当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Farul vs Botosani, 23h00 ngày 28/7: Cửa trên thắng thế 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng
TIN BÀI KHÁC
Băn khoăn chuyện giữ sinh viên giỏi ở lại làm giảng viên
Tại hội thảo, ông Nguyễn Phú Chiến, Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ băn khoăn về giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay.
Ông Chiến cho rằng, hiện giảng viên của các trường đại học, cao đẳng ngành sư phạm đa số là sinh viên có thành tích học tập giỏi được giữ lại trường để giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa có nhiều trải nghiệm dạy học thực tiễn ở bậc phổ thông, thậm chí là rất ít.
“Các giảng viên này sau đó sẽ đào tạo các giáo viên tương lai từ mầm non đến đại học. Như vậy liệu có đảm bảo giữa lý thuyết và thực tiễn hay không?”, ông Chiến đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Phú Chiến, Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng |
Từng là nghiên cứu sinh và làm việc tại một trường đại học ở Nhật Bản, ông Chiến chia sẻ hầu hết các trường đại học đều không giữ sinh viên tốt nghiệp giỏi ở lại để làm giảng viên ngay. Họ yêu cầu nếu muốn trở thành giảng viên phải có đủ thời gian giảng dạy và làm việc ở các trường, rồi mới quay trở lại.
"Vậy nên chăng các giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng ngành sư phạm ở Việt Nam cần có đủ trải nghiệm làm giáo viên ở trường phổ thông một cách thực thụ và đúng nghĩa trước khi trở thành giảng viên đại học sư phạm thay vì chỉ kiến tập, thực tập khoảng 8 tuần trước khi tốt nghiệp đại học như hiện nay”, ông Chiến nói.
“Hiện, một số trường đã cho sinh viên vừa học vừa thực nghiệm nhưng theo quan sát của tôi chủ yếu cũng theo kiểu "giáo viên mời" và chưa thể tham gia đầy đủ các hoạt động, không được thường xuyên đứng lớp nên kinh nghiệm chắc chắn sẽ không đủ.
Do đó, khi đi dạy, giảng viên khá yếu ở kinh nghiệm thực tiễn, đa phần là lý thuyết suông.
“Các sinh viên giỏi được giữ lại làm giảng viên thường sau đó cũng sẽ tham gia dạy phổ thông dưới dạng giáo viên thỉnh giảng, chỉ đến và đảm nhiệm một số công việc liên quan đến giảng dạy. Còn toàn bộ các hoạt động của trường phổ thông thì các giáo viên thỉnh giảng không thể tham gia đầy đủ, việc này vẫn rất khác với giáo viên cơ hữu”, ông Chiến nói.
Cũng theo ông Chiến, mỗi sinh viên sư phạm dù đều có quãng thời gian kiến tập cũng như thực tập trước khi tốt nghiệp nhưng là hơi ít (kiến tập 2 tuần, thực tập 6 tuần).
“Khoảng thời gian này, các sinh viên dạy được nhiều thì 8 tiết, còn ít thì 6 tiết tùy theo môn mình thực tập. Theo tôi thời gian như vậy là quá ít, chưa đủ để sinh viên trau dồi kinh nghiệm và trải nghiệm”.
Cần giống mô hình đào tạo ngành Y
Ông Chiến đề xuất ngoài xây dựng các trường thực hành trực thuộc, trường sư phạm cần liên kết với các trường phổ thông tốt hơn để ngoài những giờ lên lớp hằng ngày, sinh viên buộc phải tham gia vào quá trình giảng dạy thường xuyên, giống như mô hình các trường đào tạo ngành y.
“Như vậy sinh viên sẽ thường xuyên được trải nghiệm thực tế và quay trở lại cũng phục vụ tốt hơn cho việc học trên giảng đường", ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, hiện nay, một số trường cũng đã nghĩ đến điều này, như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng có cơ sở thực hành là THCS và THPT Nguyễn Tất Thành hay Trường ĐH Giáo dục có Trường THPT Khoa học Giáo dục.
“Tuy nhiên, số lượng sinh viên rất nhiều trong khi trường thực hành thì rất ít. Như vậy, ngoài các cơ sở của riêng mình, các trường này vẫn cần liên kết các trường phổ thông khác”.
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng cần đào tạo giáo viên giống như ngành y.
Ông Báo cũng cho rằng việc sinh viên chỉ được kiến tập, thực tập thời gian ngắn là khiếm khuyết trong đào tạo ngành sư phạm. Ông cho rằng, không chỉ những sinh viên được giữ lại làm giảng viên mà cả sinh viên sẽ đi dạy ở các trường phổ thông cũng cần được trải nghiệm thực tế đủ nhiều.
Để có giáo viên giỏi, khi đào tạo, các sinh viên sư phạm cũng phải được đắm mình trong môi trường phổ thông trong suốt 4 năm đại học, giống việc đào tạo bác sĩ ở trường Y để ra trường không bị bỡ ngỡ.
"Trường Sư phạm phải thiết kế chương trình đào tạo sao cho sinh viên được sớm tiếp cận với các trường phổ thông. Ngay cả khi dạy khoa học cơ bản năm nhất thì giảng viên sư phạm có thể yêu cầu sinh viên liên hệ kiến thức được học với việc dạy kiến thức đó ở trường phổ thông để các em vừa tiếp thu kiến thức, vừa chuẩn bị cho quá trình giảng dạy sau này", ông Báo nói.
Cùng đó, phải thay đổi cấu trúc kế hoạch đào tạo để sinh viên lúc xuống trường phổ thông, lúc về giảng đường giống như sinh viên ngành y.
"Chúng ta phải dạy lý thuyết trong thực hành và dạy thực hành để học lý thuyết. Ví dụ ngành y, dạy học về một bệnh thì sinh viên sẽ được trực tiếp đến bệnh viện thăm khám, tìm hiểu bệnh lý và cách điều trị ra sao…Thực hành luôn đặt ra tình huống cho lý thuyết, lý thuyết soi sáng cho thực hành", ông Báo nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hùng |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, giáo dục đại học cần quan tâm đến sự thay đổi trong cách tiếp cận ở giáo dục phổ thông.
“Trước kia chúng ta lấy nội dung, kiến thức làm chính bởi người thầy là kho tàng, là tài sản tri thức. Nhưng, với tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay thì vai trò của người thầy phải thay đổi. Chúng ta không chỉ coi học sinh, sinh viên là trung tâm mà cần phải coi là chủ thể của quá trình học tập. Nếu chúng ta chỉ coi học sinh là trung tâm thì việc dạy sẽ hướng vào học sinh, sinh viên. Còn nếu coi học sinh, sinh viên là chủ thể thì thực sự đây là quá trình “dạy là phụ, học là chính” việc học của học sinh, sinh viên mới là chính. Chúng ta muốn đổi mới cách dạy của giáo viên phổ thông thì ngay trong trường sư phạm phải áp dụng các biện pháp dạy học mới trong đào tạo học viên”.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
" alt="Đề xuất đào tạo sinh viên sư phạm như đào tạo bác sĩ"/>Nhận định, soi kèo Le Havre vs Lens, 21h00 ngày 12/1: Bóng tối bao trùm
Tuy nhiên, điều điên rồ đã xảy ra: Barcakhông ký hợp đồng mới với đội trưởng lẫy lừng của họ, khiến số 10 phải khăn gói rời Nou Camp trong nước mắt vào hè năm ngoái.
Thực tế, Messiđã gây rúng động cả làng bóng thế giới với bản ‘burofax’ yêu cầu được ra đi vào năm 2020, được cho bởi những mâu thuẫn với Jose Bartomeu, khi đó còn làm Chủ tịch CLB.
Giờ đây, tờ El Mundo tiết lộ, trước khi đòi đi thì Messi đã có 9 yêu cầu gây sốc để gia hạn hợp đồng, nhưng rốt cuộc đôi bên đã không thể đạt thỏa thuận bởi Bartomeu từ chối 2/9 yêu cầu của M10.
Cụ thể các yêu cầu gây choáng của Messi như sau:
1. Gia hạn thêm 3 năm, đến 2023.
2. Hộp ngồi riêng ở Nou Camp cho gia đình anh và Luis Suarez.
3. Tiền thưởng ký gia hạn là 10 triệu euro
4. Lương cố định (đồng ý cắt giảm lương trong thời gian dịch Covid-19): giảm 20% lương cố định mùa 2020/21, thu hồi 10% lương vào 2021/22 và thêm 10% trong mùa 2022/23 với lãi suất 3%/năm.
5. Điều khoản giải phóng hợp đồng là… 10.000 euro (con số trong hợp đồng cũ được cho là 700 triệu euro).
6. Máy bay riêng cho cả gia đình về Argentina dịp lễ Giáng sinh
7. Bù chênh lệch nếu tăng thuế: Messi muốn nhận mức lương ròng cố định nên trường hợp Chính phủ Tây Ban Nha có tăng thuế thì anh muốn Barca phải trả khoản chênh lệch này.
8. Gia hạn hợp đồng của trợ lý riêng, Pepe Costa, có thời hạn thêm 3 năm như của Messi.
9. Hoa hồng cho Rodrigo Messi (anh trai) trong thương vụ gia hạn hợp đồng này.
Bartomeu đã đồng ý hết các yêu cầu của Messi, ngoại trừ yêu cầu hạ điều khoản giải phóng xuống chỉ còn 10.000 euro cũng như phần thưởng 10 triệu euro – ông muốn điều này tùy thuộc vào việc Barca có hồi phục được sau Covid-19 hay không.
Có suy đoán rằng, Messi cố tình đưa ra những yêu cầu ‘điên rồ’ để làm khó Bartomeu, gây sức ép để ông phải ra đi. Còn ở đàm phán sau đó với Chủ tịch Joan Laporta, chắc chắn các yêu cầu của Messi ở lại Barca sẽ rất khác.
" alt="Messi bị rò rỉ yêu cầu gia hạn hợp đồng gây sốc"/>Tuy nhiên, hi vọng nhen trở lại, bởi trong trận thua trước Scotland vào đêm 8/9, Filip Nguyễn chỉ ngồi dự bị, có nghĩa vẩn có thể quay lại chọn tuyển Việt Nam nếu muốn, dựa theo luật của FIFA.
Hi vọng này thêm lớn khi cầu thủ mang 2 dòng máu Việt – Czech khó có cơ hội ra sân ở các trận đấu kế tiếp bởi vị trí người gác đền không dễ thay đổi chỉ sau một thất bại và người bắt chính là Mandous mắc lỗi trong bàn thua đầu.
Filip Nguyễn còn nguyên vẹn cơ hội quay trở lại khoác áo tuyển Việt Nam |
2. Sau gần 30 năm, kể từ thời điểm quay trở lại hội nhập với bóng đá quốc tế, bóng đá Việt đã chào đón rất nhiều các cầu thủ sinh sống, trưởng thành ở nước ngoài nhưng có gốc gác Việt Nam quay trở về.
Thế nhưng, trong hàng chục trường hợp tìm về nguồn cội ấy đến lúc này mới chỉ có Đặng Văn Lâm, Mạc Hồng Quân đủ sức khoác áo tuyển Việt Nam, còn lại đều là... hàng thải (dù được đánh giá rất cao, giới thiệu có tiềm năng...) hoặc không đủ điều kiện dù năng lực rất cao như Lee Nguyễn chẳng hạn.
Ngay cả một số cầu thủ đang trụ lại ở V-League như Martin Lò, Adriano Schmidt, Tiêu Exal... nếu đánh giá một cách công bằng dường như cũng không hơn gì (nếu chẳng muốn nói kém) so với các cầu thủ trưởng thành ở Việt Nam, dù cũng được ngợi ca rất nhiều.
3. Có thể thấy, không phải cầu thủ Việt kiều nào cũng xuất sắc, hoặc đủ năng lực phục vụ tuyển Việt Nam. Thế nên, việc Filip Nguyễn lựa chọn khoác áo tuyển Czech về cơ bản cũng chẳng có gì phải quá bận tâm, khi chuyên môn cũng mới... nghe nói, hay qua băng hình là chính.
nhưng chắc chắn tuyển Việt Nam không phải thiên đường với các cầu thủ Việt kiều, khi mới chỉ chứng kiến một vài trường hợp thành công như Văn Lâm chẳng hạn |
Cụ thể hơn nữa, nguồn cầu thủ Việt kiều chắc chắn không phải là sự kỳ vọng hay nền tảng cho sự phát triển của cả nền bóng đá hay thành công ở một giai đoạn nào đó. Và cái gốc suy cho cùng vẫn nằm ở hệ thống đào tạo trẻ, giải VĐQG... tức tự cường mà thôi, thay vì chờ vào nguồn lực từ nước ngoài.
Tất nhiên, nói như thế không hẳn bóng đá hay tuyển Quốc gia bỏ qua nguồn lực từ các cầu thủ có gốc gác Việt Nam. Nhưng đến lúc này chúng ta cần những người có chất lượng đồng thời khao khát phục vụ thực sự hơn là... đánh tiếng quay về khi nhìn thấy thành công từ Đặng Văn Lâm, Mạc Hồng Quân.
Duy Nguyễn
" alt="Tuyển Việt Nam đón cầu thủ Việt kiều, khó có Đặng Văn Lâm thứ 2"/>Tuyển Việt Nam đón cầu thủ Việt kiều, khó có Đặng Văn Lâm thứ 2