Theđãsaochépnhữnggìtrongsựkiệnvừtin tuc the thao 24ho SEA Mashable, Apple luôn được giới công nghệ đề cao như một nhà cải cách. Công ty đã phát minh ra dòng điện thoại iPhone, iMac và iPad Pro... tạo ra một hệ sinh thái được người dùng tin tưởng.
Mới đây, công ty ra mắt dòng iMac mới với nhiều tùy chọn màu sắc và iPad Pro 2021. Cả 2 dòng sản phẩm đều được trang bị chip M1. Tuy nhiên, trong sự kiện Spring Loaded gần đây, SEA Mashable phát hiện "táo khuyết" bắt chước sản phẩm của một số công ty khác.
AirTag có cách thức hoạt động giống Tile, một thiết bị theo dõi đồ vật bằng Bluetooth. |
AirTag là một thiết bị cảm biến Bluetooth có thể gắn vào đồ vật như chìa khóa hay điều khiển. Người dùng có thể tìm thấy đồ vật bằng ứng dụng FindMy hoặc âm thanh phát ra từ chúng.
Theo SEA Mashable, cách thức hoạt động của AirTag tương tự Tile, một thiết bị theo dõi bằng Bluetooth do công ty cùng tên sản xuất. Tile đã hợp tác với nhiều công ty khác, bao gồm cả FitBit.
Ưu điểm của AirTag là kết nối tốt với các sản phẩm Apple. Giống AirPods, chúng có thể tự động kết nối với điện thoại. AirTag cũng hoạt động trên tất cả thiết bị có ứng dụng FindMy, do đó người dùng có thể theo dõi chúng cùng lúc.
Chiếc iPad Pro được giới thiệu trong sự kiện Spring Loaded sở hữu một tính năng tương tự thiết bị chat video của Facebook là Portal. Thiết bị này ra mắt vào năm 2018, được tăng cường bởi camera, có khả năng thu phóng tự động và theo dõi chuyển động của mọi người.
Tương tự Portal, tính năng trên iPad Pro 2021 được gọi là Center Stage với ống kính siêu rộng và công nghệ cảm biến chuyển động. Camera sẽ nhận diện người dùng và giữ họ ở chế độ xem trung tâm. Khi người dùng di chuyển xung quanh khi đang gọi video, camera sẽ tự động xoay để luôn giữ người dùng trong tầm nhìn.
Theo Apple, tính năng này giúp cho các cuộc gọi video, Zoom hoặc quay phim chất lượng hơn. Trước đó, Amazon đã từng đưa tính năng này lên Echo Show 10 2020.
Tính năng Center Stage trên iPad Pro 2021 tương tự với thiết bị Portal của Facebook. Ảnh: Apple. |
Patreon là hình mẫu tiên phong cho phép người hâm mộ hoặc người ủng hộ tài trợ thường xuyên cho những người sáng tạo, nghệ sĩ hay bất kỳ ai mà họ mến mộ. Để hồi đáp, các nhà sáng tạo đôi khi tặng cho người bảo trợ của họ quyền truy cập đặc biệt vào nội dung hoặc các đặc quyền khác.
Nhờ đó Patreon đã thành công trong lĩnh vực podcast. Có thể nói, thành công của Patreon đã tạo cảm hứng cho Apple giới thiệu "Apple Podcast Subscriptions".
Giờ đây, thay vì sử dụng dịch vụ của Patreon, người hâm mộ có thể trực tiếp "đăng ký" trên ứng dụng Apple Podcasts, nơi các podcaster có thể phát hành nội dung dành riêng cho fan của mình.
Trong sự kiện 20/4, CEO Tim Cook đã nhắc nhiều đến Ted Lasso khi giới thiệu Apple TV+ vì vị huấn luyện viên bóng đá người Mỹ vụng về nhưng ấm áp này sẽ quay trở lại trong Season 2 mùa hè năm nay.
Tuy vậy, Ted Lasso đã từng là nhân vật quảng bá cho NBC trước đó. Năm 2013-2014, NBC đã phát hành các tiểu phẩm thương mại mở rộng với sự góp mặt của Jason Sudeikis trong vai Ted Lasso để quảng bá giải Ngoại hạng Anh sắp ra mắt trên mạng.
(Theo Zing)
Hacker tuyên bố nắm được bí mật của Apple
Một nhóm tin tặc tuyên bố có trong tay thông tin mật về các sản phẩm chưa được ra mắt của Apple.