Chỉ tiêu xét tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử giảm dẫn tới tính cạnh tranh cao được xem là nguyên nhân khiến ngành Sư phạm Lịch sử những năm gần đây có điểm chuẩn cao nhất nhì các trường đào tạo giáo viên.
Chẳng hạn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 được giao 919 chỉ tiêu, giảm hơn 1.700 chỉ tiêu so với trường công bố. Trong đó, ngành Sư phạm Lịch sử bị cắt giảm hơn một nửa, chỉ còn tuyển 20 chỉ tiêu.
Hay tại ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Lạt, chỉ tiêu cho ngành Sư phạm Lịch sử cũng là 20 – thấp nhất trong các ngành.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng ngành này vốn có chỉ tiêu ít nhưng số lượng thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đông. Ví dụ trong khi năm vừa qua, có đến 16 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia đăng ký vào ngành này, do đó số chỉ tiêu còn lại cho các phương thức khác ít đi.
Mặc dù điểm chuẩn vào ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay cao trên 28 nhưng theo PGS Sơn, điểm chuẩn vào ngành học này cũng chỉ tương tự so với năm ngoái.
Theo các chuyên gia, điểm chuẩn cao còn đến từ việc thí sinh dần có sự quan tâm, dành sự yêu thích cho ngành Lịch sử. Chẳng hạn tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, bên cạnh ngành Sư phạm Lịch sử, ngành Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế) cũng có điểm chuẩn tăng tới 6,75 điểm so với năm ngoái.
Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 cao nhất là 28Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2023 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT." alt=""/>Điểm chuẩn năm 2023 cao chót vót, ngành Sư phạm Lịch sử ‘lên ngôi’NSND Thu Hà sinh năm 1969, từng là biểu tượng nhan sắc trên màn ảnh Việt thập niên 1990. Tên tuổi của nữ diễn viên gắn liền với bộ phim 'Lá ngọc cành vàng' và đây cũng là biệt danh đi cùng với NSND Thu Hà đến nay.
Dù đã 52 tuổi nhưng NSND Thu Hà vẫn giữ được nhan sắc trẻ trung ngỡ ngàng. |
Năm nay, NSND Thu Hà trở lại truyền hình đầy ấn tượng với vai Bạch Cúc trong phim 'Hướng dương ngược nắng'. Khác với hình ảnh nhẹ nhàng, năng động ngoài đời, NSND Thu Hà đã hóa thân xuất sắc vẻ sắc sảo, nhiều mưu mô của bà Bạch Cúc. |
"Tôi chơi cùng đám bạn bè rất trẻ trung, không doanh nhân như Bạch Cúc trong 'Hướng dương ngược nắng' đâu. Đi chơi tôi toàn mặc quần jeans, áo trắng đóng thùng chứ dấu ấn của năm tháng đường gân thớ thịt thì không thể tránh khỏi được. Tôi không dao kéo nhưng có chăm sóc thường xuyên", NSND Thu Hà nói về phong cách đời thường trẻ trung của mình. |
Vai diễn Bạch Cúc đã giúp NSND Thu Hà ghi tên trong top 5 đề cử "Diễn viên nữ ấn tượng" của VTV Awards 2021. |
Hình ảnh trẻ trung, sành điệu của NSND Thu Hà. |
"Nhiều khi tôi cứ bị áp lực vì hình ảnh của mình lúc còn trẻ. Bản thân tôi cứ vô tư sống nhưng mỗi lần xuất hiện một nếp nhăn, đám bạn thân cũng băn khoăn nói gì đến khán giả đã yêu quý mình thấy mình thay đổi. Tuy nhiên cũng rất nhiều người nói tôi trẻ hơn tuổi. Tôi không có bí quyết gì cả ngoài việc vô tư sống", NSND Thu Hà lý giải vì sao chị mãi trẻ đẹp với VietNamNet. |
Ở tuổi 52, NSND Thu Hà không quá quan tâm đến sự nổi tiếng mà muốn dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình: "Tôi biết rằng nghề nghiệp rất quan trọng, cho mình sự nổi tiếng, cơm áo gạo tiền. Nhưng tôi là một người phụ nữ, một người làm mẹ. Tôi muốn mỗi sớm mai thức dậy được đồng hành cùng con, được chứng kiến con khôn lớn mỗi ngày". |
NSND Thu Hà cho biết một trong những bí quyết khiến cô duy trì vóc dáng cân đối chính là rất chăm đạp xe mỗi tối khi Hà Nội chưa giãn cách. |
Clip NSND Thu Hà trẻ trung đạp xe:
Phương Linh
Ảnh: FBNV
NSND Thu Hà, Trung Hiếu, các NSƯT Đức Trung, Phạm Cường, Võ Hoài Nam, Thu Hạnh cùng Tú Oanh đồng loạt quay lại đóng phim truyền hình sau nhiều năm vắng bóng.
" alt=""/>Tuổi 52, NSND Thu Hà vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàngĐể ứng tuyển vào các công ty công nghệ với mức lương tốt tại Singapore, sinh viên cần nắm chắc kiến thức chuyên môn, trang bị cho bản thân khả năng học hỏi và hòa nhập với môi trường. Theo thống kê của PayScale, mức lương của sinh viên tốt nghiệp làm CNTT khoảng 72.062 SGD/năm (1,2 tỷ đồng).
Các vị trí như chuyên viên phân tích và quản lý dự án ngành CNTT lên đến 74.733–77.441 SGD/năm (hơn 1,3 tỷ đồng).
Canada
Canada là trụ sở của một số công ty CNTT hàng đầu thế giới, bao gồm Shopify, BlackBerry, OpenText và Hootsuite. Với Internet tốc độ cao và cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, Canada được xếp vào top 10 quốc gia theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh kỹ thuật số toàn cầu 2022.
Mức lương trung bình của nhân viên ngành CNTT tại Canada khoảng 76.000 CAD/năm (1,3 tỷ đồng). Những người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao có thể nhận mức lương lên đến 105.000 CAD/năm (1,6 tỷ đồng).
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT tại Canada có thể ứng tuyển vào các vị trí sau: Lập trình máy tính, Lập trình ứng dụng, Chuyên gia phân tính và tư vấn hệ thống thông tin, Nhân viên kiểm tra và thử nghiệm phần mềm, Nhân viên thiết kế website, Kỹ thuật viên mạng,...
Theo chính phủ Canada, việc làm trong ngành CNTT được dự đoán sẽ tăng 2,3% đến năm 2026, tạo ra khoảng 216.000 việc làm mới mỗi năm.
Australia
Australia là trụ sở của một số công ty công nghệ hàng đầu như Atlassian, Canva và Freelancer. Chính phủ nước này đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, như mạng băng thông rộng quốc gia (NBN) và cải thiện khả năng truy cập Internet tốc độ cao trên toàn quốc.
Mức lương của nhân viên CNTT ở Australia khoảng 99.893 AUD/năm (1,5 tỷ đồng). Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc mới bắt đầu vị trí mức lương khoảng 75.059 AUD/năm (1,1 tỷ đồng). Người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành này lương có thể lên đến 135.526 AUD/năm (2,1 tỷ đồng).
Cụ thể: Lập trình viên lương 80.000 AUD/năm (1,2 tỷ đồng); Kỹ sư phần mềm lương 100.000 AUD/năm (1,5 tỷ đồng); Nhân viên quản trị hệ thống lương 83.000 AUD/năm (1,2 tỷ đồng); Nhân viên phân tích dữ liệu lương 72.000 AUD/năm (1,1 tỷ đồng); Chuyên viên kỹ thuật CNTT lương 81.000 AUD/năm (1,2 tỷ đồng).
Anh
Theo Glassdoor, mức lương trung bình mỗi năm của nhân viên CNTT là 47.151 GBP/năm (1,4 tỷ đồng). Đối với một số vị trí cấp cao mức lương lên đến 67.000 GBP/năm (2 tỷ đồng). Tỷ lệ việc làm trong ngành CNTT của Anh ở mức cao.
Anh là quốc gia có mức độ số hóa cao, đầu tư mạnh vào công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối và an ninh mạng. Một số công ty công nghệ hàng đầu bao gồm: Microsoft, Amazon, Google và IBM.
Đức
Mức lương của nhân viên ngành CNTT ở Đức khá cao. Một số vị trí được trả lương cao nhất bao gồm phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu. Theo PayScale, mức lương trung bình của kỹ sư phần mềm nước này khoảng 50.641 EUR/năm (1,3 tỷ đồng), nhà khoa học dữ liệu lương 55.919 EUR/năm (1,4 tỷ đồng).
Tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực CNTT ở Đức cao. Theo báo cáo của Cơ quan Việc làm Liên bang Đức, CNTT là lĩnh vực phát triển nhanh nhất tại quốc gia này. Một số công ty công nghệ lớn nhất nước này bao gồm: SAP, Siemens, Deutsche Telekom và Rocket Internet .
Pháp
Lĩnh vực CNTT ở Pháp tập trung tại các thành phố lớn như: Paris, Lyon và Toulouse - nơi chuyên phát triển phần mềm, web và phân tích dữ liệu. Capgemini, Atos, Dassault Systèmes và Ubisoft là một số công ty công nghệ lớn tại Pháp.
Mức lương trung bình của kỹ sư phần mềm ở Pháp là 42.854 FRF/năm (1,1 tỷ đồng), tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí. Mức lương đối với các nhà khoa học dữ liệu hoặc chuyên gia an ninh mạng sẽ cao hơn.
Pháp được coi là một trong những quốc gia kỹ thuật số tiên tiến nhất ở châu Âu. Chính phủ Pháp đã triển khai một số sáng kiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, bao gồm đầu tư vào mạng băng thông rộng tốc độ cao và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
Nhật Bản
Sony, Panasonic, Fujitsu, Toshiba, Hitachi và NEC là những tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản. Đất nước này được biết đến với trình độ phát triển công nghệ cao, dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực như robot, tự động hóa và điện tử.
Mức lương hàng năm của nhân viên CNTT ở Nhật Bản khoảng 51.127 JPY (1,3 tỷ đồng). Ngành công nghệ phát triển cao giúp Nhật Bản trở thành quốc gia hàng đầu về việc làm CNTT năm 2023.
Hàng chục nghìn tỷ 'tồn' trong quỹ phát triển khoa học công nghệTheo khảo sát của UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, chỉ 0,02% doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tỷ lệ giải ngân chưa đạt được 40%, hàng chục nghìn tỷ vẫn “tồn” trong quỹ." alt=""/>9 quốc gia có mức lương ngành công nghệ cao nhất thế giới