Ông Mã Thế Anh,ìmtácphẩmđồhoạxuấtsắccácnướctrongkhốlịch mc Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho rằng, cuộc thi giúp họa sĩ Việt Nam và các nước ASEAN giao lưu, trao đổi, giới thiệu những thành tựu mới về sáng tác; khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng với sự phát triển của nền mỹ thuật ở khu vực ASEAN.
Hoạ sĩ Trịnh Tuân cho rằng, hoạt động về tranh đồ hoạ ở Việt Nam chưa có nhiều. Ông đánh giá: "Nếu cộng tất cả kỹ thuật cũng như máy in ấn từ các trường, cơ sở đào tạo về đồ hoạ ở Việt Nam cũng chỉ bằng một xưởng nhỏ của một trường mỹ thuật tỉnh lẻ ở Thái Lan".
Vì thế, qua sự kiện này, theo ông Tuân, các hoạ sĩ của Việt Nam sẽ đánh giá được mình đang ở vị trí nào trong khu vực; Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng có cái nhìn tổng thể về kỹ thuật tranh đồ hoạ của Việt Nam đang cũ kỹ, lạc hậu ra sao.
Cuộc thi và triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEANdành cho công dân các nước ASEAN. Tác phẩm dự thi thuộc thể loại: Tranh in nổi, tranh in lõm, tranh in phẳng, tranh in xuyên, tranh in độc bản, tranh in đa chiều và tranh in các kỹ thuật khác.
Tác phẩm được sáng tác từ năm 2020 đến nay, có nội dung về cuộc sống, con người, phong cảnh thiên nhiên, đất nước hòa bình, đoàn kết, hợp tác, hữu nghị và những vấn đề của cuộc sống đương đại. Mỗi tác giả được gửi tham gia tối đa 3 tác phẩm.
Giải thưởng gồm: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 7 giải Khuyến khích.
Nghệ sĩ Việt cần có tư duy sáng tạo để sánh vai với mỹ thuật đương đại thế giớiHoạ sĩ Đặng Xuân Hoà cho rằng, để cùng sánh vai với mỹ thuật đương đại của thế giới và các nước trong khu vực, nghệ sĩ Việt cần phải có tư duy sáng tạo mới mẻ, hiện đại, mang phong cách, cá tính riêng.