Thể thao

Sau gian lận thi cử THPT quốc gia, 5 nút thắt cần phải gỡ ngay

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-25 23:30:30 我要评论(0)

Một kỳ thi THPT quốc gia 2018,ậnthicửTHPTquốcgianútthắtcầnphảigỡlịch âm vạn niên hàng trăm bài thi đlịch âm vạn niênlịch âm vạn niên、、

Một kỳ thi THPT quốc gia 2018,ậnthicửTHPTquốcgianútthắtcầnphảigỡlịch âm vạn niên hàng trăm bài thi được nâng điểm để vào các trường đại học tốp trên, 3 vụ án tại 3 địa phương đã bị khởi tố, hàng chục cán bộ giáo dục bị bắt giam, hàng trăm sinh viên nhập học rồi bị trả lại địa phương, danh sách phụ huynh có chức quyền mua điểm ngày một đông. Chưa bao giờ, sự học trở nên xấu xí, lòng tin xã hội bị chà đạp phũ phàng như vậy.

Việc gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Không bàn về khía cạnh đạo đức xã hội, ở khía cạnh quản lý cũng có nhiều nguyên nhân. Như người ta nói: “Ai buộc chuông thì người đó sẽ cởi chuông”, “muốn gỡ dây phải tìm người buộc dây”.

Ai buộc dây, đã buộc ra sao, và nên cởi như thế nào?

Từ "2 chung" sang "3 trong 1"

Tháng 11/2013, Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam nêu rõ: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học... Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học”.

{ keywords}
Gian lận điểm thi ở Hà Giang


Tháng 6/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 44/NQ-CP về Chương trình hành động  thực hiện Nghị quyết 29, trong đó nêu rõ “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập”.

Tháng 7/2014, Bộ GD-ĐT công bố quyết định 2653/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch hành động triển khai chương trình trên, nêu rằng sẽ “Thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia để triển khai việc đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học; tiến tới tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh cao đẳng, đại học”.

Tháng 2/2015, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức thi THPT quốc gia, thay thế cho các quy chế thi tốt nghiệp phổ thông trước đó, nêu rõ (điều 2): thi THPT quốc gia nhằm 3 mục đích:

(1) Lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT;
(2) Cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông;
(3) Cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Từ năm 2015, cuộc thi THPT quốc gia - một kỳ thi đa mục tiêu "3 trong 1" - bắt đầu được thực hiện, thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học "2 chung" trước đó.

Cụm thi: 4 năm thay đổi 3 lần

Khái niệm “cụm thi” – là nơi sẽ tổ chức trông thi, chấm thi cho thí sinh trong 4 năm 2015-2018 được thay đổi 3 lần.

Năm 2015: Mỗi cụm thi đại học (thí sinh dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển sinh ĐH, CĐ) phục vụ cho việc thi cử của ít nhất 2 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và do các trường đại học chủ trì, còn các cụm thi tốt nghiệp (chỉ để xét tốt nghiệp) thì thi trong cụm do Sở GD-ĐT chủ trì. Trong năm 2015, có tất cả 38 cụm thi đại học và 65 cụm thi tốt nghiệp. Nhiều thí sinh từ tỉnh này phải sang tỉnh khác để thi.

Năm 2016, sửa đổi đáng lưu ý là quy định mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức cụm thi đại học do trường đại học chủ trì, và cụm thi tốt nghiệp do sở GDĐT chủ trì. Năm 2016 có tất cả 70 cụm thi đại học và 50 cụm thi tốt nghiệp.

{ keywords}
Nâng điểm thi ở Sơn La


Năm 2017, thông tư mới về thi THPT quốc gia thay thế cho quy định của năm 2015. Một thay đổi lớn về thi THPT quốc gia trong thông tư 04/2017 là quy định “mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do-sở-GDĐT-chủ-trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh”. Các trường đại học tham gia với vai trò phối hợp, không còn vai trò chủ trì như các năm 2015, 2016 nữa.

Năm 2018 các cụm thi được tổ chức giống như 2017.

Sai sót "chết người" ở đây là mặc dù đã quyết định thi THPT quốc gia là kỳ thi đa mục tiêu vừa để xét tốt nghiệp vừa để làm căn cứ tuyển sinh đại học, mặc dù đã quyết định tổ chức thi tại địa phương để giảm nhẹ tốn kém đi lại của thí sinh, nhưng lại giao cho địa phương chủ trì.

Mâu thuẫn lợi ích giữa các địa phương (muốn con em quê hương mình vào được các trường đại học tốt) và các trường đại học (tuyển được đầu vào có chất lượng tốt) làm cho tiêu cực có đất để nở hoa kết trái (mầm thì đã thể hiện qua phong trào "2 không" năm 2007 khi xiết chặt thi cử và tỷ lệ thi tốt nghiệp ngay lập tức giảm mạnh).

Được giao cho chủ trì, và vì lợi ích cục bộ, tiêu cực tại địa phương đã nảy sinh và không phải chỉ một nơi. Quy định giao cho địa phương chủ trì đã để "lửa gần rơm" từ 2016, và 2018 thì bén. Mà có khi bén ngay từ 2017...

Gỡ dây: 5 nút thắt

Gỡ 1: Trung tâm Khảo thí

Nghị quyết 44/2014/NQ-CP của Chính phủ đã nêu rõ cần "thành lập các Trung tâm Khảo thí độc lập" (mục II.4.a). Kế hoạch hành động được ban hành theo Quyết định 2653/2014/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT cũng nêu cần "thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia" (mục II.4.c). Trong QĐ 2653 cũng chỉ rõ cần xây dựng và thực hiện "Đề án đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng" và "Đề án đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo".

Đề án đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2018-2020 đã được ban hành theo quyết định 1475/QĐ-BGDĐT ngày 17/4/2018 (và đã được Bộ GDĐT thu hồi sau đó 1 tháng) cũng không nhắc đến việc thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập, mà chỉ nhắc đến việc xây dựng 25 trung tâm thi vệ tinh để từ 2021 thí sinh thi trên máy tính.

5 năm đã trôi qua và việc thành lập các Trung tâm Khảo thí chưa được thực hiện, còn Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục cũng đã được đổi tên, bỏ đi chữ Khảo thí và Kiểm định, với tên mới là Cục Quản lý Chất lượng. Kiểm định được giao cho các trung tâm kiểm định đã được thành lập, còn Khảo thí giao về đâu?

Nếu như có các trung tâm khảo thí đủ mạnh, tổ chức các kỳ thi độc lập đánh giá năng lực kiểu như "SAT Vietnam" - để cho các trường đại học cao đẳng dựa vào đó để tuyển sinh, thì kỳ thi chung (3 trong 1) không còn cần thiết. Mỗi năm có cả triệu thí sinh Việt Nam học xong phổ thông, cứ tính là 50% có nhu cầu vào đại học cao đẳng, mỗi thí sinh thi 3-4 môn, thi 1-2 lần - cứ tính là thi tất cả là 5 lần đi - sẽ là 2.5 triệu lượt thi/năm. Nếu thu 2 USD/lượt thì (khoảng 50 ngàn đồng/lượt), thì mỗi năm SAT Vietnam có doanh thu 5 triệu USD. Đủ lớn để PPP (BOT) nếu nhà nước muốn nắm, hoặc tốt hơn là thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập với nhà nước. Việc này cần phải được làm ngay...

Gỡ 2: Thi THPT

Việc thay đổi nền giáo dục "vị-thi-cử" sang giáo dục "vị-giáo-dục" không thể ngày một ngày hai, khi nhiều thầy cô thấy hẫng hụt khi bỏ thi THPT - mất đi động cơ quan trọng của việc dạy của thầy cô và việc học của học sinh hiện nay.

Việc thi THPT còn nhằm một mục tiêu rất quan trọng là cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở các địa phương.

Chẳng hạn nếu chỉ dựa vào kết quả thi THPT quốc gia thì tỷ lệ tốt nghiệp của Sơn La, Hà Giang mấy năm qua không quá 20% - và cần phải có động thái của địa phương và của trung ương để hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tại các địa phương này.

Cho nên nói thẳng luôn: khi không thi thì mất động lực dạy và học, khi bệnh thành tích tại địa phương vẫn còn, khi chất lượng giáo dục phổ thông các địa phương còn quá khác biệt, nhiều địa phương là vùng trũng giáo dục - thì vẫn phải có một kỳ thi tốt nghiệp mang tính quốc gia.

Gỡ 3: Giải quyết xung đột lợi ích

Khi vẫn còn những trường đại học (mà là nhiều trường Top) sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển đại học, khi tỷ lệ tốt nghiệp gần 98% - tức tốt nghiệp THPT không quá khó, thì với thí sinh và phụ huynh, với địa phương, kỳ thi THPT quốc gia mang tầm quan trọng của một kỳ thi đại học.

Để tránh xung đột lợi ích, không thể để cho địa phương chủ trì việc chấm thi. Trông thi vẫn nên tổ chức tại địa phương để thuận lợi cho thí sinh, và với việc thi trắc nghiệm, trong phòng thi mỗi thí sinh một đề, có thêm cán bộ trông thi từ các trường đại học, lắp camera trong phòng thi... thì tạm yên tâm về khâu trông thi.

Việc chấm thi cần do Bộ GD-ĐT chủ trì, tổ chức chấm thi tập trung dựa trên dữ liệu bài thi được quét chuyển về Bộ ngay khi thi xong. Kỳ thi năm 2019 sắp tời mới chỉ tăng cường vai trò tổ chức của các trường đại học, còn vẫn chấm thi tại địa phương - nút thắt này chưa được gỡ.

Gỡ 4: Giảm nhẹ

Dù sao thì tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm vẫn trên 95%. Với Luật Giáo dục hiện nay, vẫn có thể áp dụng cơ chế đặc cách công nhận tốt nghiệp cho một tỷ lệ thí sinh nhất định, chỉ tổ chức thi cho số thí sinh còn lại.

Nếu chỉ để xét tốt nghiệp thì có thể đặc cách miễn thi rất nhiều, nhưng để có số liệu làm cơ sở đánh giá chất lượng giáo dục tại địa phương thì số thí sinh dự thi phải đủ lớn.

Đề nghị là cho các địa phương xét đặc cách xét tốt nghiệp cho 30% thí sinh khá giỏi tính từ trên xuống tại địa phương mình, còn 70% vẫn thi THPT quốc gia. Như vậy vẫn còn động cơ dạy và học, giảm bớt đi được 30% số thí sinh thi cử - tức khoảng 300 ngàn thí sinh 1 năm, và vẫn đủ số liệu để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông tại các địa phương.

Gỡ 5: Tự chủ tuyển sinh đại học

Mục 4 mà gỡ xong thì buộc các trường đại học phải tăng cường tự chủ tuyển sinh, vì 30% số thí sinh khá giỏi không có điểm thi THPT Quốc gia.

Đây là một cú hích tăng tính vận động của các trường đại học ngay cả khi chưa có Trung tâm Khảo thí SAT Vietnam.

Giống bố mẹ muốn con cái tự chủ, thì một trong những việc đầu tiên là không nấu cơm cho chúng sẵn có mà ăn nữa...

Lê Trường Tùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT)

Giữ kỳ thi THPT nhưng không quy định quy mô tổ chức

Giữ kỳ thi THPT nhưng không quy định quy mô tổ chức

Đó là một trong những nội dung được đề cập trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trong cuộc họp khẩn sáng nay tại Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin: Việt Nam hiện có một số trường hợp có biểu hiện nghi ngờ lây nhiễm virus corona. Những trường hợp này đều đã được theo dõi, điều trị ở các cơ sở y tế theo quy trình rất nghiêm ngặt của ngành y tế.

Trong số đó, có 2 trường hợp qua xét nghiệm ban đầu của Việt Nam (Viện Pasteur TPHCM) được kết luận dương tính. 2 trường hợp này cha con ruột người Trung Quốc, đều đến từ Vũ Hán, đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tuy nhiên, kết luận trên mới chỉ là ban đầu bởi theo đại diện của Tổ chức Y tế thế giới, đây là dịch mới, chưa có mẫu thử chuẩn.

{keywords}
Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi ban đầu phát hiện 2 ca dương tính virus corona

Ngoài ra, có 2 trường hợp ở phía Bắc nghi mắc virus corona hiện đã có kết luận âm tính. Một số trường hợp khác tiếp tục được theo dõi, xét nghiệm và sẽ công bố kết quả chính thức trên tinh thần minh bạch.

Hiện nay, thế giới khuyến cáo mức lây nhiễm của bệnh viêm phổi cấp do nCoV ở mức độ hạn chế. Tuy nhiên, do Việt Nam có biên giới sát với Trung Quốc, lượng người Trung đến Việt Nam giao lưu thương mại, du lịch rất đông, nước ta hiện đặt mức độ này cao hơn, tức là ở mức lây nhiễm.

Phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo: Tới đây, các cơ quan liên quan cần tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế, chỉ đạo của Phó thủ tướng chính phủ ngày 16/1 và công điện của Thủ tướng chính phủ ngày 23/1.

{keywords}
 
{keywords}
Cuộc họp khẩn của Bộ Y tế sáng nay dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Thứ nhất, tất cả các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo vệ bác sĩ, nhân viên điều trị trong các cơ sở y tế, tuyệt đối không để lây từ người bệnh sang đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế. Thứ hai, thực hiện ngay bước khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu, tiến hành theo dõi nghiêm ngặt tất cả các trường hợp có sốt, có triệu chứng viêm phổi cấp, đặc biệt là những người đến từ các vùng có dịch hoặc đã tiếp xúc với những người đến từ vùng có dịch.

Ngày hôm qua 23/1, Việt Nam công bố không làm thủ tục, không chấp nhận chuyến bay từ tất cả các sân bay Việt Nam đi 2 địa điểm Vũ Hán, Hoàng Cương của Trung Quốc và ngược lại. Nếu phía Trung Quốc tiếp tục công bố các trung tâm dịch mới, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện cấm chuyến bay tương tự.

Phó thủ tướng cũng khuyến cáo: Công dân Việt Nam hết sức hạn chế đi đến những nơi có nguy cơ dịch.

Hôm nay, Việt Nam bắt đầu kích hoạt chính thức trung tâm khẩn cấp của Bộ Y tế ứng phó với dịch. Phó thủ tướng chỉ đạo: Tất cả các quy trình cần làm nghiêm ngặt, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới. Toàn bộ hệ thống phải hết sức cảnh giác, kiên quyết không để dịch lây lan; đồng thời thông tin đầy đủ, chính xác với cộng đồng về mức độ bệnh ở các nước cũng như ở Việt Nam; thông tin về quá trình lây nhiễm, mức độ lây nhiễm và các biện pháp khuyến nghị để người dân sinh hoạt bình thường nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

“Không vì bất cứ lý do gì làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch”, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Nguyễn Liên

Phát hiện 2 ca dương tính virus corona đầu tiên tại Việt Nam

Phát hiện 2 ca dương tính virus corona đầu tiên tại Việt Nam

- Tối 23/1, Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận có 2 trường hợp dương tính với virus corona, đang được cách ly đặc biệt hai lớp tại bệnh viện này.  

" alt="Việt Nam kích hoạt Trung tâm khẩn cấp ứng phó với dịch viêm phổi do virus corona" width="90" height="59"/>

Việt Nam kích hoạt Trung tâm khẩn cấp ứng phó với dịch viêm phổi do virus corona

{keywords}Một concept Galaxy Note 20

Thiết bị được phát hiện trong danh sách Geekbench có số model Samsung SM-N986U. Nhưng tại sao nó được dự đoán là Galaxy Note 20+? Bởi vì Max Weinbach (nguồn tin rò rỉ chính xác về Samsung Galaxy S20) từ diễn đàn XDA Developers đã đăng một tweet xác nhận có đến bốn bản dựng cho Samsung Galaxy Note 20 Plus bao gồm: N986USQU0ATC5, N986USQU0ATC7, N986USQU9AT9.

Theo các thông tin có được từ Geekbench, Galaxy Note 20 Plus đã đạt điểm 985 trong thử nghiệm lõi đơn và 3.220 trong thử nghiệm đa lõi. Geekbench cũng xác nhận rằng Samsung Galaxy Note 20+ sẽ cài hệ điều hành Android 10 mới nhất và giao diện người dùng One UI.

{keywords}
Cấu hình Galaxy Note 20 Plus 5G lộ trên Geekbench

Ngoài ra, Galaxy Note 20 Plus được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 865 lõi 8 tốc độ 1.80 GHz, RAM 8 GB. Tuy nhiên, chắc chắn Note 20 sẽ có các biến thể RAM khác. Điều hiển nhiên là Note 20+ sẽ hỗ trợ mạng 5G.

Phần còn lại của các thông số kỹ thuật bao gồm màn hình, camera,... vẫn chưa được tiết lộ. Thông tin rò rỉ về Galaxy Note 20 Plus chắc chắn sẽ rò rỉ nhiều hơn trong thời gian tới, trước thời điểm flagship của Samsung ra mắt dự kiến vào tháng 8/2020.

Hải Nguyên (theo Mysmartprice)

Lộ thiết kế Galaxy Note 20 sắp ra mắt

Lộ thiết kế Galaxy Note 20 sắp ra mắt

Samsung dự kiến sẽ ra mắt chiếc smartphone hàng đầu khác vào nửa cuối năm nay. Thiết bị này là sản phẩm kế nhiệm Galaxy Note 10.

" alt="Lộ cấu hình Galaxy Note 20 Plus 5G" width="90" height="59"/>

Lộ cấu hình Galaxy Note 20 Plus 5G