao mảng Kinh doanh doanh nghiệp tại ASEAN, Australia và New Zealand của Nvidia. Ảnh: Thanh Tùng" alt="Sếp Nvidia nói lý do Việt Nam cần AI Factory" width="90" height="59"/>

Sếp Nvidia nói lý do Việt Nam cần AI Factory

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tặng sách cho các cán bộ công nhân viên của Bộ trong ngày gặp gỡ đầu năm mới 2023. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngành Xuất bản, In và Phát hành (sau đây sẽ gọi tắt là ngành Xuất bản) là một ngành lớn. Vừa chính trị, vừa văn hoá, vừa kinh tế. Chính trị là giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng. Văn hoá là qua sách để lưu trữ, tích luỹ và bồi đắp các giá trị Việt Nam. Xuất bản, In và Phát hành là lĩnh vực kinh tế với quy mô trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm và đang tiếp tục tăng trưởng, với 57 nhà xuất bản, hàng ngàn cơ sở in, phát hành và hàng trăm ngàn lao động.

Xuất bản, In và Phát hành còn là ngành kỹ thuật, công nghệ. Các công nghệ mới nhất của các cuộc CMCN đều được ứng dụng đầu tiên là vào ngành Xuất bản. Và đặc biệt là công nghệ số của CMCN 4.0 sẽ không chỉ được ứng dụng mà còn làm thay đổi căn bản cách sáng tạo ra sản phẩm, cách sản xuất, phương tiện truyền tải và phân phối của ngành Xuất bản.

Nói chuyện với ChatGPT có phải đọc sách không? Nếu câu trả lời là “có” thì chúng ta sẽ đưa sách lên môi trường mạng nhiều hơn.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Người Việt Nam không đọc ít đi mà đang đọc nhiều hơn. Nhưng họ có nhiều cách đọc hơn. Thí dụ với sự xuất hiện của ChatGPT, chúng ta hỏi những vấn đề quan tâm rồi đọc câu trả lời. Trong những câu trả lời của ChatGPT chắc chắn là có tri thức từ sách. Vậy câu hỏi là, chúng ta nói chuyện với ChatGPT có phải đọc sách không? Câu trả lời “có” hay “không” sẽ quyết định cách chúng ta ứng xử với các cách đọc mới. Nếu câu trả lời là “có” thì chúng ta sẽ đưa sách lên môi trường mạng nhiều hơn, và khi đó, ChatGPT như một người giới thiệu sách thay vì là người tiêu diệt sách.

Thấy một ý tưởng hay khi trò chuyện với ChatGPT ta có thể hỏi quyển sách nào liên quan để đọc sâu hơn. Và rất có thể là do ta đưa thông tin của sách lên mạng mà người ta sẽ biết đến sách và đọc sách nhiều hơn. Báo chí lúc đầu cũng ngại đưa các bài báo hoặc một phần bài báo của mình lên các nền tảng số vì sợ sẽ không còn ai vào báo đọc nữa. Nhưng câu chuyện lại ngược lại, trên 50% người đọc báo điện tử hiện nay là vào từ các nền tảng số, khi họ đọc trên nền tảng, hoặc chia sẻ nhau về bài báo rồi quan tâm và vào đọc bài báo gốc.

Câu chuyện thành công của Twitter và TikTok là rất đáng suy ngẫm. Facebook bài viết dài đến hàng ngàn chữ và thành công. Nhưng Twitter chỉ cho phép mỗi chia sẻ vài chục chữ và cũng thành công. YouTube thì mỗi video có thể hàng giờ và thành công. Nhưng Tik Tok ngược lại, mỗi video vài phút và cũng thành công. Và gần đây, chúng ta thấy thế hệ trẻ thay vì xem phim thì xem nhiều các video tóm tắt phim.

Trong một thế giới quá nhiều thông tin cái ngắn lên ngôi. Cái ngắn có cái hay là cô đọng, thông điệp là rõ ràng, và đặc biệt là tiết kiệm thời gian. Cái ngắn rồi sẽ dẫn đến cái dài. Không nên sợ cái ngắn sẽ thay cái dài. Con người lướt nhanh cái ngắn, dừng lại ở cái quan tâm, đọc hết cái ngắn và bước sau đó có thể là đến cái dài. Nên coi cái ngắn và cái dài là trong một hệ sinh thái bổ trợ nhau. Nếu tiếp cận theo cách này thì cái mới và cái cũ là một sự hợp tác thay vì tiêu diệt nhau.

Nếu có phiên bản sách tóm tắt, số trang giảm đi 10 - 20 lần, mỗi người Việt Nam mỗi năm sẽ đọc nhiều quyển sách hơn.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Sách có thể làm như vậy không? Nếu có phiên bản sách tóm tắt, số trang giảm đi 10-20 lần, mỗi người Việt Nam mỗi năm sẽ đọc nhiều quyển sách hơn, mặc dù là phiên bản tóm tắt với các tri thức và tư tưởng chính. Tri thức của người Việt Nam vì thế mà tăng lên đáng kể. Và rồi số người đọc sách nguyên bản cũng vì thế mà tăng lên. Phiên bản ngắn có thể do chính tác giải viết. Phiên bản ngắn cũng có thể do nhà xuất bản làm.

AI có thể giúp chúng ta tóm tắt sách theo yêu cầu, chất lượng chắc cũng được 80-90%, người biên tập làm thêm 10-20% còn lại. Vậy là câu chuyện tóm tắt sách cũng dễ đi, làm nhanh hơn với sự trợ giúp của công nghệ. Làm xuất bản bây giờ là làm ra nhiều phiên bản của sách phù hợp với mỗi loại nền tảng. Báo chí đã đa nền tảng thì sách bây giờ cũng phải chuyển đổi đa nền tảng.

Vậy là nghề xuất bản bây giờ không chỉ còn là làm nội dung mà còn là làm công nghệ. Ít thì cũng 30% nhân lực của xuất bản phải là công nghệ. Nhà xuất bản có thể tự làm công nghệ hoặc hợp tác. Cái gì dễ thì làm, cái gì khó thì hợp tác. Bởi vì, cái gì dễ với mình chắc ít ai làm được, cái gì khó với mình ngoài kia sẽ có người làm rất dễ.

Sáng 21/4, tại Phố Sách Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Sở TT&TT Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiện Sách cho bạn, cho tôi. Các bạn trẻ thích thú đến chọn lựa cuốn sách yêu thích. Ảnh: Nhật Sinh

Thời CĐS một quyển sách ra đời là phải nghĩ ngay đến các phiên bản của nó, phiên bản trên Facebook, Youtube là thế nào, phiên bản trên TikTok, Zalo, phiên bản để Google tìm kiếm là gì, và rồi phiên bản để ChatGPT đưa vào hệ tri thức của nó ra sao, phiên bản tóm tắt, phiên bản điện tử đầy đủ, phiên bản hoạt hình, phiên bản nhắn tin trên di động, phiên bản dưới dạng các câu trích dẫn ngắn để khai sáng, gây cảm hứng tư duy, phiên bản âm thanh, rồi cả phiên bản in đẹp và cao cấp...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng cuốn sách "Đô thị thông minh, tương lai xán lạn" cho Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Trần Văn Thắng sau buổi làm việc với Hải Dương ngày 31/3. Ảnh: Lê Anh Dũng

Quyển sách vẫn là quyển sách, nhưng vô vạn hình tướng. Vô vạn hình tướng là cách để sách đến được hàng triệu người. Một quyển sách in có thể tiếp cận chỉ hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người, nhưng hình tướng ngắn gọn và đa nền tảng của nó có thể tới được hàng triệu người, và nhiều hơn thế nữa, và vì thế mà giá trị của nó cũng tăng lên. Không nên ngại vô vạn hình tướng vì con người có xu thế tìm đến cái gốc khi thực sự quan tâm. Và đó là tương lai của sách. Nhưng để vô vạn hình tướng và đa nền tảng chỉ có công nghệ, nhất là công nghệ số, mới có thể giúp được. Vậy là sách bây giờ có thể đi xa hơn trước đây rất nhiều. Tương lai của sách là sáng lạn, nếu nhìn dưới góc nhìn này.

Đưa sách lên một nền tảng số thì không chỉ là giới thiệu sách mà còn có thể là một phiên bản thu tiền, hoặc một phiên bản miễn phí nhưng vì view cao mà có nguồn thu từ quảng cáo. Vậy là cách để thu tiền từ sách cũng sẽ rất đa dạng.

Đưa sách lên môi trường số thì có vấn đề bản quyền số. Đây là trách nhiệm của quản lý nhà nước, của Bộ TT&TT. Cục Xuất bản, In và Phát hành phải coi việc xây dựng thể chế số cho ngành Xuất bản là ưu tiên hàng đầu.

Xây dựng một nền tảng số làm sách cho các nhà xuất bản, cung cấp các công cụ tự động và thông minh cho người làm sách, từ khâu sáng tác, biên tập, sản xuất, giới thiệu  truyền thông và phân phối đa nền tảng, làm ra nhiều phiên bản đa hình tướng của sách, rồi đến thu thập phản hồi của người đọc, tương tác với người đọc, rồi người đọc cũng tham gia vào các công đoạn của sách, phân tích dữ liệu để phục vụ riêng từng khách hàng theo hướng đối tượng, phân tích dữ liệu để phát hiện xu thế... Một nền tảng số mở sẽ thu hút được nhiều nguồn lực để làm sách, có thể là vô hạn. Vậy hãy mở cái “box” của mình. Hợp tác, đặc biệt là hợp tác với các công ty công nghệ số, là lời giải chính cho ngành Xuất bản.

Muốn đổi mới, muốn tái tạo thường phải tìm về gốc.

Gốc của sách là phương tiện truyền tải. Có các phương tiện truyền tải mới trên môi trường số thì nên dùng. Gốc của viết sách là sáng tạo ra tri thức. Bây giờ có thêm các cách mới để sáng tạo ra tri thức, có công cụ để nhiều người hơn có thể sáng tạo và lan toả tri thức. Nhà xuất bản có thể trở thành một nền tảng cung cấp công cụ cho nhiều người viết sách.

Nhiều quốc gia có giờ đọc trong trường phổ thôngBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Gốc để phát triển sách, phát triển xuất bản là có người đọc, có nhiều người đọc. Tức là có thị trường. Vậy hãy bắt tay vào khuyến đọc. Nhiều quốc gia có giờ đọc trong trường phổ thông. Những người có uy tín, chính trị gia, doanh nhân, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng hãy đọc sách và tham gia giới thiệu sách. Lập lại chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” trên truyền hình, trên báo.

Xuất bản cũng là kinh doanh. Kinh doanh phải có thương hiệu. Thương hiệu được tạo nên bởi sự khác biệt. Chúng ta có nhiều nhà xuất bản, mỗi nhà xuất bản phải có thương hiệu của riêng mình để không lẫn với các nhà xuất bản khác. Nếu tất cả các nhà xuất bản giống nhau chắc chỉ cần một nhà xuất bản.

Các nhà mạng viễn thông có thể giúp xuất bản, giúp sách Việt Nam bằng cách mỗi tuần chuyển miễn phí một tin nhắn tới người dân về sách không?Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Kinh doanh cần giới thiệu, quảng bá. Các nhà sách đang “nghèo” sẽ thật khó khăn trong quảng bá. Các nhà mạng viễn thông Việt Nam có thể giúp xuất bản Việt Nam, giúp sách Việt Nam bằng cách mỗi tuần chuyển miễn phí một tin nhắn tới người dân về sách không? Hành động này có thể nhỏ nhưng với sách lại là quá lớn.

Chuyển đổi số ngành xuất bản và chung tay Việt Nam cho sách Việt Nam là lời giải của chúng ta.

Sách muốn tái sinh vẫn phải đi con đường Việt Nam - tức là dân tộc hoá, vẫn phải hiện đại hoá bằng công nghệ số, vẫn phải đại chúng hoá thông qua đa nền tảng.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

" alt="Sách và văn hoá đọc thời chuyển đổi số" width="90" height="59"/>

Sách và văn hoá đọc thời chuyển đổi số

{keywords}Janis Carter dành nhiều năm để chăm sóc Lucy.

“Cô ấy muốn tôi chải chuốt cho cô ấy”, Janis nói. “Đó là một khoảnh khắc rất đặc biệt đối với tôi”.

Khi Janis vào trong lồng của Lucy, cặp đôi bắt đầu nói chuyện bằng ngôn ngữ ký hiệu. Lucy biết 120 ký hiệu, được ngủ trên giường và có thể phục vụ trà cho khách.

Nhưng rồi Lucy sớm trở nên quá lớn đối với ngôi nhà.

Khi nhà khoa học Maurice và vợ là Jane quyết định gửi Lucy về môi trường sống tự nhiên của nó ở Gambia vào năm 1977, Janis quyết định đi theo.

Quá trình này dự kiến ​​sẽ mất vài tuần nhưng cuối cùng Janis đã ở lại tới 6 năm.

Đầu tiên Lucy sống trong khu bảo tồn thiên nhiên Abuko, nhưng do khó thích nghi với lối sống mới ở đây, Lucy được chuyển đến một hòn đảo xa xôi không người ở vào tháng 5/1979. Janis cũng quyết định đi cùng.

Vì sự an toàn của bản thân trước những con báo và hà mã địa phương, cô đã ngủ trong lồng cùng với Lucy và 8 con tinh tinh khác. Mặc dù không có điện hay nước sinh hoạt, chỉ nhận được thư 6 tháng một lần, nhưng Janis đã ở lại hơn 6 năm.

Khi đó, việc buộc phải quyết định có nên rời xa người bạn của mình hay không đột nhiên khiến cô “nhận ra tình cảm sâu sắc của tôi dành cho Lucy”.

{keywords}

Lucy biết 120 ký hiệu, được ngủ trên giường và có thể phục vụ trà cho khách.

 

Không được đào tạo, Janis cho biết cô đã học thông qua quá trình “thử và sai”.

Cô đã bỏ lại bạn trai và sự nghiệp giáo viên ở đằng sau. Đó đều là những quyết định thực sự khó khăn.

 “Tôi đã tự nghĩ ‘Chúa ơi tôi đang làm gì thế này?’ Tôi hoàn toàn đơn độc. Nhưng những chú tinh tinh đáp ứng được tất cả những nhu cầu giao tiếp xã hội mà tôi cần”.

“Lucy và tôi thân thiết hơn. Cảm xúc của tôi dành cho Dash (một con tinh tinh khác) giống như là mẹ dành cho con. Tôi không biết liệu mình có bao giờ trở thành một con tinh tinh hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng tính cách và xu hướng văn hóa của chúng tôi đều gặp nhau ở một số điểm”.

Sự cô đơn ngày càng tăng lên và có giai đoạn Janis suy sụp. Nhưng cô xác định vẫn còn nhiều việc phải làm nếu không Lucy “không thể sống sót” một mình trong thế giới hoang dã.

“Cô ấy phải hòa nhập với môi trường của những chú tinh tinh nhưng lại muốn tôi đáp ứng mọi nhu cầu tình cảm của cô ấy. Vì vậy, tôi đã phải rút lui để cô ấy cảm thấy trống rỗng đến mức cô ấy sẽ tìm đối tượng khác để đáp ứng những nhu cầu đó”.

Và điều này có vẻ hiệu quả.

{keywords}
Jane Temerlin và Lucy trong ngày sinh nhật đầu tiên của Lucy.

Nhiều tháng sau, Dash xuất hiện và nó đã khiến Janis quyết định rời đi.

“Tôi là trưởng nhóm, nhưng Dash là con đực lớn tuổi nhất. Vì vậy không thể tránh khỏi việc nó sẽ tiếp quản công việc mà tôi đang làm. Dash lao vào tôi… tóm lấy chân tôi và kéo tôi đi khắp nơi”.

Một năm sau, Janis quay lại địa điểm này một lần nữa để ôm Lucy.

“Nhưng rồi cô ấy chỉ đứng dậy và quay lại với những con tinh tinh khác”, Janis kể lại.

“Rất khó khăn trong suốt một thời gian dài, vì tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cô ấy sẽ rời xa tôi. Nhưng Lucy cuối cùng đã làm được. Đó là điều mà tất cả chúng tôi đều mong muốn”.

Lucy qua đời sau đó 1 năm, vào năm 1987, nhưng Janis vẫn ở lại vùng này.

Hiện có một khu bảo tồn tinh tinh trên các hòn đảo của Gambia, nơi có 140 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng được đi lại tự do.

{keywords}
Janis và Lucy ôm nhau.

Xem thêm video: Tinh tinh xổng chuồng, tấn công người 

Đăng Dương(Theo Mirror)

Đại gia chi tiền mua đảo hoang, vào rừng 'trú ẩn' để chống dịch Covid-19

Đại gia chi tiền mua đảo hoang, vào rừng 'trú ẩn' để chống dịch Covid-19

Để tránh nhiễm Covid-19, có những người nhiều tiền sẵn sàng mua đảo không có người ở hoặc vùng đất ở bên sườn núi tạo dựng cuộc sống riêng.

" alt="Người phụ nữ sống trong rừng 6 năm để dạy tinh tinh sống hoang dã" width="90" height="59"/>

Người phụ nữ sống trong rừng 6 năm để dạy tinh tinh sống hoang dã