Nhận ra nguy cơ một số kẻ xấu có thể lợi dụng khả năng của SIM ghép mới để thực hiện các hành vi lừa đảo, bán iPhone Lock được câu SIM ghép vào bên trong với mức giá của máy quốc tế, chúng tôi đã ngay lập tức cảnh báo người tiêu dùng khi mua iPhone quốc tế.
Nay, có vẻ như nguy cơ trên đã trở thành sự thật. Thời gian gần đây, chúng tôi liên tục nhận được thông tin về sự xuất hiện của những chiếc iPhone Lock "giả dạng" iPhone quốc tế từ cả người dùng lẫn một vài chủ shop uy tín phát hiện ra. Các trường hợp này vẫn có hình thức quen thuộc là giấu SIM ghép ở trong và câu dây vào các điểm kết nối ở ổ SIM.
Hình thức câu SIM ghép cũng đang ngày càng trở nên tinh vi hơn. Theo một chủ cửa hàng, nếu như khách hàng không được trang bị đầy đủ kiến thức và chỉ kiểm tra sơ bộ, rất khó để có thể phát hiện những chiếc iPhone "quốc tế" giả dạng này. Để có thể kiểm tra chính xác, cách đảm bảo nhất là mở máy và tháo mainboard ra - một điều mà không phải cửa hàng nào cũng sẵn sàng cho phép người dùng làm.
Hiện tại, mức giá chênh lệch giữa một chiếc iPhone Lock và iPhone Quốc tế là khoảng 2-3 triệu đồng, tùy theo đời máy. Trong khi đó, giá cho một chiếc SIM ghép biến iPhone Lock thành Quốc tế trên thị trường hiện nay chỉ khoảng 100-150 nghìn đồng. Bằng thủ đoạn trên, kẻ xấu có thể thu về khoản lãi hàng triệu đồng trên mỗi máy.
Chính vì chiêu trò ngày càng trở nên phức tạp, người dùng cần hết sức cẩn trọng khi mua iPhone Quốc tế và chỉ nên "chọn mặt gửi vàng" tại các cửa hàng uy tín lâu năm.
Theo GenK
" alt=""/>Đúng như dự đoán, đã xuất hiện iPhone Lock giả dạng quốc tế trên thị trường nhờ SIM ghép thần thánhTheo thông tin từ Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác phòng ngừa đấu tranh với tội phạm ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, công an thành phố Hà Nội đã ứng dụng CNTT xây dựng hệ thống phần mềm tích hợp dữ liệu thông tin tội phạm, công tác nghiệp vụ như bắt giữ, quản lý sưu tra, người nghiện, đối tượng bán lẻ, đối tượng trọng điểm, biểu đồ số liệu... phục vụ công tác tra cứu thông tin, công tác chỉ huy.
Phần mềm là bước cải tiến đột phá quan trọng giúp công tác lưu trữ, xử lý số liệu, đánh giá phân tích một cách khoa học thực trạng tình hình của tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn Hà Nội theo từng tháng, từng năm, theo từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện và thành phố.
Từ đó, có đánh giá toàn diện so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp giải quyết phù hợp, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý trên toàn Thành phố.
Theo đó, tất cả số đối tượng bị bắt giữ liên quan đến ma tuý trên địa bàn thành phố đều được cập nhật vào phầm mềm để quản lý theo dõi, như dữ liệu chi tiết về thông tin cá nhân của đối tượng; thông tin về địa điểm bắt, đơn vị bắt giữ, xử lý, vật chứng thu giữ...
" alt=""/>Hà Nội dùng phần mềm giám sát người nghiện, tội phạm ma tuýNhà phân tích số liệu Christopher Wylie đã chính thức bị Facebook khóa tài khoản cá nhân khi anh đưa ra "báo cáo xấu" về mạng xã hội này vào thứ 7 vừa qua.
Nguyên nhân vụ việc là do Wylie đã đưa ra báo cáo lên các tờ The Observer và New York Times để mô tả 50 triệu hồ sơ người dùng Facebook bị "thao túng" để phục vụ cho mục đích tranh cử của Tổng thống Trump như thế nào. Sau khi bị khóa tài khoản cá nhân, Wylie đã chụp ảnh màn hình để đăng lên Twitter bày tở "bức xúc" của mình hôm Chủ nhật qua:
"Đã bị treo giò bởi Facebook. Chỉ vì một việc họ đã "âm thầm" biết từ 2 năm qua?"
" alt=""/>Bị tố cáo, Facebook xóa luôn tài khoản người dùng?